Rất nhiều người học IELTS Listening gặp tình trạng điểm số không tăng dù đã bỏ nhiều công sức luyện tập. Hiện tượng chững band này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chưa quen với tốc độ nói tự nhiên, kỹ năng nghe hiểu còn hạn chế hay chưa biết cách chọn lọc thông tin quan trọng. Trong bài viết này, STUDY4 sẽ phân tích kỹ lưỡng lý do khiến bạn khó nâng band IELTS Listening và đưa ra các chiến lược cải thiện hiệu quả, giúp bạn đạt kết quả tốt hơn trong phần thi này nhé.
I. Tại sao không thể tăng điểm Listening IELTS?
Chững band điểm IELTS Listening là hiện tượng phổ biến mà nhiều thí sinh gặp phải sau một thời gian ôn luyện. Điều này có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
1. Phương pháp luyện nghe thiếu chủ động
Một trong những nguyên nhân hàng đầu của chững band IELTS Listening là sự phụ thuộc vào phương pháp nghe thụ động, nghĩa là người học chỉ nghe bài nghe mà không tiến hành phân tích hoặc chú thích những chi tiết cần thiết. Điều này khiến quá trình học nghe của bạn trở nên máy móc, thiếu đi sự tương tác hay phân tích sâu sắc. Ví dụ, nhiều thí sinh chỉ lắng nghe nội dung mà không xác định các từ khóa chính, dẫn đến việc không nắm bắt được trọng tâm của bài nghe.
2. Thiếu sự đa dạng trong nguồn luyện nghe
Việc luyện tập quá nhiều với các dạng bài quen thuộc hoặc tài liệu cùng nguồn có thể khiến thí sinh trở nên quá quen thuộc với một dạng bài, dẫn đến việc thí sinh chỉ biết cách làm dạng đó chứ không hề tăng cường khả năng nghe toàn diện. Bài nghe trong kỳ thi IELTS vốn đa dạng về giọng điệu, tốc độ và phong cách, do đó, nếu bạn chỉ tiếp cận một nguồn nghe cụ thể, điểm Listening của bạn sẽ dễ bị chững lại ở band 6.
Chẳng hạn, thí sinh chỉ luyện nghe các bài giọng Anh-Anh mà không tiếp xúc với giọng Anh-Mỹ hoặc các giọng địa phương khác sẽ gặp khó khăn khi gặp phải các bài nghe mới trong kỳ thi.
Tại sao không thể tăng điểm Listening IELTS?
3. Sự xao lãng và thiếu tập trung
Thiếu kỹ năng tập trung cao độ khi nghe cũng là nguyên nhân gây chững điểm. Trong bài nghe IELTS, nếu thí sinh không giữ được tập trung hoặc dễ dàng bị phân tâm bởi những chi tiết nhỏ, họ sẽ bỏ lỡ các thông tin quan trọng. Ví dụ, khi nghe một bài với lượng thông tin dày đặc, người học dễ bị cuốn vào các từ ngữ phức tạp và bỏ qua ý chính của bài, dẫn đến việc điểm số không cải thiện dù đã dành nhiều thời gian luyện tập.
Xem thêm: Cách cải thiện việc mất tập trung khi nghe IELTS Listening
4. Chưa phát triển đồng đều các kỹ năng cần thiết để hỗ trợ kỹ năng nghe
IELTS Listening đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng khác nhau, bao gồm kỹ năng đọc hiểu, phân tích câu hỏi, dự đoán thông tin và cả kỹ năng ghi chú (note-taking). Việc thiếu đi bất kỳ kỹ năng nào trong số này cũng có thể khiến người học gặp khó khăn. Nếu thí sinh chưa thành thạo việc ghi chú nhanh hoặc chưa biết cách xác định từ khóa trong câu hỏi, khả năng làm bài sẽ bị ảnh hưởng và khó đạt điểm cao trong bài thi này.
