Why Can’t You Break Free from Your Ex?
Getting over an ex can feel like trying to break free from emotional quicksand.
Breaking up is like the grand finale of a big life event, complete with high-flying emotions and dramatic exits. When the show’s over, and you’re left alone on the stage, it’s easy to get stuck obsessing over your ex like they’ll always be the star of the show.
Sometimes, getting over your ex can feel like trying to break free from the grip of emotional quicksand—seriously sticky stuff, especially if you weren’t the one to decide things were over. Unfortunately, getting over the overwhelming sense of longing for the person suddenly deleted from your life can feel a lot like an all-out addiction.
Where do these feelings stem from? Why is letting go so difficult? Take a closer look at why you may feel that you can’t break free from your ex.
The Reasons Behind Obsessing Over a Breakup
If you find yourself teary-eyed, obsessing over old photos, and analyzing every old text after a breakup, these are not uncommon reactions. While you may feel like there’s something wrong because you’re having a hard time letting go, there can be a lot more brewing beneath the surface. Feeling hooked on an ex-partner and obsessive over a recent breakup can stem from various psychological and physiological factors.
Biochemical Factors
Ah, the early stages of love—where everything feels like a scene from a rom-com.
But guess what? It’s not just all butterflies and sunshine. Nope, there’s some serious chemistry going on behind the scenes.
Dopamine, often referred to as the “pleasure neurotransmitter,” is released in response to novel and rewarding experiences, such as spending time with a new romantic partner. A surge in dopamine leads to feelings of euphoria, motivation, and intense pleasure.
Likewise, serotonin levels tend to increase during the initial stages of a relationship. This elevation can make the emotional attachment to the individual who is causing the serotonin levels to rise to be more pronounced.
Additionally, the hormone oxytocin, sometimes called the “love hormone” or “bonding hormone,” is released during intimacy. It’s like your brain’s personal cupid, working its magic during those cozy cuddle sessions, steamy smooches, and other intimate moments. When oxytocin kicks in, it’s like a warm hug for your heart, deepening that emotional bond.
These biochemical actions, on some level, explain the deep sense of attachment and compulsive tendencies toward another human. Researchers found in one study that numerous parts of the brain are set ablaze when people are shown a picture of someone they love.
Not surprisingly, most of the brain regions illuminated were related to the neural reward system, the same system activated by addictive substances. As such, when a romantic partner is suddenly out of your life, the lack of reward system response can feel a little like substance use withdrawal.
Feeling Rejected
A breakup can come along with intense feelings of rejection. Suddenly, you’re hit with a whirlwind of emotions—sadness, anger, maybe even a touch of why me thrown in for good measure. This sense of rejection often stems from the perceived loss of love, connection, and acceptance from your once-partner.
Interestingly, on a biological level, the brain reacts to rejection similarly to how it does with physical pain. This neurological response can amplify feelings of rejection and contribute to a sense of wounded self-esteem and worthlessness. Your ex, on an emotional level, is a physical embodiment of what can be perceived as something that can mend these uncomfortable emotions. Therefore, obsessing over what you've lost can be normal.
Feeling Detached and Uncertain
Sure, relationships have their ups and downs. But rosy retrospection can come on in full force after some breakups. So, detaching from the positive elements of your relationship can make you feel like you're losing something exceptional.
Those positive memories and experiences have also generated a bond with your ex that can be difficult to detach from when the union ends.
The end of a relationship can also bring a deep sense of uncertainty. Suddenly, the future looks about as clear as mud, and you're left wondering if you accidentally took a wrong turn on the road of life. You may feel confused about why the relationship ended or unsure about where you're going.
Serious relationships naturally involve imagining a future for yourself with your significant other. When that person leaves, you're faced with regrouping and rethinking what your future life will look like.
Bản dịch
Vì Sao Bạn Không Thể Dứt Ra Khỏi Người Yêu Cũ?
Vượt qua một mối tình có thể giống như cố gắng thoát khỏi vũng lầy cảm xúc. Chia tay giống như màn kết hoành tráng của một sự kiện lớn trong đời, đầy những cảm xúc mãnh liệt và những cú “exit” đầy kịch tính. Khi “màn diễn” kết thúc và bạn bị bỏ lại một mình trên sân khấu, rất dễ để bạn cứ mãi bận tâm về người cũ, như thể họ sẽ mãi là ngôi sao chính trong vở kịch cuộc đời bạn.
Đôi khi, việc vượt qua người yêu cũ giống như cố thoát ra khỏi lớp bùn lầy cảm xúc – thật sự rất khó nhấc chân, nhất là nếu bạn không phải là người chủ động kết thúc mọi chuyện. Đáng tiếc thay, cảm giác nhung nhớ người vừa biến mất khỏi cuộc sống của bạn có thể chẳng khác gì một cơn nghiện nặng.
Vậy những cảm xúc này đến từ đâu? Vì sao buông bỏ lại khó đến thế? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về lý do khiến bạn cảm thấy mình không thể thoát khỏi người cũ.
