Tiếng Trung đã ngày càng trở nên phổ biến nhiều hơn, trở thành lựa chọn ngôn ngữ thứ hai để học sau tiếng Anh. Các phương pháp học tiếng Trung cũng vì thế mà xuất hiện ngày càng nhiều với nhiều các biến thể muôn hình vạn trạng, khiến cho các bạn mới học tiếng Trung trở nên bối rối không biết lựa chọn phương pháp nào. Chính vì vậy, bài viết sau đây của STUDY4 sẽ giới thiệu cho bạn một phương pháp học tiếng Trung phổ biến và cực hiệu quả nhằm giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong con đường chinh phục tiếng Trung nhé!
I. Tiếng Trung nhúng là gì?
Tiếng Trung nhúng là một phương pháp học ngôn ngữ (tiếng Trung) dựa trên việc tạo ra môi trường học tập tự nhiên và liên tục, giúp người học tiếp xúc với tiếng Trung một cách toàn diện. Thay vì chỉ học qua sách vở hay tiếp thu kiến thức tại lớp học truyền thống, người học sẽ được "nhúng" vào môi trường tiếng Trung thông qua việc nghe, nói, đọc và viết hàng ngày. Điều này tương tự như cách trẻ em học tiếng mẹ đẻ: trước tiên, trẻ nghe và nói thông qua giao tiếp với người thân, sau đó mới học đọc và viết khi đến trường.
Tiếng Trung nhúng là gì?
Phương pháp này không chỉ giúp người học tiếp thu từ vựng và ngữ pháp một cách tự nhiên mà còn phát triển khả năng phản xạ ngôn ngữ, giúp họ sử dụng tiếng Trung một cách lưu loát hơn trong các tình huống thực tế.
Ví dụ, một người học tiếng Trung theo phương pháp này có thể thường xuyên xem phim, nghe nhạc hoặc tham gia các câu lạc bộ giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Trung. Qua quá trình này, họ sẽ dần dần hiểu và sử dụng tiếng Trung một cách bản năng, tương tự như cách họ sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp hàng ngày.
II. Tại sao gọi là tiếng Trung nhúng?
Có thể bạn sẽ thắc mắc, vậy tại sao gọi là tiếng Trung “nhúng” chứ không phải là từ khác? Thực chất, từ “nhúng” trong cụm tiếng Trung nhúng bao gồm rất nhiều ý nghĩa đặc biệt về phương pháp này.
1. “Nhúng” là gì?
Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa của từ “nhúng”. Trong đời sống hàng ngày, "nhúng" có thể hiểu là hành động đưa một vật vào trong một chất lỏng, thường là để làm ướt hoặc ngâm. Ví dụ, ta hay sử dụng cụm từ "nhúng bánh vào sữa" có nghĩa là nhúng một miếng bánh vào ly sữa để nó thấm sữa.
Còn nếu xét trong ngữ cảnh ngôn ngữ học và giáo dục, từ "nhúng" thường được hiểu là việc đặt một người hoặc vật vào trong một môi trường nào đó để họ có thể tiếp xúc và hấp thụ những yếu tố trong môi trường đó.
Vậy nếu xét ví dụ bằng cụm "tiếng Trung nhúng", ta hiểu "nhúng" có nghĩa là đặt người học vào một môi trường hoàn toàn bằng tiếng Trung, giúp họ tiếp xúc liên tục với ngôn ngữ này và dần “hấp thụ” tiếng Trung.
Tại sao gọi là tiếng Trung nhúng?
2. Tại sao gọi là tiếng Trung nhúng?
Từ định nghĩa từ “nhúng” ở trên, ta có thể đi tới kết luận về cụm từ này như sau:
Phương pháp này được gọi là tiếng Trung nhúng vì nó này nhấn mạnh việc "nhúng" người học vào một môi trường hoàn toàn bằng tiếng Trung, giúp họ đắm mình trong ngôn ngữ này một cách tự nhiên và liên tục.
Khác với các phương pháp học truyền thống, nơi người học thường phải dịch nghĩa từ tiếng Việt sang tiếng Trung, phương pháp này không yêu cầu dịch nghĩa mà khuyến khích người học hiểu và sử dụng ngôn ngữ thông qua các tình huống, hình ảnh và ngữ cảnh thực tế. Điều này giúp người học phát triển khả năng phản xạ ngôn ngữ một cách tự nhiên, không cần phải suy nghĩ hoặc dịch trước khi nói.
