Kỳ thi HSK đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng sử dụng tiếng Trung của thí sinh trên toàn thế giới. Với sự tiến bộ của công nghệ, hiện tại, các thí sinh có thể lựa chọn thi HSK theo hai hình thức: thi trên máy tính hoặc thi trên giấy. Mỗi hình thức đều có những lợi ích và hạn chế riêng, phù hợp với nhu cầu và khả năng khác nhau của mỗi thí sinh. Trong bài viết này, STUDY4 sẽ review thi HSK trên máy, cho bạn một cái nhìn khách quan, từ đó quyết định nên chọn hình thức thi nào. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
I. Thi HSK trên máy là gì và sự khác biệt giữa thi HSK trên máy và thi trên giấy
Trước khi quyết định nên thi HSK trên giấy hay trên máy, hãy cùng STUDY4 khám phá hai hình thức này và những điểm khác biệt giữa chúng nhé!
1. Review thi HSK trên máy
Thi HSK trên máy tính là hình thức làm bài thi HSK (Hanyu Shuiping Kaoshi) thông qua một thiết bị điện tử như máy tính hoặc laptop, thay vì sử dụng giấy và bút. Thí sinh sẽ thực hiện các phần thi nghe, đọc, và viết trực tiếp trên máy tính. Toàn bộ quá trình làm bài, từ việc nghe file âm thanh cho đến đọc và viết câu trả lời, đều được thực hiện trên một giao diện phần mềm được thiết kế đặc biệt cho kỳ thi này.
Khi review thi HSK trên máy, các bạn thí sinh đều cho rằng hình thức thi này có một số ưu điểm như tiết kiệm thời gian ghi chép, dễ dàng chỉnh sửa câu trả lời, và không lo bị mất điểm vì chữ viết tay khó đọc. Ngoài ra, kết quả thi thường có thể được công bố nhanh hơn so với thi trên giấy.
Tuy nhiên, thi trên máy tính cũng đòi hỏi thí sinh cần có kỹ năng thao tác máy tính tốt và khả năng tập trung làm bài trực tiếp trên màn hình trong suốt thời gian thi.
Một điểm đặc biệt nữa là khi kết thúc thời gian của một phần, phần thi đó sẽ bị khóa lại và thí sinh buộc phải tiếp tục sang phần kế tiếp và không được phép quay lại để xem lại hoặc chỉnh sửa các câu hỏi ở phần trước, ngay cả khi vẫn còn dư thời gian. Quy định này giúp đảm bảo tính công bằng, khách quan và duy trì trật tự xuyên suốt kỳ thi.
2. So sánh sự giống và sự khác biệt giữa thi HSK trên máy và thi trên giấy
Dù hai hình thức thi HSK có sự khác biệt về cách thức làm bài, nhưng độ khó, nội dung và cấu trúc của kỳ thi vẫn không thay đổi.
Sự khác biệt giữa thi HSK trên máy và thi trên giấy nằm ở các điểm sau:
Tiêu chí |
Thi trên máy tính |
Thi trên giấy |
Cách thức trả lời |
Chọn đáp án trực tiếp trên máy tính bằng cách nhấp chuột. |
Tô đáp án bằng bút và viết tay vào phiếu trả lời. |
Hình thức nghe |
Mỗi thí sinh được cung cấp tai nghe riêng, giúp tăng khả năng tập trung. |
Cả phòng thi cùng nghe chung qua hệ thống loa ngoài. |
Phần thi viết |
Gõ pinyin và chọn từ thích hợp trên bàn phím máy tính. |
Ghi nhớ chính xác cách viết ký tự và viết tay trực tiếp trên giấy. |
II. Nên thi HSK trên giấy hay trên máy?
Khi đứng trước câu hỏi nên thi HSK trên giấy hay trên máy, mỗi thí sinh đề có những lo lắng riêng. Việc quyết định chọn hình thức nào phù hợp sẽ tùy thuộc vào việc học tập, cách các bạn luyện các kỹ năng, và điều kiện cụ thể của từng người. Hình thức nào cũng đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng, điều này đòi hỏi thí sinh cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra quyết định tốt nhất.
