Các lỗi ngữ pháp hay mắc phải trong IELTS Writing Task 2

Một trong bốn tiêu chí chấm điểm của IELTS Writing Task 2 đó chính là Grammatical Range and Accuracy - tiêu chí về ngữ pháp. Tuy nhiên, đôi khi các bạn thí sinh lại quá chú trọng vào cách triển khai ý tưởng hay mà quên đi mất rằng mình cũng cần thể hiện khả năng ngữ pháp tốt để gây ấn tượng với examiner. 

Để giúp các bạn dễ dàng nhận ra và khắc phục các lỗi sai ngữ pháp trong bài viết Task 2 của mình hơn, STUDY4 đã tổng hợp lại các lỗi ngữ pháp thường gặp trong IELTS Writing Task 2 và tips khắc phục trong bài viết sau đây, cùng tìm hiểu nhé!

I. Một số đơn vị ngữ pháp nên có trong bài viết Writing Task 2

Ngữ pháp là một trong bốn tiêu chí chấm điểm chính trong IELTS Writing Task 2, chiếm tới 25% tổng số điểm của bài viết. Sử dụng ngữ pháp đúng và đa dạng sẽ giúp bài viết của bạn trở nên rõ ràng, mạch lạc và còn làm tăng độ chính xác và chuyên nghiệp khi viết. Một số đơn vị ngữ pháp quan trọng bạn nên có khi viết bài IELTS Writing Task 2 bao gồm:

1. Cấu trúc câu đa dạng

Để đạt điểm cao về ngữ pháp, bạn cần sử dụng các loại câu đa dạng, bao gồm câu đơn, câu phức, câu ghép và câu phức hợp. Việc kết hợp các loại câu này sẽ giúp bài viết của bạn phong phú hơn và tránh được sự lặp lại nhàm chán. 

Ví dụ:

Câu đơn (Simple sentences) có thể được dùng để diễn đạt ý tưởng rõ ràng và dễ hiểu, nhưng nếu lạm dụng câu đơn sẽ làm bài viết trở nên quá đơn điệu. 

→ "Education is essential for a country's development."

Câu ghép (Compound sentences) cho phép kết hợp hai ý tưởng độc lập với nhau nhằm khiến bài viết Task 2 trở nên trôi chảy hơn. 

→ "The government should invest in renewable energy, and this will reduce environmental pollution."

Câu phức (Complex sentences) thể hiện sự tinh tế và chắc tay hơn trong việc sắp xếp các ý tưởng, làm tăng độ phức tạp của ngữ pháp.

→ "Although renewable energy is expensive, it is a crucial step towards sustainable development."

2. Thì động từ

Có tổng cộng 12 thì động từ, tuy nhiên không phải toàn bộ chúng đều cần phải xuất hiện trong bài viết Task 2. Việc sử dụng các thì đúng và linh hoạt là yếu tố cốt lõi để diễn tả các ý tưởng một cách rõ ràng và chính xác.

Thì hiện tại đơnhiện tại hoàn thành là hai thì phổ biến nhất trong IELTS Writing Task 2, đặc biệt khi thảo luận về các vấn đề chung hoặc các hiện tượng hiện tại.

Ví dụ, khi nói về một thực trạng hiện tại, ta có thể viết "Governments around the world are focusing on reducing carbon emissions."

Thì quá khứtương lai cũng có thể được sử dụng trong những trường hợp cụ thể.

Ví dụ, khi nói về một dự đoán trong tương lai ta viết: "In the future, more countries will adopt clean energy solutions."

Các lỗi sai ngữ pháp cần tránh trong IELTS Writing Task 2

3. Mệnh đề phụ

Mệnh đề phụ sẽ giúp tăng cường tính phức tạp và chuyên nghiệp cho bài viết. Việc sử dụng mệnh đề quan hệ, mệnh đề chỉ lý do hay mệnh đề chỉ mục đích đều có thể giúp bài Task 2 trở nên rõ ràng và mạch lạc hơn. 

Ví dụ:

  • Mệnh đề quan hệ: The benefits of a healthy diet, which include reduced risk of chronic diseases, are well documented.
  • Mệnh đề chỉ lý do: Many people are turning to electric vehicles because they are concerned about climate change.

4. Cấu trúc bị động

Đơn vị ngữ pháp tiếp theo đó là câu bị động. Câu bị động sẽ giúp bạn nhấn mạnh hành động hoặc kết quả thay vì chủ thể thực hiện hành động, từ đó tăng tính học thuật và khách quan cho bài viết.

Ví dụ: New policies were introduced to tackle the issue of air pollution.

Sử dụng cấu trúc bị động một cách hợp lý là một kỹ năng cần thiết trong IELTS Writing, nhưng thí sinh cũng nên tránh lạm dụng để bài viết không trở nên quá cứng nhắc.

5. Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ

Sự nhất quán giữa chủ ngữ và động từ là yêu cầu cơ bản để đảm bảo tính chính xác của câu. Một lỗi phổ biến mà thí sinh thường mắc phải là không đồng bộ số lượng giữa chủ ngữ và động từ. 

Ví dụ

  • Câu đúng: "The number of students has increased over the past decade."
  • Câu sai: "The number of students have increased."

(chủ ngữ "number" là số ít nên động từ "has" đi theo số ít).

6. Mạo từ

Mạo từ "a", "an", và "the" là yếu tố ngữ pháp dễ mắc lỗi, đặc biệt khi nói về danh từ đếm được và không đếm được. Thí sinh cần lưu ý khi nào cần sử dụng mạo từ xác định "the" và khi nào cần dùng mạo từ không xác định "a" hoặc "an".

Ví dụ: "The education system in developing countries needs to be improved."

→ Ở đây, "the education system" được xác định vì nó đề cập đến một hệ thống giáo dục cụ thể.

Các lỗi ngữ pháp thường gặp trong IELTS Writing Task 2

Các lỗi ngữ pháp thường gặp trong IELTS Writing Task 2

7. Liên từ và từ nối

Sử dụng liên từtừ nối đúng cách không chỉ giúp kết nối các ý tưởng mà còn làm cho bài viết trở nên logic và trôi chảy hơn. Các từ nối như "however", "moreover", "therefore", và "although" được sử dụng để chỉ mối quan hệ nguyên nhân-kết quả, tương phản hoặc bổ sung giữa các ý tưởng, hãy sử dụng chúng thật hợp lý. 

Ví dụ: "Many people argue that technology has improved our lives; however, others believe it has led to social isolation."

II. Các lỗi ngữ pháp thường gặp trong IELTS Writing Task 2 và cách khắc phục chúng

1. Câu không hoàn chỉnh (Sentence Fragments)

1.1. Đặc điểm

Câu không hoàn chỉnh thường là những mệnh đề phụ hoặc cụm từ không thể đứng riêng lẻ nhưng lại được sử dụng như một câu độc lập. Lỗi này dẫn đến việc thông tin bị ngắt quãng hoặc thiếu rõ ràng, làm cho người đọc không thể hiểu trọn vẹn ý tưởng mà người viết muốn truyền đạt.

Ví dụ về câu không hoàn chỉnh: "Because of the rapid increase in population."

→ Câu này thiếu mệnh đề chính để hoàn thiện ý nghĩa của nó. Cụm từ "because of" đòi hỏi một mệnh đề chính đi kèm để giải thích nguyên nhân.

1.2. Nguyên nhân 

Lỗi này thường xuất hiện khi người viết cố gắng sử dụng các mệnh đề phụ, liên từ hoặc cụm từ bổ sung mà không ghép nối chúng với một mệnh đề chính. Sự thiếu hụt này có thể xuất phát từ việc thiếu chú ý đến việc hoàn thiện câu hoặc không nhận ra rằng một số cấu trúc cần có sự kết nối đầy đủ giữa các thành phần.

Một số dấu hiệu nhận biết lỗi câu không hoàn chỉnh bao gồm:

  • Bắt đầu câu bằng liên từ như "because," "although," "if" nhưng không bổ sung mệnh đề chính.
  • Sử dụng các cụm từ như "such as" hoặc "for example" mà không có câu đầy đủ trước đó.

Lỗi sentence fragments sửa như thế nào?

Lỗi sentence fragments sửa như thế nào?

1.3. Cách khắc phục 

Để tránh lỗi câu không hoàn chỉnh, bạn cần đảm bảo rằng mỗi câu đều có đầy đủ chủ ngữ, động từ và ,mỗi câu đều mang ý nghĩa rõ ràng. Một số cách sửa lỗi Sentence Fragments bao gồm:

  • Ghép mệnh đề phụ với mệnh đề chính: Khi sử dụng các mệnh đề phụ, hãy đảm bảo rằng chúng được kết nối với một câu hoàn chỉnh và giúp ý nghĩa của câu trở nên rõ ràng.
  • Kiểm tra sự đầy đủ của câu: Trước khi kết thúc một câu, bạn nên kiểm tra xem câu đã có đủ chủ ngữ và động từ chưa. Nếu thiếu, bạn cần bổ sung để đảm bảo tính hoàn chỉnh của câu văn

2. Câu quá dài và phức tạp (Run-on Sentences)

2.1. Đặc điểm

Lỗi câu quá dài và phức tạp thường xảy ra khi hai hoặc nhiều mệnh đề độc lập được nối với nhau mà không có dấu câu thích hợp hoặc liên từ rõ ràng để chia tách các ý tưởng. Khi đó, người đọc sẽ cảm thấy câu văn lộn xộn và khó xác định ý chính, ý phụ, dẫn đến việc không thể theo dõi mạch văn.