5. Sự quen thuộc và lệ thuộc vào phương pháp cũ
Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến tình trạng chững điểm là việc người học bám vào phương pháp cũ mà không cập nhật hoặc thử nghiệm các kỹ thuật luyện nghe mới. Mặc dù điều này có thể khiến một người duy trì tốt phong độ khi nghe, nhưng đồng thời nó cũng có thể khiến họ rơi vào trạng thái "dậm chân tại chỗ". Bạn nên liên tục tự đánh giá hoặc tìm kiếm phản hồi từ nhiều người khác nhau để nhanh chóng nhận ra những điểm cần khắc phục, từ đó điều chỉnh phương pháp học sao cho phù hợp.
II. Cách cải thiện Listening IELTS dễ dàng và hiệu quả
Cách cải thiện Listening IELTS dễ dàng và hiệu quả
1. Luyện nghe có mục tiêu
Trong phần nghe IELTS, việc xác định từ khóa trước khi bài nghe bắt đầu giúp bạn nắm bắt các thông tin quan trọng thay vì bị cuốn vào những chi tiết không cần thiết. Khi đọc câu hỏi, hãy thử suy nghĩ về các từ khóa như người, địa điểm, thời gian và số liệu để định hướng nội dung sắp nghe, nâng cao khả năng tìm được đáp án đúng nhanh hơn.
Xem thêm: Cách tìm keyword trong IELTS Listening chính xác nhất
Ví dụ: Trong phần 2 của đề thi, nếu câu hỏi đề cập đến “thời gian bắt đầu sự kiện,” bạn nên chuẩn bị nghe những từ khóa như “start,” “beginning,” hoặc “kick off” thay vì nghe toàn bộ chi tiết không liên quan. Phương pháp này vừa tiết kiệm thời gian, vừa giúp bạn nhận diện nhanh chóng thông tin chính xác, từ đó cải thiện khả năng nghe có hiệu quả hơn.
2. Mở rộng tài liệu và nguồn nghe
Thay vì chỉ luyện với tài liệu IELTS, bạn nên tiếp cận các nguồn nghe phong phú như BBC News, TED Talks và cả podcast tiếng Anh để làm quen với các giọng và tốc độ nói khác nhau. Những nguồn này không chỉ giúp làm mới trải nghiệm học tập mà còn tạo nền tảng tốt cho kỹ năng nghe các giọng khác nhau – một yếu tố quan trọng trong đề thi IELTS.
Gợi ý nhỏ cho bạn là vào mỗi tuần, bạn có thể chọn một chủ đề TED Talk để nghe và cố gắng hiểu nội dung chính mà không cần đến phụ đề. Ban đầu việc này có thể khó khăn, nhưng nếu kiên trì lặp lại nhiều lần, kỹ năng nghe tổng quát và khả năng nhận diện từ của bạn chắc chắn sẽ tiến bộ đáng kể đó.
3. Luyện kỹ năng dự đoán và ghi chú nhanh
Kỹ năng dự đoán là một công cụ đắc lực giúp bạn tập trung vào nội dung quan trọng trước khi nghe, đặc biệt trong các câu hỏi yêu cầu số liệu hoặc sự kiện cụ thể. Khi dự đoán, bạn có thể hình dung những từ vựng liên quan và chuẩn bị tâm thế sẵn sàng nắm bắt khi nghe. Bên cạnh đó, việc ghi chú nhanh các từ khóa khi nghe sẽ giúp bạn ghi lại thông tin quan trọng mà không cần phải cố gắng nhớ quá nhiều.
Xem thêm: Cách take note IELTS Listening để làm bài nghe hiệu quả
Trước khi nghe, hãy đọc câu hỏi và thử dự đoán dạng thông tin (chẳng hạn, một con số, một địa điểm cụ thể) để khi nghe có thể nhận ra thông tin nhanh chóng. Nếu bạn nghe một số liệu, hãy ghi chú ngay thay vì cố nhớ trong khi thông tin khác vẫn tiếp tục được cung cấp để tránh bị quên/ rối loạn thông tin.
