Câu mệnh lệnh là một chủ điểm không còn xa lạ với những ai học tiếng Anh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng câu mệnh lệnh sao cho lịch sự, không gây khó chịu với người khác. Nếu bạn vẫn chưa rõ cách dùng hay mẫu câu mệnh lệnh trong tiếng Anh thì bài viết dưới đây của STUDY4 là dành cho bạn. Hãy cùng STUDY4 khám phá nhé!
I. Câu mệnh lệnh là gì?
Câu mệnh lệnh (imperative clauses) là loại câu dùng để đưa ra yêu cầu, chỉ thị, hướng dẫn, đề nghị hoặc cảnh báo người nghe về một hành động cần phải thực hiện ngay lập tức.
Câu mệnh lệnh dùng để đưa ra yêu cầu trong tiếng Anh
Cấu trúc câu mệnh lệnh thường không có chủ ngữ vì chủ ngữ của câu mệnh lệnh được ngầm hiểu là người nghe, ngoại trừ câu gián tiếp. Ngoài ra, tùy thuộc vào cách người nói truyền đạt, một câu lệnh có thể kết thúc bằng dấu chấm hoặc dấu chấm than.
→ Ví dụ: Don't touch that button! (Đừng chạm vào nút đó!)
II. Phân loại các câu mệnh lệnh trong tiếng Anh
1. Câu mệnh lệnh trực tiếp
Câu mệnh lệnh khẳng định, câu mệnh lệnh phủ định và câu mệnh lệnh nghi vấn là một trong nhiều dạng câu mệnh lệnh trực tiếp mà bạn có thể sử dụng theo ngữ cảnh phù hợp.
1.1. Câu mệnh lệnh, yêu cầu khẳng định:
Đây là dạng câu mệnh lệnh phổ biến nhất. Dạng câu này thường không cần dùng chủ ngữ, chỉ cần một động từ nguyên thể khi muốn người nghe thực hiện một hành động nào đó. Chủ thể ở đây có thể được hiểu ngầm là người nghe hoặc một hoặc nhiều người tham gia cuộc trò chuyện.
→ Ví dụ: Give me the book. (Đưa tôi quyển sách)
1.2. Câu mệnh lệnh, yêu cầu có đối tượng chỉ định:
Chủ ngữ là người nghe trong dạng câu này. Tuy nhiên, đối tượng của mệnh lệnh phải được nêu rõ trong dạng câu này.
→ Ví dụ: Ryan! Please be quiet during the movie. (Ryan! Làm ơn hãy im lặng trong khi xem phim.)
1.3. Câu mệnh lệnh, yêu cầu ở dạng phủ định
Đây là dạng câu yêu cầu người nghe không được làm điều gì đó.
→ Ví dụ: Don't forget to buy milk on your way home. (Đừng quên mua sữa trên đường về nhà.)
1.4. Câu mệnh lệnh, yêu cầu ở dạng nghi vấn:
Để tránh gây áp lực cho người nghe, người sử dụng thường đặt câu hỏi. Các động từ tình thái thường được sử dụng trong các câu như can, could, may, would, will,...
Ví dụ: Could you please pass me the salt? (Bạn có thể vui lòng đưa cho tôi muối không?)
1.5. Câu mệnh lệnh, yêu cầu với từ “do”:
Câu mệnh lệnh này mang ý nghĩa nhấn mạnh
→ Ví dụ: Do clean your room before your friends come over. (Làm ơn dọn phòng trước khi bạn bè đến chơi.)
1.6. Câu mệnh lệnh, yêu cầu với từ “please”
Các câu cầu khiến sử dụng please thường mang nghĩa lịch sự hơn, không bị nặng nề. Please” có thể được dùng ở đầu câu, trong câu hoặc cuối câu.
→ Ví dụ: Please stand up when the teacher enters the room. (Làm ơn hãy đứng lên khi giáo viên vào lớp.)
2. Câu mệnh lệnh gián tiếp
Câu mệnh lệnh gián tiếp là một loại câu tường thuật sử dụng các động từ “ask, tell, order” có ý nghĩa yêu cầu, đề nghị người nghe làm một việc nào đó. Có hai loại câu mệnh lệnh gián tiếp: khẳng định và phủ định.
