Cách phân bổ thời gian làm bài IELTS Writing

Trong phần thi viết IELTS, bạn chỉ có 60 phút để hoàn thành cả hai Task. Sự giới hạn về thời gian này tạo ra một vấn đề khó khăn về việc sắp xếp thời gian sao cho bạn có thể hoàn thành bài thi một cách tốt nhất. Nếu không thể cân nhắc và tự điều chỉnh thời gian một cách hợp lý, bạn có thể rơi vào tình trạng viết Task 1 quá nhiều, dẫn đến việc không có đủ thời gian cho Task 2, điều này có thể khiến bạn mất điểm nghiêm trọng! STUDY4 sẽ giới thiệu bạn về cách phân bổ thời gian khi làm bài IELTS Writing trong bài viết này. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

I. Thời gian làm bài IELTS Writing là bao lâu?

Tương tự như các kỹ năng khác, để làm tốt phần thi viết IELTS đòi hỏi bạn phải rèn luyện thường xuyên để nâng cao trình độ của mình. Luyện tập với các bài thi thử IELTs sẽ giúp bạn làm quen với quy trình và tuân thủ nghiêm ngặt thời gian thi. Trong phần thi viết IELTS, bạn có tổng cộng 60 phút để hoàn thành cả hai nhiệm vụ, bao gồm Writing Task 1 (cần viết ít nhất 150 từ) và Writing Task 2 (cần viết ít nhất 250 từ).

Thời gian làm bài IELTS Writing là bao lâu?

Thời gian làm bài IELTS Writing là bao lâu?

II. Một số vấn đề liên quan đến quản lý thời gian khi làm bài IELTS Writing

Với chỉ một giờ đồng hồ, việc hoàn thành cả hai bài viết Task 1 và Task 2 trong kỳ thi IELTS là một thách thức không dễ dàng, ngay cả với những người nói tiếng Anh làm ngôn ngữ chính. Điều quan trọng không phải là vốn từ vựng hay ngữ pháp mà là khả năng phân bổ và quản lý thời gian trong IELTS Writing. Nhiều khó khăn có thể gặp phải bao gồm:

  • Thiếu ý tưởng để viết bài: Điều này thường xảy ra khi thí sinh gặp phải chủ đề mới hoặc không có đủ kiến thức về chủ đề đó, dẫn đến việc tốn nhiều thời gian để nảy ra ý tưởng.

Một số vấn đề liên quan đến quản lý thời gian khi làm bài IELTS Writing

  • Khó khăn trong việc xác định từ vựng và cấu trúc ngữ pháp phù hợp với ý tưởng: Nếu bạn phải dành tới một phút để tìm từ vựng phù hợp với suy nghĩ của mình, thì chắc chắn bạn sẽ không kịp hoàn thành cả hai nhiệm vụ trong thời gian chỉ 60 phút.
  • Mất thời gian khi lên outline: Dù công việc này có vẻ đơn giản, nhưng nó cũng có thể là thách thức đối với những người không thường xuyên viết.
  • Thiếu thời gian kiểm tra lại bài: Mặc dù việc kiểm tra lỗi chính tả chỉ mất một hoặc hai phút, nhưng nhiều thí sinh lại thiếu thời gian để làm bước này.

III. Cách chia thời gian IELTS Writing

1. Cách chia thời gian IELTS Writing Task 1

Cách chia thời gian IELTS Writing Task 1

Độ dài lý tưởng cho một bài viết Task 1 là từ 150 - 170 từ. Đừng viết quá dài vì điều này có thể khiến bạn bị trừ điểm và cũng làm bạn tốn thêm thời gian để suy nghĩ và trình bày ý tưởng.

Task 1 chỉ chiếm ⅓ số điểm của bài viết tổng thể, vì vậy bạn nên hoàn thành Task 1 trong khoảng 15-20 phút và dành thời gian còn lại cho Task 2, phần thi phức tạp hơn và yêu cầu nhiều kỹ năng hơn.