Xem thêm: Cách dự đoán câu trả lời IELTS Listening giúp bạn đạt target
Các mẹo nâng band Listening IELTS
4. Kiểm tra và đánh giá lại bài nghe
Sau khi luyện nghe xong, hãy so sánh đáp án với bản transcript. Hành động này sẽ giúp bạn phát hiện những lỗi sai mình hay mắc phải, như nghe nhầm từ có âm tương tự hoặc không hiểu được một số cụm từ. Hãy lưu ý đến các lỗi bạn hay mắc lặp đi lặp lại để có cách khắc phục cụ thể.
Ví dụ: Nếu bạn thường nhầm lẫn giữa các từ có âm gần giống nhau (như “seventeen” và “seventy”), hãy tạo một danh sách từ vựng có cách phát âm tương tự và luyện tập với chúng. Điều này giúp bạn ghi nhớ được cách phân biệt chúng và đảm bảo không mắc lại lỗi này khi gặp các tình huống tương tự.
5. Tăng cường luyện phát âm và lặp lại các đoạn khó
Phát âm chuẩn giúp bạn nhận diện từ khi nghe tốt hơn, đặc biệt là với các từ mới. Luyện tập với các đoạn có tốc độ nói nhanh hoặc từ vựng khó cũng giúp bạn cải thiện khả năng nghe từng âm tiết, tránh tình trạng bỏ lỡ thông tin. Một gợi ý của STUDY4 đó là bạn hãy thử áp dụng phương pháp Shadowing. Phương pháp này đã được chứng minh là có hiệu quả tốt cho cả kỹ năng Listening và Speaking do yêu cầu người thực hiện phải hiểu và bắt chước lại đúng cách phát âm, ngữ điệu và tone giọng của người nói.
Bạn có thể lựa chọn một đoạn hội thoại có nhiều từ mới, nghe đi nghe lại và cố gắng hiểu hết nội dung. Sau đó, thử bắt chước cách phát âm và ngữ điệu của người nói để ghi nhớ và nhận diện từ hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể note lại các từ mới trong đoạn podcast để cải thiện vốn từ vựng của mình.
6. Lập kế hoạch luyện nghe rõ ràng và theo dõi tiến bộ
Một kế hoạch luyện nghe rõ ràng, chi tiết sẽ giúp bạn tránh cảm giác mơ hồ trong quá trình học và đạt được hiệu quả tối ưu. Đặt ra mục tiêu cụ thể cho từng buổi luyện nghe, chẳng hạn như cải thiện khả năng nghe số liệu, làm quen với các giọng vùng miền hoặc luyện phát âm chuẩn xác. Hãy ghi lại tiến bộ để biết mình đã cải thiện ở những điểm nào và cần rèn luyện thêm ở đâu. Kiên trì chắc chắn sẽ đem lại kết quả tốt, đừng bỏ cuộc giữa chừng bạn nhé!
III. Các mẹo nâng band Listening IELTS theo từng part
Cách cải thiện Listening IELTS dễ dàng
Part 1: Hội thoại xã hội (Social Interaction)
Part 1 IELTS Listening thường là cuộc đối thoại giữa hai người về các tình huống giao tiếp hàng ngày như hỏi về các dịch vụ, đặt chỗ hoặc trao đổi thông tin cơ bản. Đây là phần dễ nhất trong IELTS Listening, nhưng bạn không nên chủ quan vì đây là nền tảng để có thể làm quen với tốc độ và giọng nói trong phần thi.
Mẹo làm bài nghe Part 1
Tập trung vào từ khóa trong câu hỏi: Xác định các từ khóa như con số, tên riêng hoặc những thông tin cụ thể cần tìm.