1. So sánh ưu, nhược điểm của kỳ thi HSK trên giấy và trên máy
Dưới đây là bảng so sánh chi tiết về ưu điểm và nhược điểm của thi HSK trên máy tính và thi HSK trên giấy. STUDY4 hy vọng rằng bảng tổng hợp này sẽ giúp thí sinh hiểu rõ hơn trước khi quyết định chọn hình thức thi phù hợp với mình:
Tiêu chí |
Thi HSK trên máy tính |
Thi HSK trên giấy |
Ưu điểm |
- Không cần nhớ cách viết ký tự: Thí sinh chỉ cần nhớ cách phát âm (pinyin) để nhập vào và chọn ký tự phù hợp từ danh sách hiện ra trên máy tính. Điều này giúp giảm bớt áp lực ghi nhớ cách viết các ký tự phức tạp, đặc biệt hữu ích cho những người học ở trình độ thấp hơn hoặc chưa thành thạo viết chữ Hán. - Tăng khả năng tập trung khi nghe: Mỗi thí sinh sẽ được cung cấp một tai nghe riêng biệt. Do vậy, bạn sẽ dễ dàng tập trung hơn khi làm phần thi nghe, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng từ tiếng ồn bên ngoài hoặc chất lượng âm thanh của phòng thi. |
- Không gây mỏi mắt: Do không phải nhìn vào màn hình máy tính liên tục trong thời gian dài, thí sinh sẽ ít bị mỏi mắt, giúp duy trì sự thoải mái và tập trung cao độ trong suốt kỳ thi. - Cảm giác quen thuộc: Nhiều thí sinh cảm thấy thoải mái hơn khi làm bài thi bằng cách sử dụng bút và giấy. Điều này có thể giúp giảm bớt căng thẳng và tạo sự tự tin hơn trong quá trình làm bài. - Được xem trước trong bài thi nghe: Khi thi trên giấy, bạn rất dễ dàng đọc trước các lựa chọn trong bài thi nghe, từ đó có những phán đoán riêng trước khi đoạn âm thanh bắt đầu. Điều này giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn, nghe đúng trọng tâm hơn. |
Nhược điểm |
- Rủi ro về các sự cố kỹ thuật: Thí sinh có thể gặp phải các vấn đề kỹ thuật như máy tính bị hỏng, kết nối mạng bị gián đoạn hoặc phần mềm thi gặp lỗi. Những sự cố này có thể làm gián đoạn quá trình làm bài và ảnh hưởng đến kết quả thi của thí sinh, đặc biệt nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời từ phía trung tâm thi. - Khó khăn khi làm bài Đọc: Do màn hình máy tính có giới hạn về kích thước, thí sinh không thể xem toàn bộ nội dung của phần Đọc trên một trang duy nhất, mà phải chuyển trang nhiều lần để đọc hết các câu hỏi. Việc này có thể làm mất thời gian và làm giảm tốc độ làm bài của thí sinh. - Không thể quay lại chỉnh sửa: Hệ thống thi trên máy tính sẽ tự động khóa phần thi ngay khi hết thời gian quy định, do đó thí sinh không thể quay lại kiểm tra hoặc sửa các câu trả lời của phần thi trước đó. Điều này đòi hỏi thí sinh phải quản lý thời gian thật tốt và hoàn thành phần thi đúng thời gian. - Dễ mắc lỗi đánh máy: Thí sinh có thể gặp khó khăn nếu không quen với cách gõ tiếng Trung, chẳng hạn như việc nhập âm ü bằng phím v hoặc sử dụng dấu câu chính xác. Những lỗi nhỏ như vậy có thể dẫn đến việc mất điểm không đáng có. |
- Yêu cầu phải nhớ cách viết ký tự: Thí sinh cần ghi nhớ chính xác cách viết của từng ký tự tiếng Hán. Việc viết tay yêu cầu sự rõ ràng, chính xác và thẩm mỹ, vì nếu chữ viết không rõ ràng, rất có thể sẽ ảnh hưởng đến việc chấm điểm. Đây có thể là thách thức lớn đối với những thí sinh chưa quen viết chữ Hán hoặc chữ viết không đẹp. - Không được cấp tai nghe cá nhân: Thí sinh không được cung cấp tai nghe cá nhân, mà phải nghe qua hệ thống loa ngoài của phòng thi. Điều này có thể làm giảm chất lượng âm thanh trong phần thi Nghe, đặc biệt nếu có tiếng ồn từ môi trường xung quanh hoặc âm thanh từ loa không rõ ràng, gây khó khăn trong việc nghe hiểu. - Sửa sai tốn thời gian: Việc chỉnh sửa câu trả lời trên giấy có thể tốn nhiều thời gian, vì thí sinh cần xóa hoặc gạch bỏ đáp án cũ và viết lại đáp án mới một cách rõ ràng. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ làm bài, đặc biệt nếu thí sinh phải sửa chữa nhiều lần. |
2. Nên thi HSK trên giấy hay trên máy?
Việc lựa chọn giữa hình thức thi HSK trên máy tính hay trên giấy phụ thuộc vào khả năng cá nhân và cách ôn luyện của từng thí sinh.