Trong 15-20 phút này, bạn cần hoàn thành mọi công việc từ A đến Z: đọc đề, lập dàn ý, viết bài và kiểm tra lại bài viết.

  • 2-3 phút đầu tiên: đọc kỹ và phân tích đề bài.
  • 3-5 phút tiếp theo: phân tích kỹ, lập dàn ý cho bài viết.
  • 10 phút còn lại: viết bài.

Bước 1: Đọc kỹ và phân tích đề bài (2 phút)

Bài thi IELTS Writing Task 1 được chọn lọc từ nhiều loại dữ liệu khác nhau như bảng biểu, biểu đồ tròn, biểu đồ cột. Vì vậy, để hiểu rõ yêu cầu của đề bài, thí sinh cần đọc kỹ tiêu đề và làm quen với các phần của dữ liệu được cung cấp trong đề bài. Hãy nhận biết các yêu cầu trong câu hỏi của đề bài để dễ dàng phân tích và hiểu ý nghĩa cũng như các đặc điểm của dữ liệu trước khi bắt đầu viết bài.

Bước 2: Phân tích đề bài và lập dàn ý (3 phút)

Trước khi bắt đầu viết bài, bạn cần phân tích kỹ đề bài để xác định các từ khóa chính mà bài viết sẽ tập trung vào cho phần mở bài và phát triển ý cho cả hai phần còn lại.

Một bước quan trọng tiếp theo là lập dàn ý cho toàn bộ bài viết, bao gồm cả phần tổng quan, các điểm nổi bật, và các điểm cần so sánh trong dữ liệu,... để bài viết có cấu trúc rõ ràng và các luận điểm được kết nối mạch lạc. Việc lập dàn ý không chỉ giúp quản lý thời gian viết bài một cách hiệu quả mà còn đảm bảo rằng số từ trong bài viết không thấp hơn số từ được quy định.

Bước 3: Viết bài (10 phút)

Sau khi đã có dàn ý và ý tưởng chính cho bài viết, hãy bắt đầu viết bài hoàn chỉnh. Bắt đầu từ Phần giới thiệu - Tổng quan - Các đoạn mô tả - So sánh dữ liệu,... cuối cùng là Phần kết luận.

Lưu ý:

  • Trong phần Writing Task 1 của kỳ thi IELTS, bạn nên tích lũy từ vựng và cấu trúc cho các loại biểu đồ và hình minh họa để có thể xử lý thông tin nhanh chóng và viết bài một cách hiệu quả.
  • Phần thân bài chiếm tỷ lệ điểm lớn nhất, vì vậy bạn nên dành nhiều thời gian nhất cho phần này. Không cần quá phức tạp khi viết phần Giới thiệu và Kết luận, chỉ cần một hoặc hai câu là đủ.
  • Để tiết kiệm thời gian và làm cho bài viết hiệu quả, khi gặp các đề bài chứa nhiều dữ liệu và số liệu, bạn nên lọc và chỉ nhấn mạnh những điểm quan trọng nhất. Ví dụ như các điểm cao nhất và thấp nhất trên biểu đồ, các xu hướng và biến động rõ rệt, và các số liệu tương đương có thể được gộp lại để nói chung.

2. Cách chia thời gian IELTS Writing Task 2

Cách chia thời gian IELTS Writing Task 2

Trong phần viết IELTS, Task 2 chiếm đến ⅔ tổng số điểm. Đây là phần quan trọng và yêu cầu phân tích, thường mất nhiều thời gian hơn Task 1, dễ dàng gặp tình trạng hết giờ và không kịp viết kết luận. Khi tự luyện tập ở nhà, hãy tuân thủ đúng quy định thời gian để làm quen với việc phân chia thời gian một cách chuẩn chỉnh và chính xác.