→ Nếu câu hỏi đề cập đến địa chỉ hoặc số điện thoại, hãy chú ý đến các số và cách đánh vần tên riêng (spelling) vì phần này có thể dễ dàng bị “miss” nếu không chú ý nghe từ đầu.
Luyện tập nhận diện cách đánh vần và số liệu: Đánh vần (spelling) là kỹ năng thường xuyên xuất hiện trong Part 1, đặc biệt là khi nói về tên riêng hay địa chỉ. Hãy luyện tập kỹ càng phần này.
→ Ví dụ như khi nghe tên như "John Smith," bạn cần tập trung nghe kỹ từng chữ cái để viết đúng chính tả để tránh nhầm lẫn thông tin và mất điểm.
Chú ý đến những từ chuyển ý: Trong một số trường hợp, người nói có thể thay đổi hoặc đính chính lại thông tin. Hãy chú ý đến các từ như "actually," "no, wait," hoặc "sorry," vì đây có thể là dấu hiệu của sự thay đổi nội dung câu nói.
Part 2: Độc thoại về thông tin chung (Monologue on General Topic)
Phần này là bài nói độc thoại của một người, thường là các thông báo, hướng dẫn hoặc miêu tả sự kiện, địa điểm. Part 2 sẽ phức tạp hơn part 1 vì tốc độ nói phần này có thể nhanh hơn và chứa nhiều nội dung hơn.
Mẹo làm bài nghe Part 2
Nắm vững bố cục bài nói: Các bài nói trong phần này thường có trình tự nhất định, chẳng hạn như bắt đầu bằng giới thiệu chung về bối cảnh bài nói rồi mới đi vào các chi tiết cụ thể.
→ Ví dụ trong một bài nói về hướng dẫn tham quan, người nói có thể bắt đầu bằng lịch sử, sau đó giới thiệu các khu vực khác nhau trong bảo tàng. Việc hình dung trước trình tự sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi và tìm câu trả lời hơn.
Tập trung vào từ khóa liên quan đến vị trí và hướng đi: Nhiều câu hỏi trong Part 2 sẽ liên quan đến hướng dẫn di chuyển, vị trí/ sơ đồ của tòa nhà hoặc chi tiết cụ thể về địa điểm nào đó.
→ Khi nghe thông tin chỉ dẫn đường, hãy lưu ý các từ như “left,” “right,” “across,” và các mốc quan trọng để dễ dàng định hình không gian.
Chú ý các từ chỉ thời gian: Các từ chỉ thời gian như “next,” “then,” “before” sẽ giúp bạn dễ nắm bắt được tiến trình của bài nói và tìm thông tin chính xác cho câu trả lời.
Mẹo nâng band Listening IELTS hiệu quả
Part 3: Hội thoại học thuật hoặc nhóm (Academic Discussion)
Part 3 là đoạn hội thoại giữa nhiều người, thường là sinh viên và giảng viên hoặc một nhóm người thảo luận về chủ đề học thuật. Đây là một phần nghe khó vì nội dung phức tạp hơn và có nhiều người nói cùng lúc với nhiều ý kiến khác nhau.
Mẹo làm bài nghe Part 3
Xác định giọng nói của từng người: Part 3 thường bao gồm 2-3 người, mỗi người có quan điểm khác nhau, và đôi khi họ tranh luận hoặc bổ sung ý kiến cho nhau. Nếu một câu hỏi yêu cầu bạn xác định ai có quan điểm cụ thể, hãy ghi nhớ giọng và ý kiến của từng người để dễ nhận biết khi chọn đáp án nhé.
Chú ý đến các từ chỉ ý kiến: Những từ như “I think,” “In my opinion,” hay “I believe” là dấu hiệu cho thấy người nói đưa ra ý kiến cá nhân, đây thường là manh mối để trả lời câu hỏi.
