Các trường Đại học xét đầu vào đầu ra HSK tại Miền Bắc và miền Nam

Tiếng trung hiện là một trong những ngoại ngữ rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Điều này cũng khiến ngày càng nhiều trường đại học tại Việt Nam sử dụng chứng chỉ HSK như một tiêu chí xét tuyển đầu vào và đầu ra. Vậy HSK là gì và vì sao chứng chỉ này lại có tác động lớn như vậy? Trường nào nhận xét tuyển dựa trên kết quả bài thi HSK? Cùng STUDY điểm qua danh sách các trường Đại học xét đầu vào, đầu ra chứng chỉ HSK tại Miền Bắc và miền Nam ngay trong bài chia sẻ này nhé!

I. Tìm hiểu đề thi HSK và lợi ích của chứng chỉ HSK

Ngày càng có nhiều trường đại học tại Việt Nam chấp nhận chứng chỉ HSK như một tiêu chí xét tuyển đầu vào và đầu ra, đặc biệt trong các ngành học liên quan đến ngôn ngữ và quốc tế học. Vậy HSK là gì và chứng chỉ này mang lại những lợi ích nào cho người học? Cùng STUDY4 tìm đáp án cho câu hỏi này nhé!

1. Chứng chỉ HSK là gì?

Chứng chỉ HSK (Hanyu Shuiping Kaoshi) là một kỳ thi tiêu chuẩn quốc tế đánh giá năng lực sử dụng tiếng Trung dành cho người nước ngoài, do Văn phòng Hán ngữ Quốc gia Trung Quốc tổ chức.

Xem thêm: Chứng chỉ HSK là gì? Tổng quan về chứng chỉ HSK

Kỳ thi HSK được chia thành 6 cấp độ, từ HSK 1 đến HSK 6, với mức độ khó tăng dần nhằm kiểm tra toàn diện các kỹ năng nghe, đọc, viết của người học. Trong đó, bài thi HSK 1 và HSK 2 là các cấp độ cơ bản, giúp người học nắm bắt từ vựng và ngữ pháp cơ bản để giao tiếp hàng ngày. Từ HSK 3 đến HSK 6, kỳ thi tập trung vào các kỹ năng ngôn ngữ nâng cao hơn, yêu cầu khả năng giao tiếp trong môi trường học thuật và làm việc chuyên nghiệp.

Xem thêm: Tổng hợp cấu trúc đề thi HSK các cấp

Chứng chỉ HSK là gì?

Chứng chỉ HSK là gì?

Chứng chỉ HSK có giá trị trong vòng 2 năm kể từ ngày cấp, được công nhận rộng rãi bởi các trường đại học, tổ chức giáo dục và các doanh nghiệp quốc tế. Sở hữu chứng chỉ HSK không chỉ giúp người học khẳng định trình độ tiếng Trung mà còn mở ra nhiều cơ hội trong học tập, xin học bổng du học, và thăng tiến trong công việc.

2. Lợi ích của chứng chỉ HSK

Chứng chỉ HSK hiện đang được công nhận rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới. Tại Việt Nam, những người có chứng chỉ HSK sẽ được: 

2.1. Miễn thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh lớp 12 có chứng chỉ HSK từ cấp 3 trở lên sẽ được miễn thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Điều này không chỉ giúp giảm bớt áp lực thi cử mà còn mang lại lợi thế lớn khi xét tuyển đại học, khi điểm thi ngoại ngữ được quy đổi sang thành điểm 10.

2.2. Là cơ sở để xin học bổng Trung Quốc

Chứng chỉ HSK là yêu cầu bắt buộc khi xin học bổng tại các trường đại học Trung Quốc, Đài Loan và một số quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Các chương trình học bổng thường yêu cầu HSK cấp 4 trở lên để đảm bảo sinh viên có đủ năng lực tiếng Trung để học tập và sinh hoạt tại nước sở tại. Do đó, việc có HSK từ sớm giúp sinh viên có thêm nhiều lựa chọn và chuẩn bị tốt hơn cho hành trình du học.

2.3. Tiêu chuẩn đầu vào, đầu ra của nhiều trường đại học

Nhiều trường đại học tại Việt Nam yêu cầu chứng chỉ HSK như một trong các tiêu chí xét tuyển đầu vào, đặc biệt là các ngành liên quan đến ngôn ngữ, kinh tế quốc tế, và quản trị kinh doanh. Ngoài ra, nhiều trường cũng áp dụng HSK như một chuẩn đầu ra, nhằm đảm bảo trình độ ngoại ngữ của sinh viên khi bước ra thị trường lao động. 