Trong Task 2, bạn nên dành 40 phút để làm bài, bao gồm:

  • 10 phút đầu tiên: đọc kỹ đề, xác định loại câu hỏi, phân tích và lập dàn bài.
  • 30 phút tiếp theo: bắt đầu viết bài. Hãy cố gắng hoàn thành phần Giới thiệu và Kết luận trong 5 phút đầu để có đủ thời gian tập trung vào phần Thân bài nhé!

Bước 1: Lập dàn ý (7-10 phút)

Có ý tưởng rõ ràng sẽ giúp bài viết của bạn có luận điểm và ý tưởng rõ ràng, giảm thiểu việc tẩy xóa và tiết kiệm thời gian. Nếu có thể, hãy lập dàn ý chi tiết cho từng luận điểm để khi viết, bạn có thể tập trung vào từ vựng và cấu trúc câu mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều.

Bước 2: Introduction (5 phút)

Đối với phần Giới thiệu, hãy đọc kỹ đề bài để hiểu rõ yêu cầu của bài viết và nêu rõ hướng đi bài viết của bạn. Ví dụ, nếu đề bài hỏi về quan điểm của bạn, câu cuối cùng của phần mở bài thường nêu rõ quan điểm của bạn.

Ví dụ, trong trường hợp đề bài hỏi bạn đồng tình hay không đồng tình với ý kiến được nêu trong đề, câu cuối cùng của phần mở bài thường được sử dụng để thể hiện quan điểm của bạn là bạn có đồng tình hay không.

Phần Introduction thông thường nên có từ 2 - 3 câu.

  • Câu 1-2: General Statement: Nêu chủ đề chung của bài viết.
  • Câu 3: Thesis Statement: Nêu quan điểm của bạn một cách ngắn gọn, rõ ràng và trực tiếp.

Đối với mỗi loại bài cụ thể, bạn có thể chuẩn bị sẵn vài câu mở đầu mẫu để áp dụng vào bài thi một cách dễ dàng. Cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian!

Bước 3: Body (20 phút)

Nhiều thí sinh đã đưa ra vô số ý tưởng trong phần này và viết nhiều ý tưởng khác nhau. Tuy nhiên, hãy chỉ viết tối đa hai hoặc ba ý nhé. Bởi vì, thứ nhất, việc viết 2 - 3 ý sẽ giúp bạn kiểm soát thời gian quy định thay vì phải viết vội vàng khi có quá nhiều ý. Thứ hai, bạn sẽ có thời gian để đầu tư vào chất lượng bài viết của mình hơn. 2 - 3 luận điểm chính đủ để bạn triển khai một cách sâu sắc và kỹ càng, chắc chắn sẽ nhận được điểm cao hơn so với bài viết có quá nhiều ý nhưng thiếu chi tiết và không mạch lạc.

Cấu trúc tiêu chuẩn của phần Thân bài bao gồm:

  • Introduction: Topic Sentence
  • Body 1: Idea 1 + Supporting Idea 1 + Example
  • Body 2: Idea 2 + Supporting Idea 2 + Example
  • Conclusion

Trong mỗi phần thân bài, thường chúng ta sẽ có 2 đoạn văn. Mỗi đoạn thường bao gồm từ 5 đến 7 câu. Cách phân chia các ý trong mỗi đoạn phụ thuộc vào loại hình bài viết.

Để bài viết của bạn có tính logic và mạch lạc, ghi điểm cao trong tiêu chí Coherence & Cohesion, bạn nên sử dụng những cụm từ nối ở đầu mỗi đoạn văn và xen kẽ trong từng đoạn văn. Ví dụ như To begin with, Furthermore, In addition, Moreover, Another one,....

Bước 4: Conclusion (5 phút)

Bạn cũng chỉ cần viết 3 đến 4 câu trong phần kết luận. Bạn nên viết một câu tóm tắt các ý chính trong phần thân bài, sau đó đề cập đến quan điểm của bạn về vấn đề, chủ để được nêu. Các câu cuối có thể được sử dụng để đưa ra một số ý tưởng hoặc phỏng đoán liên quan đến chủ đề của bài thi.

