Tất cả bài mẫu của STUDY4 đều được chuẩn bị và chấm bởi Mitchell McKee:
- Cử nhân ngành Ngôn Ngữ Học Tiếng Anh (Đại học Glasgow, Scotland);
- Thạc sĩ ngành Ngôn Ngữ Học Ứng Dụng (Đại học Glasgow, Scotland);
- 3 năm kinh nghiệm giảng dạy và hướng dẫn thi IELTS ở Anh.
1. Phân tích
1.1. Phân tích đề bài
Đề bài:
In some countries, the government fully funds all university courses while in others, students have to pay for their own education. Discuss the advantages and disadvantages of each approach and give your opinion.
Ở một số quốc gia, chính phủ tài trợ toàn bộ cho tất cả các khóa học đại học trong khi ở những quốc gia khác, sinh viên phải tự chi trả cho việc học của mình. Thảo luận về những ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp và đưa ra ý kiến của bạn.
=> Đề bài này thuộc dạng Discussion.
Xem thêm: Cách làm dạng bài Discussion IELTS Writing Task 2
1.2. Dàn ý
Introduction:
- Trong lĩnh vực giáo dục đại học, cách tiếp cận về tài trợ thay đổi đáng kể giữa các quốc gia, từ việc tài trợ hoàn toàn bởi chính phủ cho các khóa học đại học đến các hệ thống mà sinh viên phải chịu gánh nặng tài chính cho việc học của mình.
=> In the topic of higher education, the funding approach varies significantly from one country to another, ranging from fully government-funded university courses to systems where students bear the financial burden of their education.
- Đưa ra quan điểm cá nhân: Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, và việc tìm ra một cách tiếp cận chung có thể là một công việc phức tạp.
=> Each approach has its own set of advantages and disadvantages, and finding a balanced middle ground can be a complex endeavor.
Body 1: Biện chứng số một:
- Nó thúc đẩy khả năng tiếp cận giáo dục bình đẳng, bất kể nền tảng tài chính của mỗi cá nhân → đảm bảo rằng những sinh viên tài năng thuộc mọi tầng lớp kinh tế xã hội đều có cơ hội theo đuổi giáo dục đại học → một xã hội công bằng hơn
=> It promotes equal access to education, irrespective of an individual's financial background → ensures that talented students from all socio-economic strata have the opportunity to pursue higher education → a more equitable society.
- Nó cho phép sinh viên chỉ tập trung vào việc học mà không phải chịu gánh nặng về học phí và căng thẳng tài chính liên quan → nâng cao kết quả học tập.
=> It allows students to focus solely on their studies without the burden of tuition fees and associated financial stress → enhancing academic performance.
Body 2: Biện chứng số hai:
- Trong trường hợp giáo dục hoàn toàn do nhà nước tài trợ, có thể không có đủ động lực để các tổ chức duy trì các tiêu chuẩn cao về chất lượng và hiệu quả, vì không có sự cạnh tranh về học phí giữa sinh viên → dẫn đến sự tự mãn và tiêu chuẩn giáo dục thấp hơn
=> In cases where education is entirely state-funded, there might be insufficient incentive for institutions to maintain high standards of quality and efficiency, as the competition for students based on tuition fees is absent → result in complacency and lower educational standards
- Khi sinh viên được yêu cầu tự chi trả cho việc học của mình, điều đó có thể khuyến khích các trường đại học cung cấp các chương trình chất lượng cao để thu hút sinh viên.
=> When students are required to pay for their own education, it can incentivize universities to offer high-quality programs to attract students.
- Nó thúc đẩy ý thức trách nhiệm cá nhân, khuyến khích sinh viên đưa ra quyết định sáng suốt về lựa chọn chuyên ngành và con đường sự nghiệp, tạo ra sự liên kết tốt hơn giữa giáo dục và thị trường việc làm.
=> It fosters a sense of personal responsibility, encouraging students to make informed decisions about their choice of major and career path, potentially resulting in better alignment between education and the job market.