Ví dụ, trong một lớp học tiếng Trung nhúng, học viên có thể được tham gia vào các hoạt động như xem video, tham gia thảo luận nhóm hoặc chơi trò chơi hoàn toàn bằng tiếng Trung. Qua quá trình này, họ dần dần quen thuộc với cách sử dụng từ ngữ và cấu trúc câu trong tiếng Trung mà không cần phải dịch qua tiếng Việt, giúp họ trở nên lưu loát và tự tin hơn khi giao tiếp.
III. Đặc điểm tiếng Trung nhúng
Vậy đặc điểm của phương pháp tiếng Trung nhúng cụ thể bao gồm những gì? Có nhiều cách “nhúng”, tuy nhiên dưới đây STUDY4 sẽ chia sẻ cho bạn một số đặc điểm phổ biến nhất của tiếng Trung nhúng nhé!
Đặc điểm tiếng Trung nhúng
1. Học tiếng Trung qua ngữ cảnh (context)
Một trong những đặc điểm nổi bật của phương pháp "tiếng Trung nhúng" là học tiếng Trung qua ngữ cảnh. Thay vì học thuộc lòng từ vựng một cách rời rạc, người học sẽ tiếp thu từ ngữ và cấu trúc ngữ pháp thông qua các ngữ cảnh cụ thể. Điều này giúp họ hiểu rõ cách sử dụng từ trong các tình huống giao tiếp thực tế, đồng thời cải thiện khả năng phản xạ ngôn ngữ một cách tự nhiên.
Ví dụ, khi học từ “买” (Mǎi - mua), thay vì chỉ học nghĩa của từ, bạn sẽ được đặt vào tình huống mua sắm tại một cửa hàng. Bạn có thể học các câu như “我想买苹果” (Wǒ xiǎng mǎi píngguǒ - Tôi muốn mua táo) hoặc “这个多少钱?” (Zhège duōshao qián? - Cái này bao nhiêu tiền?) và được thực hành sử dụng các câu trên để giao tiếp trong bối cảnh này. Qua quá trình này, học viên không chỉ nhớ từ "买" mà còn nắm vững cách sử dụng từ trong các câu hỏi và câu trả lời liên quan đến mua sắm.
Khi học tiếng Trung qua ngữ cảnh, người học không chỉ thuộc lòng từ vựng mà còn biết cách áp dụng chúng một cách linh hoạt trong các ngữ cảnh giao tiếp hàng ngày, từ đó nâng cao hiệu quả học tập và khả năng sử dụng tiếng Trung trong thực tế.
2. Tạo môi trường học tập tương tác
Đặc điểm quan trọng tiếp theo của phương pháp "tiếng Trung nhúng" là việc người học sẽ được thực hành thường xuyên thay vì chỉ tập trung vào học lý thuyết. Phương pháp này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng kiến thức vào thực tế qua các hoạt động giao tiếp và tình huống cụ thể, giúp người học không chỉ hiểu mà còn vận dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và tự nhiên.
Chẳng hạn khi học từ mới hoặc cấu trúc ngữ pháp, thay vì chỉ đọc lý thuyết hoặc làm bài tập trên giấy, học viên sẽ tham gia vào các hoạt động thực tiễn như trò chuyện với bạn học hoặc giáo viên, tham gia vào các buổi thảo luận nhóm hoặc thực hành trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. Khi học tới cấu trúc câu để yêu cầu thông tin, bạn có thể được thực hành sử dụng cấu trúc câu đó bằng cách tham gia vào một cuộc hội thoại giả lập với một người bạn về việc hỏi đường hoặc đặt món ăn tại nhà hàng.
Việc thực hành thường xuyên này giúp người học phát triển khả năng phản xạ nhanh chóng và tự tin hơn khi sử dụng tiếng Trung trong các tình huống thực tế, đồng thời cũng củng cố và làm sâu sắc thêm hiểu biết của họ về ngôn ngữ.