Ví dụ về câu quá dài và phức tạp: "Many students study hard they want to get good grades they also participate in extracurricular activities."

→ Trong ví dụ này, ta thấy câu có ba ý tưởng khác nhau nhưng chúng lại được viết thành một câu duy nhất mà không có dấu câu hoặc liên từ phù hợp, chính vì vậy rất khó để theo dõi. 

2.2. Nguyên nhân

Lỗi này xuất phát từ việc thí sinh muốn thể hiện quá nhiều ý tưởng trong một câu mà không chú ý đến cấu trúc câu hoặc dấu câu. Một số thí sinh nghĩ rằng việc kết hợp nhiều ý tưởng trong một câu sẽ thể hiện khả năng ngữ pháp cao, nhưng thực tế lại dẫn đến việc thiếu rõ ràng và thiếu mạch lạc.

Thêm vào đó, một số bạn có thể chưa nắm vững cách sử dụng liên từ hoặc dấu câu như dấu chấm, dấu phẩy và dấu chấm phẩy để phân tách các ý trong một câu, từ đó vô tình mắc phải lỗi này. 

2.3. Cách khắc phục

Để tránh lỗi run-on sentences, người viết cần chú ý đến việc phân chia các mệnh đề độc lập và sử dụng đúng dấu câu hoặc liên từ để kết nối chúng. Dưới đây là một số phương pháp khắc phục:

  • Sử dụng dấu chấm (.): Khi có hai mệnh đề độc lập, người viết có thể tách chúng thành hai câu riêng biệt bằng cách sử dụng dấu chấm.
  • Sử dụng dấu chấm phẩy (;) hoặc liên từ: Trong trường hợp muốn kết nối hai mệnh đề độc lập trong cùng một câu, bạn có thể sử dụng dấu chấm phẩy hoặc các liên từ phù hợp với ngữ cảnh trong câu như and, but, so, because, although.
  • Sử dụng mệnh đề phụ: Thay vì kết nối nhiều mệnh đề độc lập, bạn hãy sử dụng mệnh đề phụ để diễn đạt ý một cách mạch lạc hơn.

Cách khắc phục lỗi sai ngữ pháp trong IELTS Writing Task 2

Cách khắc phục lỗi sai ngữ pháp trong IELTS Writing Task 2

3. Sử dụng sai câu bị động 

3.1. Đặc điểm

Câu bị động được sử dụng khi người viết muốn nhấn mạnh hành động hoặc đối tượng chịu tác động của hành động thay vì chủ thể thực hiện hành động. Cấu trúc của câu bị động bao gồm: tobe + past participle (quá khứ phân từ).

Ví dụ: "The policy was implemented by the government."

→ Trong câu này, hành động "was implemented" được nhấn mạnh, còn "the government" chỉ là người thực hiện hành động.

Câu bị động thường được sử dụng trong các bài viết học thuật khi muốn tập trung vào sự kiện, kết quả, hoặc đối tượng thay vì người thực hiện hành động nhằm làm nổi bật tính khách quan của bài viết.

3.2. Nguyên nhân

Có 3 nguyên nhân chính cho việc người viết dùng sai câu bị động, cụ thể: 

  • Sử dụng câu bị động không cần thiết: Nhiều thí sinh lạm dụng câu bị động thay vì sử dụng câu chủ động, dẫn đến sự phức tạp không cần thiết trong cấu trúc câu và làm mất đi tính tự nhiên và rõ ràng của bài Task 2.
  • Chuyển đổi sai giữa câu chủ động và bị động: Một số thí sinh gặp khó khăn trong việc chuyển đổi giữa câu chủ động và bị động khiến câu được triển khai không đúng ngữ pháp hoặc mất đi ý nghĩa ban đầu.
  • Thiếu thành phần quan trọng trong câu bị động: Đôi khi, người viết có thể quên thêm động từ "tobe" hoặc sử dụng sai dạng của động từ chính trong câu, cuối cùng làm câu trở nên không hoàn chỉnh hoặc không chính xác.

Các lỗi sai ngữ pháp cần tránh trong IELTS Writing Task 2

Các lỗi sai ngữ pháp cần tránh trong IELTS Writing Task 2

3.3. Cách khắc phục

Để tránh lỗi sử dụng sai câu bị động, bạn cần lưu ý những điều sau: 

  • Chỉ sử dụng câu bị động khi thực sự cần thiết: Hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng câu bị động để giúp làm nổi bật hành động hoặc đối tượng cần nhấn mạnh thay vì chỉ sử dụng câu để tạo ra sự phức tạp không cần thiết trong bài. 
  • Hiểu rõ cấu trúc của câu bị động: Luôn kiểm tra xem động từ "tobe" có được sử dụng đúng cách không (đúng thì, thời) và động từ chính có ở đúng dạng quá khứ phân từ hay không để đảm bảo tính chính xác của câu. 
  • Thường xuyên luyện tập sử dụng câu chủ động và câu bị động xen kẽ: Trong nhiều trường hợp, câu chủ động sẽ đưa ra ý kiến  rõ ràng và dễ hiểu hơn. Bạn chỉ chuyển sang câu bị động khi nó giúp làm rõ ý tưởng trong bài viết. Để làm được điều này, hãy luyện tập sử dụng chúng thường xuyên và xen kẽ để hiểu rõ cách triển khai luân phiên hai kiểu câu này trong bài nhé!