Đối với những ai có khả năng đánh máy nhanh, thành thạo việc gõ pinyin và muốn giảm bớt áp lực về việc ghi nhớ từng nét viết của các ký tự Hán, thì hình thức thi trên máy tính có thể là một lựa chọn tối ưu. Với việc chỉ cần nhập pinyin và chọn từ đúng, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và tránh những lỗi sai về viết tay. Đồng thời, việc sử dụng tai nghe cá nhân trong phần thi Nghe giúp bạn tập trung hơn, tránh được các ảnh hưởng từ tiếng ồn xung quanh.
Ngược lại, nếu bạn tự tin vào khả năng viết tay của mình và thấy thoải mái khi làm bài trên giấy, thì thi HSK trên giấy có thể là lựa chọn thích hợp hơn. Khi lựa chọn hình thức này, bạn cũng có thể “lén” kiểm tra lại các câu trả lời đã hoàn thành nếu còn thời gian, giúp bạn sửa sai, đảm bảo câu trả lời tốt nhất có thể.
Tóm lại, cả hai hình thức thi HSK đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Không có hình thức nào tuyệt đối tốt hơn hình thức kia, và cũng không có câu trả lời cố định cho việc nên thi HSK trên giấy hay trên máy. Quan trọng nhất là mỗi thí sinh nên xem xét kỹ lưỡng các ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức, đồng thời đánh giá đúng điểm mạnh của bản thân. Điều này sẽ giúp bạn chọn được phương thức làm bài phù hợp nhất, từ đó thể hiện tối đa năng lực của mình trong kỳ thi HSK.
III. Kinh nghiệm thi HSK trên máy đạt điểm cao
Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích, được đúc kết từ những thí sinh đã đạt kết quả cao trong các kỳ thi HSK trên máy trước:
1. Thành thạo ngữ pháp từ giáo trình cơ bản
Nhiều người học tiếng Trung thường cho rằng nội dung trong các quyển giáo trình Hán ngữ quá đơn giản, không đủ để chuẩn bị cho kỳ thi HSK. Vì thế, các bạn luôn cố gắng tìm kiếm các tài liệu nâng cao, nhưng điều này đôi khi dẫn đến việc bỏ qua những kiến thức nền tảng. Trên thực tế, bộ giáo trình Hán ngữ 6 quyển là nền tảng vững chắc, giúp bạn nắm vững ngữ pháp cơ bản trước khi học lên những bậc cao hơn nữa.
Theo chia sẻ của nhiều thí sinh khi review thi HSK trên máy và thi viết tay thì ngữ pháp cơ bản đóng vai trò quan trọng trong kỳ thi HSK, đặc biệt là những điểm ngữ pháp tưởng chừng đơn giản nhưng dễ bị nhầm lẫn, chẳng hạn như cách sử dụng đúng của các từ nối như 的, 得, 地. Nhiều thí sinh đã chia sẻ rằng họ đã bị mất điểm đáng tiếc vì những lỗi này.
2. Chăm chỉ học từ vựng và ghi nhớ chữ Hán
Một trong những khó khăn lớn nhất khi học tiếng Trung là việc ghi nhớ mặt chữ Hán. Như đã biết, trong tiếng Trung có rất nhiều từ đồng âm. Do vậy, việc quên cách viết một ký tự có thể khiến bạn chọn sai từ và mất điểm, với mức trừ tối thiểu là 0,2 điểm cho mỗi lỗi.
Để khắc phục, hãy tập trung học chữ Hán thông qua các bộ thủ để hiểu rõ hơn về cấu trúc và ý nghĩa của các ký tự. Ngoài ra, bạn cũng nên luyện viết chữ Hán thường xuyên để nhớ được mặt chữ Hán lâu hơn.