Phương pháp học tiếng Trung nhúng
3. Không dịch từ/câu sang ngôn ngữ khác
Đặc điểm tiếp theo của tiếng Trung nhúng đó là bạn sẽ không dịch các từ vựng/ câu sang ngôn ngữ khác (tiếng Việt hoặc tiếng Anh). Không dịch nghĩa từ tiếng Trung sang tiếng Việt hoặc ngược lại như cách học truyền thống, phương pháp này tập trung vào việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ qua ngữ cảnh trực tiếp. Điều này giúp người học phát triển khả năng tư duy và phản xạ ngôn ngữ tự nhiên, đồng thời tránh sự phụ thuộc vào quá trình dịch thuật có thể làm chậm khả năng giao tiếp.
Ví dụ, khi học câu “我去商店买书” (Wǒ qù shāngdiàn mǎi shū - Tôi đi đến cửa hàng để mua sách), bạn sẽ không dịch câu này sang tiếng Việt hay tiếng Anh để hiểu nghĩa. Thay vào đó, bạn sẽ tiếp xúc với ngữ cảnh thực tế như tưởng tượng việc đi đến một cửa hàng sách và thực hành câu này trong tình huống giao tiếp thực tế. Bạn hoàn toàn có thể mô phỏng cuộc trò chuyện với nhân viên cửa hàng về việc chọn sách hoặc hỏi về giá cả, từ đó hiểu và sử dụng câu này một cách trực tiếp và hiệu quả.
Khi học như vậy, người học sẽ giảm được khoảng thời gian dịch nghĩa câu hỏi qua tiếng Việt, trả lời bằng tiếng Việt sau đó lại dịch qua tiếng Trung. Từ đó, tiếng Trung sẽ trở nên quen thuộc hơn với người học, khiến việc nói tiếng Trung dần trở thành phản xạ tự nhiên.
4. Tập trung vào kỹ năng giao tiếp toàn diện
Cuối cùng, khi học tiếng Trung nhúng, bạn sẽ được tập trung vào cách làm thế nào để cải thiện khả năng giao tiếp sao cho toàn diện nhất. Không chỉ học mỗi lý thuyết về từ vựng và ngữ pháp, phương pháp này chú trọng đến việc phát triển toàn diện các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết thông qua các hoạt động giao tiếp thực tế.
Ví dụ, trong khi học một đoạn hội thoại về việc đặt món ăn tại nhà hàng, bạn sẽ thực hành kỹ năng nghe qua việc nghe các mẫu câu và từ vựng trong bối cảnh thực tế, chẳng hạn như “请给我菜单” (Qǐng gěi wǒ càidān - Cho tôi xin thực đơn) hoặc “我想要一份宫保鸡丁” (Wǒ xiǎng yào yí fèn gōngbǎo jīdīng - Tôi muốn một phần gà Kung pao (Cung Bảo).
Đồng thời, bạn cũng có thể thực hành kỹ năng nói bằng cách mô phỏng cuộc trò chuyện với bạn học hoặc giáo viên, đọc các bài viết liên quan đến thực phẩm hay viết các ghi chú trên thực đơn.
Tiếng Trung nhúng học như nào?
IV. Phương pháp học tiếng Trung nhúng
Mỗi người sẽ có một cách học “nhúng” riêng - như xem phim, nghe nhạc, nói chuyện với người bản xứ để đắm mình vào tiếng Trung. Tuy nhiên, sẽ có một số cách phổ biến và dễ áp dụng với đại đa số mọi người, bạn có thể tham khảo để tự áp dụng vào bản thân nhé!
1. Nghe nhạc Trung và đoán nghĩa/ học từ qua giai điệu
Đầu tiên, bạn có thể học tiếng Trung qua việc nghe các bài hát tiếng Trung. Điều này là bởi âm nhạc không chỉ mang lại cảm xúc mà còn giúp người học dễ dàng ghi nhớ từ vựng và cấu trúc ngữ pháp thông qua giai điệu quen thuộc. Khi nghe nhạc, người học tiếp xúc với ngôn ngữ một cách tự nhiên, không gượng ép, từ đó phát triển khả năng nghe hiểu và cảm nhận ngôn ngữ một cách sâu sắc hơn.
Ví dụ, khi nghe bài hát "小幸运" (Xiǎo Xìngyùn - A little happiness), người học có thể chưa hiểu nghĩa của từ "幸运" (xìngyùn - may mắn) ngay lập tức. Tuy nhiên, sau khi nghe đi nghe lại nhiều lần, họ sẽ dần cảm nhận được cảm xúc của bài hát, hiểu được nội dung qua giai điệu và hoàn cảnh, từ đó ghi nhớ từ "幸运" một cách tự nhiên. Giai điệu dễ nhớ giúp từ vựng và cụm từ trong bài hát dễ dàng in sâu vào trí nhớ của người học.