4. Các lỗi ngữ pháp khác: Dùng sai liên từ và sai thì của động từ

4.1. Lỗi dùng sai liên từ

Liên từ đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết các ý tưởng và mệnh đề trong câu, giúp người đọc dễ dàng theo dõi và hiểu rõ cấu trúc bài viết. Tuy nhiên, đôi khi thí sinh mắc phải lỗi sử dụng liên từ không chính xác, gây ra sự mơ hồ hoặc thậm chí thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của câu.

Các lỗi sai liên từ phổ biến bao gồm: Sử dụng liên từ không phù hợp với ngữ cảnh, Lặp lại cùng một liên từ quá nhiều lầnKết hợp các liên từ trái ngược nhau trong cùng một câu.

Cách khắc phục lỗi sai liên từ:

  • Hiểu rõ ý nghĩa và chức năng của các liên từ: Trước khi sử dụng liên từ, bạn cần chắc chắn rằng mình hiểu rõ chức năng và ý nghĩa của liên từ đó trong câu đồng thời lựa chọn liên từ sao cho phù hợp với ngữ cảnh.
  • Đa dạng hóa liên từ: Sử dụng nhiều loại liên từ khác nhau để tránh lặp lại cùng một từ để giúp bài viết phong phú và mạch lạc hơn.

Lỗi sai thì của động từ

Lỗi sai thì của động từ

4.2. Lỗi dùng sai thì của động từ

Sử dụng sai thì của động từ là một lỗi ngữ pháp rất phổ biến trong IELTS Writing Task 2. Thì của động từ cần phản ánh đúng thời gian của sự kiện hoặc hành động đang được mô tả, vì vậy nên việc sử dụng sai thì có thể làm người đọc hiểu sai ý nghĩa của câu. 

Các lỗi sai thì của động từ phổ biến bao gồm: Dùng sai thì hiện tại khi nói về các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, Lạm dụng thì hiện tại hoàn thành hoặc thì tương lai khi không cần thiếtThiếu sự nhất quán trong việc sử dụng thì trong cùng một đoạn văn.

Cách khắc phục lỗi sai thì của động từ:

  • Chú ý đến thời gian của sự kiện: Khi viết, hãy chú ý đến thời gian của hành động hoặc sự kiện để chọn thì động từ phù hợp.
  • Duy trì sự nhất quán về thì: Trong một đoạn văn, bạn cần duy trì sự nhất quán về thì của động từ, trừ khi bài viết có sự thay đổi thời gian rõ ràng.

IELTS INTENSIVE WRITING - LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH CHI TIẾT CÁC ESSAY

+ CHẤM CHỮA ESSAY BẰNG AI

Khóa học bao gồm:

✍️Phân tích chi tiết essay sample:

Các bài viết được phân tích chi tiết => Giúp bạn nắm được công thức phát triển ý của đoạn và bài. Các từ mới kèm nghĩa tiếng Việt, các từ và cụm từ liên kết ý, liên kết đoạn được highlight để bạn dễ dàng học tập.


📖Luyện tập từ vựng:

Mỗi bài đều có thêm phần luyện tập điền từ đã học => Bạn sẽ mở rộng vốn từ vựng hơn rất nhiều


📝Luyện tập sử dụng liên kết câu và thực hành chữa lỗi ngữ pháp:

Đa dạng bài tập ngữ pháp, điền từ, cụm từ liên kết, đại từ => Hạn chế lỗi sai khi viết bài.


📑Thực hành viết lại câu:

Bài tập viết lại câu giúp nắm được vai trò câu trong một đoạn và cách xây dựng một bài viết hoàn chỉnh.


🌐Tính năng chấm WRITING bằng AI:

Bạn sẽ được AI chấm bài Writing của mình, gồm cả chữa lỗi sai và đưa ra gợi ý chi tiết theo đúng 4 TIÊU CHÍ, để giúp bạn đạt điểm cao hơn.

Lời kết

Trên đây STUDY4 đã chia sẻ cho bạn về các lỗi sai ngữ pháp cần tránh trong IELTS Writing Task 2 cùng cách khắc phục các lỗi sai rồi đó. 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào, hãy bình luận bên dưới để STUDY4 giải đáp cho bạn nhé!