→ Ví dụ: Nếu một sinh viên nói “I’m not sure that’s right,” thì đây là dấu hiệu cho thấy họ có quan điểm khác biệt, hãy lưu ý tới câu nói trên khi trả lời câu hỏi về sự khác biệt ý kiến nhé.
Luyện kỹ năng nhận diện nội dung phức tạp và suy luận: Vì nội dung Part 3 thường có nhiều chi tiết mang tính học thuật, hãy chú ý đến những thuật ngữ chuyên ngành hoặc ngôn ngữ học thuật để không bị lạc hướng khi làm bài.
Part 4: Bài giảng học thuật (Academic Lecture)
Cuối cùng, Part 4 trong Listening cũng là phần khó nhất, bao gồm bài giảng của một giảng viên hoặc chuyên gia về một chủ đề học thuật. Đặc điểm của phần này đó là khối lượng thông tin khi nghe rất dày đặc và có nhiều thuật ngữ chuyên môn.
Mẹo làm bài nghe Part 4
Hiểu cấu trúc của bài giảng: Các bài giảng học thuật thường có cấu trúc rõ ràng, từ giới thiệu, giải thích đến các ví dụ minh họa. Việc nắm rõ cấu trúc sẽ giúp bạn tìm thông tin dễ dàng hơn.
→ Ví dụ: Nếu bài giảng về “quá trình sinh học của cây,” phần đầu thường là giới thiệu về cây, sau đó là các giai đoạn phát triển.
Tìm các từ khóa về chủ đề học thuật: Bài giảng học thuật thường dùng từ ngữ chuyên môn, vì vậy bạn nên chuẩn bị từ vựng về chủ đề thông thường như sinh học, lịch sử, kinh tế…
→ Ví dụ: Trong một bài về khí hậu, từ khóa có thể là “carbon emissions,” “global warming,” hay “renewable energy.” Các từ này sẽ giúp bạn nắm rõ nội dung chính của bài giảng.
Tập trung vào câu chuyển ý và các cụm từ liên kết: Các câu chuyển ý như “moving on to,” “in addition,” hoặc “for example” thường là tín hiệu để chuyển sang một ý mới, giúp bạn theo kịp nội dung mà không cần hiểu tất cả các từ vựng trong bài nghe.
KHÓA HỌC IELTS INTENSIVE LISTENING của STUDY4 ➡️BIẾN LISTENING THÀNH KỸ NĂNG IELTS MẠNH NHẤT CHỈ VỚI 50 GIỜ HỌC Khóa học bao gồm: 🎯Chiến lược làm bài và chữa đề chi tiết: Khóa học cung cấp video bài giảng hướng dẫn chi tiết cách làm từng dạng câu hỏi trong IELTS Listening và hơn 200h clip chữa chi tiết. 🎧Thực hành luyện nghe bộ từ vựng phổ biến nhất trong phần thi IELTS Listening Gần 15.000 từ và cụm từ có xác suất 99% xuất hiện trong bài thi IELTS Listening được chia thành các chủ đề như: danh từ, tính từ, động từ, tiền tệ, ngày tháng, số/mã, số nhiều/số ít… giúp bạn mở rộng vốn từ, nắm chắc chính tả cho dạng bài điền từ. 🔊Luyện nghe hàng ngày với phương pháp dictation (nghe chép chính tả)
📝Tận dụng transcript để tập tìm keywords và học từ mới Transcript được tách câu rõ ràng, kèm công cụ highlight, take note và tạo flashcards giúp bạn tận dụng tối đa transcript của bài nghe để học từ mới, luyện tập tìm keywords hoặc tra lỗi sai sau khi luyện đề xong. |
Lời kết
Trên đây STUDY4 đã chia sẻ cho bạn về lý do tại sao không thể tăng điểm Listening IELTS cùng mẹo nâng band Listening IELTS hiệu quả rồi đó!
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào, hãy bình luận bên dưới để STUDY4 giải đáp cho bạn nhé!
Bình luận
Vui lòng đăng nhập để comment