Lý Do Khiến Bạn Mãi Ám Ảnh Sau Khi Chia Tay
Nếu bạn thấy mình rơi nước mắt, lật xem ảnh cũ, và phân tích từng tin nhắn ngày xưa sau chia tay – thì đó không phải là điều hiếm gặp. Dù bạn có thể cảm thấy như có gì đó sai sai khi mình không thể buông bỏ, thì sự thật là có nhiều yếu tố sâu xa đang hoạt động bên trong. Việc bị “nghiện” người yêu cũ và luôn ám ảnh về cuộc chia tay có thể bắt nguồn từ cả yếu tố tâm lý lẫn sinh lý.
Yếu Tố Hóa Sinh
Ah, những ngày đầu yêu đương – mọi thứ cứ như một cảnh phim tình cảm lãng mạn. Nhưng đoán xem? Không chỉ toàn là bướm bay và ánh nắng. Có cả một phản ứng hóa học nghiêm túc đang diễn ra phía sau. Dopamine, hay còn gọi là “chất dẫn truyền niềm vui”, được tiết ra khi ta trải nghiệm những điều mới mẻ và đáng thưởng thức – như khi ở bên người yêu mới. Lượng dopamine tăng mạnh tạo ra cảm giác phấn khích, có động lực và sung sướng tột độ. Cùng lúc đó, mức serotonin – một chất dẫn truyền khác – cũng có xu hướng tăng lên trong giai đoạn đầu của mối quan hệ. Sự tăng cao này khiến bạn thêm gắn bó với người khiến mức serotonin của bạn tăng cao.
Ngoài ra, hormone oxytocin – thường được gọi là “hormone tình yêu” hoặc “hormone kết nối” – cũng được tiết ra khi hai người thân mật. Nó giống như thần Cupid trong não bạn, tung phép thuật trong những lần ôm ấp, hôn nhau, hay gần gũi thể xác. Khi oxytocin hoạt động, nó giống như cái ôm ấm áp cho trái tim, giúp tăng cường sự gắn kết cảm xúc. Những hoạt động hóa sinh này ở một mức độ nào đó giải thích vì sao chúng ta cảm thấy gắn bó sâu sắc và dễ “ám ảnh” với một người. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng, nhiều vùng trong não “sáng đèn” khi người ta nhìn thấy ảnh người mình yêu.
Không có gì ngạc nhiên khi hầu hết những vùng não này đều liên quan đến hệ thống phần thưởng thần kinh – cùng một hệ thống bị kích hoạt bởi các chất gây nghiện. Do đó, khi người yêu đột ngột biến mất khỏi cuộc đời bạn, cảm giác thiếu hụt phần thưởng ấy chẳng khác gì hội chứng cai nghiện.
Cảm Giác Bị Từ Chối
Một cuộc chia tay có thể đi kèm với cảm giác bị từ chối rất dữ dội. Đột nhiên, bạn bị cuốn vào cơn lốc cảm xúc – buồn bã, giận dữ, và cả cảm giác “vì sao lại là mình?”. Cảm giác bị từ chối thường xuất phát từ việc mất đi tình yêu, sự kết nối và cảm giác được chấp nhận từ người từng là “một nửa” của bạn. Thú vị là, trên phương diện sinh học, não phản ứng với sự từ chối theo cách rất giống với cách nó phản ứng với nỗi đau thể xác. Phản ứng thần kinh này khiến cảm giác bị từ chối trở nên mãnh liệt hơn, dễ khiến bạn cảm thấy tự ti và mất giá trị. Về mặt cảm xúc, người yêu cũ trở thành biểu tượng sống động của một thứ có thể “chữa lành” cho những cảm xúc tiêu cực này. Vì thế, việc bạn cứ nghĩ mãi về người đã rời đi là hoàn toàn bình thường.
Cảm Giác Mất Kết Nối Và Bất Định
Tất nhiên, mối quan hệ nào cũng có thăng trầm. Nhưng sau khi chia tay, bạn rất dễ chỉ nhớ đến những điều tốt đẹp – một hiện tượng gọi là “hồi tưởng hồng phấn”. Và khi phải tách mình ra khỏi những ký ức đẹp đó, bạn sẽ có cảm giác như đang đánh mất một điều vô cùng đặc biệt. Những ký ức và trải nghiệm tích cực từng tạo nên một sự gắn bó giữa bạn và người ấy – và sự gắn bó đó không dễ gì dứt bỏ khi mọi chuyện kết thúc.
Thêm vào đó, kết thúc một mối quan hệ nghiêm túc thường kéo theo cảm giác mất phương hướng sâu sắc. Tương lai bỗng trở nên mờ mịt, và bạn tự hỏi liệu mình có đi sai hướng trong cuộc sống. Bạn có thể thấy bối rối vì không hiểu rõ lý do chia tay, hoặc không biết mình nên đi đâu, làm gì tiếp theo. Trong những mối quan hệ sâu sắc, chúng ta thường hình dung tương lai của bản thân luôn có người kia bên cạnh. Khi họ rời đi, bạn buộc phải thiết lập lại toàn bộ tương lai và suy nghĩ lại về cuộc đời mình sau này sẽ ra sao.