Cấu trúc câu mệnh lệnh gián tiếp dạng khẳng định yêu cầu người nghe làm việc gì đó.
Công thức: (+) S + ask/order/tell + O + to V
→ Ví dụ: She asked me to complete the report by Friday. (Cô ấy yêu cầu tôi hoàn thành báo cáo vào thứ Sáu.)
Cấu trúc câu mệnh lệnh gián tiếp dạng phủ định là câu mệnh lệnh không muốn người nghe làm việc gì đó.
Công thức: S + ask/order/tell + O + not + to V
→ Ví dụ: I asked my friend not to forget to bring the documents to the meeting. (Tôi yêu cầu bạn không quên mang theo tài liệu đến cuộc họp.)
3. Câu mệnh lệnh điều kiện
Một câu mệnh lệnh có thể có nhiều mệnh đề và trong nhiều trường hợp, các câu có nhiều mệnh đề này là các câu điều kiện.
Một câu điều kiện sẽ cho thấy nguyên nhân và tác động của nó (đảm bảo, có khả năng hoặc thậm chí không có khả năng). Tức là Câu mệnh lệnh điều kiện thường chứa điều kiện "if," và nếu điều kiện được đáp ứng, thì hành động sẽ được yêu cầu hoặc đề xuất. Hãy xem những ví dụ về câu mệnh lệnh điều kiện sau đây:
→ Ví dụ: If you finish your homework, you can go out and play. (Nếu bạn hoàn thành bài tập, bạn có thể đi ra ngoài chơi.)
4. Câu mệnh lệnh bắt đầu bằng các động từ mệnh lệnh
- Hầu hết các câu mệnh lệnh đều bắt đầu bằng động từ mệnh lệnh. Các động từ mệnh lệnh phổ biến trong tiếng Anh như: let, do, follow, go, walk, stop, run, understand, spoil… Động từ mệnh lệnh là dạng nguyên thể của động từ, khi các động từ nguyên thể được theo sau bởi các đối tượng trong câu, chúng tạo thành câu mệnh lệnh.
→ Ví dụ: Eat your vegetables before having dessert. (Ăn rau trước khi ăn tráng miệng.)
Như bạn có thể thấy, động từ thường đứng đầu trong một câu mệnh lệnh. Tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn đúng.
→ Ví dụ: Make sure you understand why we do this exercise. (Hãy đảm bảo bạn hiểu tại sao chúng tôi làm bài tập này).
Trong một số ngữ cảnh phù hợp, động từ mệnh lệnh là toàn bộ câu mệnh lệnh:
→ Ví dụ: Speak! (Nói!)
III. Cấu trúc câu mệnh lệnh trong tiếng Anh
1. Cấu trúc câu mệnh lệnh ở ngôi thứ nhất
Sử dụng câu mệnh lệnh ngôi thứ nhất để thuyết phục hoặc yêu cầu người nghe thực hiện một hành động.
Cấu trúc câu khẳng định: Let us (Let’s) + V – infinitive
Cấu trúc câu phủ định: Let us (Let’s) + not + V – infinitive
Có thể sử dụng Don’t let (Do not let) thay cho Let’s not
→ Ví dụ: Let's celebrate your birthday at the restaurant. (Hãy tổ chức buổi tiệc sinh nhật của bạn tại nhà hàng.)
2. Cấu trúc câu mệnh lệnh ở ngôi thứ hai
Trong câu mệnh lệnh với ngôi thứ hai, chủ ngữ ít được đề cập đến nhưng có thể đi với danh từ ở cuối cụm từ.
Cấu trúc khẳng định: V – infinitive
Cấu trúc phủ định: not + V – infinitive
→ Ví dụ: Put your phone on silent mode. (Đặt điện thoại của bạn ở chế độ im lặng.)
**Lưu ý:
Mặc dù chủ ngữ thường không được đề cập trong câu mệnh lệnh có ngôi thứ hai, nhưng danh từ có thể được thêm vào cuối của cụm từ.
→ Ví dụ: Open the door for the guest, Lan.
Đại từ “YOU” tuy ít được sử dụng nhưng nó vẫn xuất hiện để thể hiện thái độ thô lỗ.