Conclusion: Đưa ra giải pháp chung: Optimal solution → Hybrid approach
- Chính phủ nên cung cấp hỗ trợ tài chính dựa trên nhu cầu cho sinh viên có hoàn cảnh thu nhập thấp để tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận giáo dục đại học.
=> Governments should provide needs-based financial assistance for students from low-income backgrounds to have equal opportunities to access higher education.
- Những người có đủ khả năng chi trả nên được khuyến khích trả một phần hoặc toàn bộ cho việc học của họ → nâng cao tinh thần trách nhiệm đồng thời duy trì chất lượng giáo dục và khả năng tiếp cận.
=> Those who can afford it should be encouraged to partially or fully finance their education → promoting a sense of responsibility while maintaining educational quality and accessibility.
2. Bài mẫu Band 8.0+
In some countries, the government fully funds all university courses while in others, students have to pay for their own education. Discuss the advantages and disadvantages of each approach and give your opinion.
In the topic of higher education, the funding approach varies significantly from one country to another, ranging from fully government-funded university courses to systems where students bear the financial burden of their education. Each approach has its own set of advantages and disadvantages, and finding a balanced middle ground can be a complex endeavor.
On one hand, the system where the government fully funds university courses comes with several noteworthy benefits. Firstly, it promotes equal access to education, irrespective of an individual's financial background. This ensures that talented students from all socio-economic strata have the opportunity to pursue higher education, contributing to a more equitable society. Moreover, it allows students to focus solely on their studies without the burden of tuition fees and associated financial stress, potentially enhancing academic performance.
However, this approach is not without its drawbacks. In cases where education is entirely state-funded, there might be insufficient incentive for institutions to maintain high standards of quality and efficiency, as the competition for students based on tuition fees is absent. This can result in complacency and, in some cases, lower educational standards. Conversely, when students are required to pay for their own education, it can incentivize universities to offer high-quality programs to attract students. Additionally, it fosters a sense of personal responsibility, encouraging students to make informed decisions about their choice of major and career path, potentially resulting in better alignment between education and the job market.
In my view, an optimal solution lies in a hybrid approach. Governments should provide needs-based financial assistance, such as grants or low-interest loans, to ensure that students from low-income backgrounds have equal opportunities to access higher education. Simultaneously, those who can afford it should be encouraged to partially or fully finance their education, promoting a sense of responsibility while maintaining educational quality and accessibility. This balanced approach endeavors to strike a harmonious equilibrium between promoting equity and responsibility in financing higher education.
Số từ: 320
- financial burden: gánh nặng tài chính
- endeavor (n): nỗ lực
- noteworthy (adj): đáng chú ý
- irrespective (adj): bất kể
- socio-economic strata: tầng lớp kinh tế xã hội
- equitable (adj): công bằng
- tuition fee: học phí
- state-funded (adj): nhà nước tài trợ
- incentive (n): khuyến khích
- complacency (n): sự tự mãn
- alignment (n): sự liên kết, phù hợp
- optimal (adj): tối ưu
- grant (n): trợ cấp
- partially (adv): một phần
- equilibrium (n): điểm cân bằng
Bài dịch:
Trong lĩnh vực giáo dục đại học, cách tiếp cận về tài trợ thay đổi đáng kể giữa các quốc gia, từ việc tài trợ hoàn toàn bởi chính phủ cho các khóa học đại học đến các hệ thống mà sinh viên phải chịu gánh nặng tài chính cho việc học của mình. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, và việc tìm ra một cách tiếp cận chung có thể là một công việc phức tạp.
Một mặt, hệ thống nơi chính phủ tài trợ toàn bộ cho các khóa học đại học mang lại một số lợi ích đáng chú ý. Thứ nhất, nó thúc đẩy khả năng tiếp cận giáo dục bình đẳng, bất kể nền tảng tài chính của một cá nhân. Điều này đảm bảo rằng những sinh viên tài năng thuộc mọi tầng lớp kinh tế xã hội đều có cơ hội theo đuổi nền giáo dục đại học, góp phần xây dựng một xã hội công bằng hơn. Hơn nữa, nó cho phép sinh viên chỉ tập trung vào việc học mà không phải chịu gánh nặng về học phí và những căng thẳng tài chính liên quan, từ đó có nhiều khả năng sẽ cải thiện được kết quả học tập.