2.4. Nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc

HSK là một lợi thế lớn trong mắt nhà tuyển dụng, đặc biệt đối với các công ty có liên kết kinh doanh với Trung Quốc. Sở hữu chứng chỉ HSK giúp bạn tự tin ứng tuyển vào nhiều vị trí như biên dịch, phiên dịch, trợ lý giám đốc, nhân viên kinh doanh quốc tế, với mức lương cạnh tranh. Trong bối cảnh tiếng Trung ngày càng phổ biến, khả năng sử dụng thành thạo tiếng Trung giúp bạn mở rộng cơ hội làm việc trong và ngoài nước.

Xem thêm: Những lợi thế của việc học chứng chỉ HSK

Lợi ích của chứng chỉ HSK

Lợi ích của chứng chỉ HSK

II. Các trường Đại học xét đầu vào chứng chỉ HSK tại Miền Bắc và miền Nam

Một số trường đại học xét đầu vào chứng chỉ HSK

Một số trường đại học xét đầu vào chứng chỉ HSK

HSK giúp các trường đánh giá năng lực tiếng Trung của thí sinh, đảm bảo sinh viên có đủ khả năng tiếp thu kiến thức trong các chương trình học liên quan đến tiếng Trung và quốc tế. Dưới đây là danh sách các trường Đại học xét đầu vào chứng chỉ HSK tại Miền Bắc và miền Nam cũng như các về yêu cụ thể của từng trường.

STT

Miền

Trường Đại Học (Miền Bắc)

Yêu Cầu HSK

1

Các trường Đại học xét đầu ra chứng chỉ HSK tại Miền Bắc

Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN

Chứng chỉ HSK 4 (tương đương B2)

2

Học viện Ngoại giao

Chứng chỉ HSK 4 (tối thiểu 270 điểm)

3

Đại học Ngoại Thương

Chứng chỉ HSK 4 (tối thiểu 280 điểm)

4

Đại học Thương Mại

Chứng chỉ HSK 4 trở lên

5

Đại học Mở Hà Nội

Chứng chỉ HSK 3 trở lên

6

Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Chứng chỉ HSK 3 trở lên

7

Đại học Công nghiệp Hà Nội

Chứng chỉ HSK 3 trở lên

8

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

Tối thiểu đạt HSK 3

9

Đại học Phenikaa

Tối thiểu đạt HSK 4 

10

Đại học Văn Hiến

Tối thiểu đạt HSK 3

11

Đại học Thủy Lợi

Tối thiểu đạt HSK 3

12

Đại học Hà Nội

Tối thiểu đạt HSK 4

13

Học viện Cảnh sát Nhân dân

Tối thiểu đạt HSK 5

14

Học viện Chính trị Công an Nhân dân

Tối thiểu đạt HSK 5

15

Học viện An ninh Nhân dân

Chứng chỉ HSK 6

16

Học viện Khoa học Quân sự

Chứng chỉ HSK 4

17

Học viện Kỹ thuật Quân sự

Chứng chỉ HSK 4

18

Đại học Giao thông Vận tải

Chứng chỉ HSK 3

19

Học viện Tài chính

Chứng chỉ HSK 4

20

Đại học Xây dựng

Chứng chỉ HSK 3

1

Các trường Đại học xét đầu ra chứng chỉ HSK tại Miền Nam

Đại học Mở TPHCM

Chứng chỉ HSK 4 (tối thiểu 180 điểm)

2

Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

Tối thiểu đạt HSK 3

3

Đại học Gia Định

Tối thiểu đạt HSK 3

4

Đại học An Giang

Tối thiểu đạt HSK 3

5

Đại học Công nghệ Thực phẩm TPHCM

Chứng chỉ HSK 4 (tối thiểu đạt 240 điểm)