Từ vựng nổi bật
Dưới đây là danh sách từ vựng bạn cần nắm rõ để hiểu nội dung bài đọc:
Từ vựng |
Phiên âm |
Loại từ |
Nghĩa tiếng Việt |
grand finale |
/ˌɡrænd fɪˈnɑːli/ |
(n) |
màn kết hoành tráng |
high-flying |
/ˌhaɪˈflaɪ.ɪŋ/ |
(a) |
đầy tham vọng, cảm xúc mãnh liệt |
dramatic |
/drəˈmæt.ɪk/ |
(a) |
kịch tính, ấn tượng |
obsess over sth |
/əbˈses/ |
(v) |
ám ảnh về điều gì |
get stuck |
/ɡet stʌk/ |
(phr.) |
bị mắc kẹt |
break free |
/ˌbreɪk ˈfriː/ |
(phr.) |
thoát ra |
the grip of |
/ðə ɡrɪp əv/ |
(n) |
sự kìm kẹp của |
emotional quicksand |
/ɪˈməʊʃənəl ˈkwɪksænd/ |
(n) |
cảm xúc như cát lún (ẩn dụ cho cảm xúc tiêu cực) |
stem from sth |
/stem frɒm/ |
(phr.) |
bắt nguồn từ |
teary-eyed |
/ˈtɪə.ri.aɪd/ |
(a) |
rưng rưng nước mắt |
hooked on sb/sth |
/hʊkt ɒn/ |
(phr.) |
bị cuốn vào, nghiện |
physiological |
/ˌfɪz.i.əˈlɒdʒ.ɪ.kəl/ |
(a) |
thuộc về sinh lý |
surge |
/sɜːdʒ/ |
(n) |
sự trào dâng, tăng đột ngột |
euphoria |
/juːˈfɔː.ri.ə/ |
(n) |
cảm giác hưng phấn |
novel |
/ˈnɒv.əl/ |
(a) |
mới lạ, chưa từng có |
elevation |
/ˌel.ɪˈveɪ.ʃən/ |
(n) |
sự tăng lên |
pronounced |
/prəˈnaʊnst/ |
(a) |
rõ rệt |
intimacy |
/ˈɪn.tɪ.mə.si/ |
(n) |
sự thân mật |
cuddle |
/ˈkʌd.əl/ |
(v/n) |
ôm ấp âu yếm |
smooch |
/smuːtʃ/ |
(v/n) |
hôn thắm thiết |
compulsive |
/kəmˈpʌl.sɪv/ |
(a) |
khó kiểm soát, không cưỡng lại được |
set ablaze |
/set əˈbleɪz/ |
(phr.) |
bùng cháy |
illuminate |
/ɪˈluː.mɪ.neɪt/ |
(v) |
làm sáng, soi sáng |
withdrawal |
/wɪðˈdrɔː.əl/ |
(n) |
sự rút lui, sự dừng lại |
whirlwind |
/ˈwɜːl.wɪnd/ |
(n) |
cơn lốc |
for good measure |
/fɔː ɡʊd ˈmeʒ.ər/ |
(phr.) |
để cho chắc ăn, thêm vào cho đủ |
neurological |
/ˌnjʊə.rəˈlɒdʒ.ɪ.kəl/ |
(a) |
thuộc hệ thần kinh |
amplify |
/ˈæm.plɪ.faɪ/ |
(v) |
khuếch đại, làm tăng thêm |
wounded |
/ˈwuːn.dɪd/ |
(a) |
bị tổn thương |
self-esteem |
/ˌself.ɪˈstiːm/ |
(n) |
lòng tự trọng |
worthlessness |
/ˈwɜːθ.ləs.nəs/ |
(n) |
cảm giác không có giá trị |
embodiment |
/ɪmˈbɒd.i.mənt/ |
(n) |
hiện thân |
mend |
/mend/ |
(v) |
chữa lành, hồi phục |
retrospection |
/ˌre.trəˈspek.ʃən/ |
(n) |
sự hồi tưởng |
detach from |
/dɪˈtætʃ frɒm/ |
(phr. v) |
tách ra khỏi |
exceptional |
/ɪkˈsep.ʃən.əl/ |
(a) |
đặc biệt, hiếm có |
union |
/ˈjuː.ni.ən/ |
(n) |
sự kết hợp, mối quan hệ |
as clear as mud |
/æz klɪə æz mʌd/ |
(idiom) |
mơ hồ, khó hiểu |
take a wrong turn |
/teɪk ə rɒŋ tɜːn/ |
(phr.) |
đi sai hướng, quyết định sai |
confused |
/kənˈfjuːzd/ |
(a) |
bối rối, lúng túng |
unsure |
/ʌnˈʃɔːr/ |
(a) |
không chắc chắn |
significant other |
/sɪɡˈnɪf.ɪ.kənt ˈʌð.ər/ |
(phr.) |
người yêu, người quan trọng |
be faced with sth |
/biː feɪst wɪð/ |
(phr.) |
đối mặt với điều gì đó |
regroup |
/ˌriːˈɡruːp/ |
(v) |
tổ chức lại, sắp xếp lại |
Bình luận
Vui lòng đăng nhập để comment