Tuy nhiên, cách tiếp cận này không phải là không có nhược điểm. Trong trường hợp giáo dục hoàn toàn do nhà nước tài trợ, nó có thể sẽ không có đủ động lực để các trường duy trì các tiêu chuẩn cao về chất lượng và hiệu quả, vì không có sự cạnh tranh giành sinh viên dựa trên học phí. Điều này có thể dẫn đến sự tự mãn và trong một số trường hợp, khiến tiêu chuẩn giáo dục thấp hơn. Ngược lại, khi sinh viên phải tự chi trả cho việc học của mình, điều đó có thể khuyến khích các trường đại học cung cấp các chương trình chất lượng cao để thu hút sinh viên. Ngoài ra, nó còn nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm cá nhân, khuyến khích sinh viên đưa ra quyết định sáng suốt về lựa chọn chuyên ngành và con đường sự nghiệp, tạo ra sự liên kết tốt hơn giữa giáo dục và thị trường việc làm.
Theo quan điểm của tôi, giải pháp tối ưu nằm ở cách tiếp cận kết hợp cả hai thứ. Chính phủ nên cung cấp hỗ trợ tài chính dựa trên nhu cầu, chẳng hạn như trợ cấp hoặc cho vay lãi suất thấp, để đảm bảo rằng sinh viên có nền tảng thu nhập thấp cũng có cơ hội bình đẳng để tiếp cận giáo dục đại học. Đồng thời, những người có đủ khả năng chi trả nên được khuyến khích tài trợ một phần hoặc toàn bộ cho việc học của mình, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong khi vẫn duy trì được chất lượng giáo dục và khả năng tiếp cận. Cách tiếp cận cân bằng này chính là nỗ lực để đạt được sự cân bằng hài hòa giữa thúc đẩy tính công bằng và trách nhiệm trong việc tài trợ cho giáo dục đại học.
IELTS INTENSIVE WRITING - LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH CHI TIẾT CÁC ESSAY + CHẤM CHỮA ESSAY BẰNG AI Khóa học bao gồm: ✍️Phân tích chi tiết essay sample: Các bài viết được phân tích chi tiết => Giúp bạn nắm được công thức phát triển ý của đoạn và bài. Các từ mới kèm nghĩa tiếng Việt, các từ và cụm từ liên kết ý, liên kết đoạn được highlight để bạn dễ dàng học tập. 📖Luyện tập từ vựng: Mỗi bài đều có thêm phần luyện tập điền từ đã học => Bạn sẽ mở rộng vốn từ vựng hơn rất nhiều 📝Luyện tập sử dụng liên kết câu và thực hành chữa lỗi ngữ pháp: Đa dạng bài tập ngữ pháp, điền từ, cụm từ liên kết, đại từ => Hạn chế lỗi sai khi viết bài. 📑Thực hành viết lại câu: Bài tập viết lại câu giúp nắm được vai trò câu trong một đoạn và cách xây dựng một bài viết hoàn chỉnh. 🌐Tính năng chấm WRITING bằng AI: Bạn sẽ được AI chấm bài Writing của mình, gồm cả chữa lỗi sai và đưa ra gợi ý chi tiết theo đúng 4 TIÊU CHÍ, để giúp bạn đạt điểm cao hơn. |
Lời kết
Hy vọng rằng bài giải mẫu của STUDY4 cho đề thi IELTS Writing Task 2 thuộc Topic Education Fund đã cho các bạn cách làm bài sao cho đạt được band điểm mong ước.
Nếu có thắc mắc, hãy để lại bình luận và STUDY4 sẽ giải đáp nhé!
Bình luận
Vui lòng đăng nhập để comment