Cuối cùng: 5 phút soát lại bài

Khi luyện tập ở nhà, hãy tập trung vào việc tuân thủ thời gian chính xác. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn dành 5 phút cuối cùng để soát lại bài và kiểm tra các lỗi sai có thể có, như lỗi chính tả, ngữ pháp, ....

Đừng bao giờ chủ quan, 5 phút này có thể giúp bạn tăng thêm được 0.5-0.75 điểm trong bài viết của mình.

IV. Một số lưu ý bạn cần nhớ khi phân bổ thời gian khi làm bài IELTS Writing

Một số lưu ý bạn cần nhớ khi phân bổ thời gian làm bài IELTS Writing

1. Căn chỉnh thời gian khi luyện tập ở nhà

Bạn có nhớ quy tắc phân chia thời gian cho 2 Task như đã nêu trên không? Thông thường, bạn sẽ dành 40 phút cho Task 2, 15 phút cho Task 1, và 5 phút cho việc kiểm tra cuối cùng. Nếu bạn không thể áp dụng chiến lược thời gian này lần đầu tiên, đừng lo lắng.

Bạn phải hiểu rõ cấu trúc bài và phân bổ thời gian phù hợp. Để quen với áp lực tương tự như khi thi thật, hãy bấm giờ khi luyện tập ở nhà. Điều này sẽ giúp bạn không cảm thấy bỡ ngỡ hoặc lúng túng khi đến phòng thi thực sự.

2. Luyện tập các dạng bài thành thạo

Thực hành các dạng bài là điều cần thiết. Dù bạn biết nhiều mẹo quản lý thời gian trong IELTS Writing, nhưng nếu bạn không thường xuyên luyện tập, tất cả những lời khuyên đó sẽ không có ích gì cả.

Do đó, hãy luyện tập. Bạn sẽ không thể thành thạo nhiều dạng bài viết IELTS nếu bạn không thực hành thường xuyên. Kỹ năng này cũng đồng nghĩa với việc bạn đã học cách kiểm soát thời gian trong phòng thi.

3. Học các mẫu câu có thể áp dụng cho mọi dạng bài

Để bạn có thể tận dụng thời gian một cách tối đa, STUDY4 gợi ý bạn nên học trước một số mẫu câu có thể áp dụng cho mọi dạng bài trong phần Writing của kỳ thi IELTS. Ví dụ, đối với Task 1, có nhiều mẫu câu phổ biến cho phần Giới thiệu, Tổng quan, Thân bài mà bạn có thể tham khảo và áp dụng vào bài viết của mình.

Đối với Task 2, cũng có cách làm tương tự, nhưng hãy nhớ chỉ chọn 1 hoặc 2 mẫu câu và sử dụng chúng một cách thành thạo khi bạn luyện tập viết ở nhà.

4. Sử dụng từ vựng ngữ cảnh

Bạn có thể đạt 7.0 trong bài viết IELTS không cần phải sử dụng từ vựng "advanced", cấp C1 hoặc C2. Nhiều cao thủ đã xác nhận 8.0 IELTS. Vì vậy, thay vì mất đến năm phút để nghĩ ra một từ vựng cao siêu, hãy tiếp tục viết bài bằng những từ mà bạn có sẵn và hoàn thành nó trong thời gian còn lại bởi nếu bạn dùng sai ngữ cảnh, điểm coherence & cohesion của bạn sẽ bị trừ nặng.

Lời kết

Một trong nhiều lý do khiến bạn bị “fail” ngay từ Task 1 là vì bạn không quản lý đúng thời gian khi làm bài thi viết IELTS, điều này khiến bạn mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến tâm lý của bạn trong Task 2. Hy vọng rằng những bí quyết STUDY4 đã được chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn lập một kế hoạch phân bổ thời gian khi làm bài IELTS Writing phù hợp nhất cho mình để tối đa hóa điểm thi viết IELTS. Chúc bạn một ngày ôn tập tuyệt vời!