6

Đại học Bách khoa TPHCM

Tối thiểu đạt HSK 3

7

Đại học Sư phạm TPHCM

Tối thiểu đạt HSK 3

8

Đại học An ninh Nhân dân

Tối thiểu đạt HSK 5

9

Đại học Tôn Đức Thắng

Tối thiểu đạt HSK 4

10

Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Tối thiểu đạt HSK 4

11

Đại học Kinh tế - Luật TPHCM

Tối thiểu đạt HSK 4

12

Đại học Ngoại thương Cơ sở 2

Tối thiểu đạt HSK 5

13

Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Tối thiểu đạt HSK 4

14

Đại học Công nghiệp TPHCM

Tối thiểu đạt HSK 4

15

Đại học Hoa Sen

Tối thiểu đạt HSK 4

16

Đại học Luật TPHCM

Tối thiểu đạt HSK 4

17

Đại học Ngân hàng TPHCM

Tối thiểu đạt HSK 4

18

Đại học Kinh tế TPHCM

Tối thiểu đạt HSK 4

III.  Các trường Đại học xét đầu ra chứng chỉ HSK tại Miền Bắc và miền Nam

Một số trường đại học xét đầu ra chứng chỉ HSK 

Một số trường đại học xét đầu ra chứng chỉ HSK 

Bên cạnh việc xét tuyển đầu vào, nhiều trường đại học tại Việt Nam còn sử dụng HSK như một tiêu chuẩn đầu ra để đánh giá năng lực ngoại ngữ của sinh viên trước khi tốt nghiệp. Điều này giúp sinh viên có thêm động lực để nâng cao kỹ năng tiếng Trung, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong tương lai. Dưới đây là bảng tổng hợp các trường Đại học xét đầu ra chứng chỉ HSK tại Miền Bắc và miền Nam: 

STT

Các trường Đại học xét đầu ra chứng chỉ HSK tại Miền Bắc

Trường Đại Học (Miền Bắc)

Yêu Cầu HSK

1

Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN

Tối thiểu chứng chỉ HSK 5

2

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Tối thiểu chứng chỉ HSK 3

3

Đại học Thương mại

Tối thiểu chứng chỉ HSK 3

4

Đại học Công nghiệp Hà Nội

Tối thiểu chứng chỉ HSK 3

5

Đại học Kinh tế Quốc dân

Tối thiểu chứng chỉ HSK 3

6

Học viện Ngoại giao

Tối thiểu chứng chỉ HSK 4

7

Đại học Sư phạm Hà Nội

Tối thiểu chứng chỉ HSK 4

8

Học viện Cảnh sát Nhân dân

Chứng chỉ HSK 5

9

Học viện Chính trị Công an Nhân dân

Chứng chỉ HSK 5

10

Học viện An ninh Nhân dân

Chứng chỉ HSK 6

11

Học viện Khoa học Quân sự

Chứng chỉ HSK 4

12

Đại học Phenikaa

Tối thiểu chứng chỉ HSK 4

13

Đại học Văn Hiến

Tối thiểu chứng chỉ HSK 3

14

Đại học Thủy Lợi

Tối thiểu chứng chỉ HSK 3

15

Đại học Hà Nội

Tối thiểu chứng chỉ HSK 3

16

Đại học Mở Hà Nội

Chứng chỉ HSK 3

17

Học viện Tòa án

Chứng chỉ HSK 3

18

Đại học Giao thông Vận tải

Chứng chỉ HSK 3

19

Đại học Lao động và Xã hội

Chứng chỉ HSK 3

20

Đại học Luật Hà Nội

Chứng chỉ HSK 4

1

Các trường Đại học xét đầu ra chứng chỉ HSK tại Miền Nam

Đại học Bách khoa TPHCM

Tối thiểu chứng chỉ HSK 4

2

Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TPHCM

Tối thiểu chứng chỉ HSK 4

3

Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG TPHCM

Tối thiểu chứng chỉ HSK 3

4

Đại học Nha Trang

Tối thiểu chứng chỉ HSK 3

5

Đại học Kinh tế - Luật - ĐHQG TPHCM

Tối thiểu chứng chỉ HSK 3

6

Đại học Tôn Đức Thắng

Tối thiểu chứng chỉ HSK 3

7

Đại học Hoa Sen

Tối thiểu chứng chỉ HSK 3

8

Đại học Mở TPHCM

Tối thiểu chứng chỉ HSK 3

9

Đại học Công nghệ Thực phẩm TPHCM

Tối thiểu chứng chỉ HSK 4

10

Đại học Luật TPHCM

Chứng chỉ HSK 4

11

Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM

Chứng chỉ HSK 4

12

Đại học Công nghiệp TPHCM

Chứng chỉ HSK 4

13

Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Chứng chỉ HSK 4

14

Đại học An ninh Nhân dân

Tối thiểu chứng chỉ HSK 5

15

Đại học Gia Định

Chứng chỉ HSK 4

16

Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

Chứng chỉ HSK 5

17

Đại học Kinh tế TPHCM

Chứng chỉ HSK 4

18

Đại học Ngân hàng TPHCM

Chứng chỉ HSK 4

19

Đại học An Giang

Chứng chỉ HSK 3

Lời kết

Chứng chỉ HSK không chỉ là minh chứng cho khả năng ngôn ngữ mà còn là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội trong học tập và sự nghiệp. Việc nắm rõ danh sách các trường xét tuyển đầu vào và đầu ra bằng HSK sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng hơn trong quá trình học tập và chuẩn bị cho tương lai. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ là nguồn tham khảo hữu ích, giúp bạn xây dựng kế hoạch học tập tiếng Trung hiệu quả và đạt được mục tiêu học thuật của mình.