3. Luyện đề thi thường xuyên để làm quen với cấu trúc đề
Luyện đề thi HSK đều đặn sẽ giúp bạn làm quen với cấu trúc đề thi và tránh bỡ ngỡ khi làm bài thi thật. Không chỉ vậy, việc này còn giúp bạn tích lũy kiến thức và cải thiện kỹ năng làm bài.
Tuy nhiên, việc luyện đề chỉ thực sự hiệu quả khi bạn kết hợp ghi chép lại các từ vựng và ngữ pháp mới mà mình gặp phải. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tự giới hạn thời gian làm bài để rèn luyện phản xạ nhanh và khả năng xử lý tình huống khi vào phòng thi.
Theo kinh nghiệm của những thí sinh trước, phần Nghe của kỳ thi HSK thường có độ khó tương tự các đề minh họa. Nếu bạn luyện tập đủ, việc gặp phải một vài từ mới trong đề thi cũng không quá khó khăn do bạn có thể dựa vào ngữ cảnh để suy luận. Một điều quan trọng cần lưu ý là tốc độ của bài thi Nghe thực tế nhanh hơn khoảng 0,25 lần so với đề minh họa, nên bạn có thể điều chỉnh tốc độ nghe trong quá trình ôn tập để thích nghi.
4. Luyện tập tất cả các kỹ năng
Để vượt qua kỳ thi HSK, bạn cần phải thành thạo tất cả các kỹ năng Nghe, Đọc, Viết, và thậm chí là Nói đối với cấp độ từ HSK3 trở lên. Kỹ năng nào cũng quan trọng và không nên xem nhẹ bất kỳ phần nào. Dưới đây là cách rèn luyện từng kỹ năng:
- Kỹ năng Nghe: Khi làm bài nghe, hãy tập trung cao độ, không để bản thân bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài. Nếu bỏ lỡ một câu, đừng mải suy nghĩ mà hãy tập trung vào câu tiếp theo. Điều này giúp bạn không bỏ lỡ toàn bộ nội dung bài nghe. Ngoài ra, trong lúc phát đoạn nhạc giới thiệu, bạn có thể tranh thủ đọc lướt qua các đáp án để chuẩn bị tâm lý trước khi nghe.
- Kỹ năng Nói: Hãy luyện nói thường xuyên bằng cách nói trước gương hoặc ghi âm lại để tự kiểm tra. Bạn nên tập luyện với các chủ đề có trong giáo trình ôn thi và mở rộng ra nhiều chủ đề thực tế khác. Việc tích lũy vốn kiến thức phong phú sẽ giúp bạn tự tin và không lúng túng trong bài thi nói HSKK.
- Kỹ năng Đọc: Khi làm phần Đọc, bạn nên đọc qua các đáp án trước rồi mới quay lại đoạn văn để tìm chi tiết liên quan. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và tránh bị đánh lừa bởi các câu trả lời có nội dung tương tự nhưng không chính xác. Ngoài ra, đừng quên tích luỹ thêm vốn từ vựng để có thể hoàn thành tốt phần thi này nhé!
- Kỹ năng Viết: Phần thi viết đòi hỏi bạn phải có lượng từ vựng và ngữ pháp tốt. Với HSK5, việc học thuộc các cụm từ và thành ngữ sẽ giúp bài viết của bạn đạt điểm cao hơn. Đối với HSK6, bài viết yêu cầu kỹ năng tóm tắt và khả năng ghi nhớ các ý chính. Hãy đọc qua toàn bộ bài để hiểu ý tổng thể, sau đó ghi nhớ các chi tiết quan trọng và sử dụng các câu phức để nâng cao chất lượng bài viết.
Bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng và luyện tập đều đặn, bạn sẽ tự tin hơn khi bước vào kỳ thi HSK trên máy tính, nắm chắc cơ hội đạt được kết quả cao.
Lời kết
Như vậy, STUDY4 đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết về kỳ thi HSK trên máy tính, đồng thời cung cấp các lời khuyên cho câu hỏi nên thi HSK trên giấy hay trên máy. Hy vọng rằng những mẹo ôn luyện và chiến lược làm bài mà STUDY4 đã chia sẻ sẽ giúp bạn tự tin hơn khi bước vào kỳ thi và đạt được kết quả như mong muốn.
Bình luận
Vui lòng đăng nhập để comment