Học tiếng Trung nhúng như thế nào?
2. Xem nhiều phim truyền hình/ điện ảnh Trung Quốc
Tiếp theo, cách học tiếng Trung nhúng hay mà hiệu quả không thể không kể đến xem phim truyền hình và điện ảnh hiện đại của Trung Quốc. Phương pháp này giúp người học tiếp xúc với ngôn ngữ trong các ngữ cảnh đời sống thường ngày, qua đó nắm bắt được cách diễn đạt tự nhiên, từ vựng thông dụng và các mẫu câu phổ biến trong giao tiếp hàng ngày.
Ví dụ, khi xem bộ phim "Gửi Thời Thanh Xuân Ngây Thơ Tươi Đẹp" (致我们单纯的小美好), bạn sẽ được tiếp xúc với ngôn ngữ của giới trẻ Trung Quốc, từ cách nói chuyện trong trường học, gia đình đến tình bạn và tình yêu. Trong những cảnh đối thoại giữa các nhân vật chính, bạn chắc chắn có thể học được cách diễn đạt các cảm xúc như vui, buồn, tức giận hay yêu thương, cũng như các từ ngữ và cụm từ phổ biến trong giao tiếp hàng ngày như “你干嘛呢?” (Nǐ gàn ma ne? - Bạn đang làm gì đấy?), hay “加油” (Jiāyóu - Cố lên!).
Lưu ý rằng bạn cũng vẫn có thể xem phim cổ trang Trung để học tiếng, tuy nhiên ngôn ngữ sử dụng trong đó có thể không còn quá hợp thời nên khi học từ vựng qua phim cổ trang, bạn nên cân nhắc về ngữ cảnh trước khi sử dụng để giao tiếp.
Thông qua việc xem phim, người học không chỉ nâng cao khả năng nghe hiểu mà còn dễ dàng ghi nhớ các từ vựng và cụm từ nhờ vào ngữ cảnh sống động và cảm xúc được thể hiện qua diễn xuất của các nhân vật. Phương pháp này giúp người học phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách toàn diện, đồng thời mang lại sự hứng thú và niềm vui trong quá trình học tập.
Tại sao nên học phương pháp tiếng Trung nhúng?
3. Tạo ra môi trường sử dụng tiếng Trung
Cuối cùng, hãy tự tạo ra một môi trường sử dụng tiếng Trung xung quanh bạn nếu muốn đắm mình vào tiếng Trung mọi lúc mọi nơi. Bằng cách thiết lập một môi trường nơi tiếng Trung được sử dụng liên tục, bạn có thể tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên và nhanh chóng hơn, giúp cải thiện kỹ năng ngôn ngữ, tăng khả năng phản xạ và sự tự tin khi giao tiếp.
Ví dụ bạn có thể tạo ra môi trường ngôn ngữ bằng cách thay đổi ngôn ngữ trên điện thoại và máy tính sang tiếng Trung, sử dụng mạng xã hội bằng tiếng Trung hoặc tham gia vào các nhóm trò chuyện trực tuyến với người bản xứ. Bạn cũng có thể đặt các vật dụng trong nhà với nhãn bằng tiếng Trung để làm quen với từ vựng hàng ngày như “冰箱” (bīngxiāng - tủ lạnh) hay “书桌” (shūzhuō - bàn học).
Thêm vào đó, thực hành giao tiếp bằng tiếng Trung hàng ngày cũng là một lựa chọn phù hợp như viết nhật ký hoặc tham gia các câu lạc bộ nói tiếng Trung, tạo điều kiện cho người học được thực hành các kỹ năng ngôn ngữ trong một môi trường gần gũi và liên tục.
Lời kết
Trên đây STUDY4 đã chia sẻ cho bạn về phương pháp tiếng Trung nhúng cùng hướng dẫn cách học tiếng Trung bằng phương pháp này rồi đó!
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào, hãy bình luận bên dưới để STUDY4 giải đáp cho bạn nhé!
Bình luận
Vui lòng đăng nhập để comment