→ Ví dụ: You go in, I’ll wait
3. Cấu trúc câu mệnh lệnh ở ngôi thứ ba
Câu mệnh lệnh với Let là dạng phổ biến nhất hiện nay, được dùng khi tân ngữ được yêu cầu mệnh lệnh không phải người nghe mà là một người khác. Cấu trúc này dùng dễ diễn đạt mong muốn nhẹ nhàng và tôn trọng.
Cấu trúc khẳng định: Let + Object + V – infinitive
Cấu trúc phủ định: Let + Object + not + V – Infinitive
→ Ví dụ: Let her not be disturbed during the meeting. (Hãy để cô ấy không bị quấy rối trong cuộc họp.)
IV. Một số mẫu câu mệnh lệnh tiếng Anh thường dùng
Hãy cùng STUDY4 để biết các câu mệnh lệnh thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày và cách bạn có thể áp dụng chúng trong giao tiếp!
- Come in: Mời vào.
- Don’t go: Đừng đi.
- Look at me! : Nhìn tôi đây.
- Listen carefully: Lắng nghe cẩn thận nhé.
- Be quiet please: Trật tự nào.
- Calm down: Bình tĩnh lại.
- Take care: Bảo trọng.
- Stand up: Đứng lên.
- Sit down: Ngồi xuống.
- Please turn off the lights: Vui lòng tắt đèn.
- Put on your seatbelt: Thắt dây an toàn vào.
- Don’t forget to lock the door: Đừng quên khóa cửa.
- Speak louder so everyone can hear you: Nói to hơn để mọi người có thể nghe bạn.
- No parking: Không đỗ xe ở đây.
- No littering: Không vứt rác ở đây.
- Remember to finish the homework before the next class: Nhớ hoàn thành bài tập về nhà trước buổi học tiếp theo nhé.
- Don’t forget to turn off the light: Đừng quên tắt điện nhé.
- Can you tell me how to solve this math problem?: Bạn có thể chỉ tôi cách giải bài toán này được không?
V. Cách sử dụng câu mệnh lệnh hiệu quả
1. Sử dụng từ ngữ thích hợp
Để sử dụng câu mệnh lệnh hiệu quả, bạn phải dùng từ ngữ thích hợp. Để trở nên lịch sự hơn và tôn trọng người nghe, hãy sử dụng các từ như “please” (làm ơn), “kindly” (tử tế), “gentle” (nhẹ nhàng) hoặc “quickly” (nhanh chóng).
2. Dùng giọng nói và cử chỉ thích hợp
Để mệnh lệnh được thực hiện hiệu quả, cử chỉ và giọng nói của bạn cũng rất quan trọng. Giọng nói và cử chỉ cần tự tin và quyết định nếu bạn muốn yêu cầu ai đó làm việc cho bạn.
Hãy nói một cách nhẹ nhàng và tử tế nếu bạn muốn nhờ ai đó làm việc cho bạn.
Cử chỉ và giọng nói khá quan trọng khi dùng câu mệnh lệnh
3. Đặt câu hỏi để yêu cầu
Nếu bạn muốn yêu cầu người khác làm việc gì đó một cách lịch sự hơn, bạn có thể đặt câu hỏi để yêu cầu.
Ví dụ: “Would you be so kind as to lower the volume a bit” thay vì “Lower the volume”
4. Sử dụng câu mệnh lệnh một cách hợp lý
Không phải lúc nào câu mệnh lệnh cũng được sử dụng. Bạn phải biết cách sử dụng nó một cách hợp lý và không quá thô bạo. Một người sẽ phản đối nếu bạn yêu cầu họ làm việc quá nhiều hoặc sử dụng câu mệnh lệnh quá nhiều.
VI. Bài tập câu mệnh lệnh
Bài 1: Xác định câu mệnh lệnh, yêu cầu trong các câu dưới đây:
- Move this bookshelf to the left.
- Today, I walked to school with my 2 best friends.
- Did you buy the vegetables I asked?
- Could you buy me some vegetables for dinner?
- Don’t make too much noise at midnight, children.
- She complained the children made too much noise at midnight.
- Do remember to write down your name on both the answer sheet and the paper test.
- Can you visit me when you’re off work this Sunday?
- Grandmother told us a story.
- What a lovely red dress!
Đáp án:
Câu 1, 4, 5, 7, 8 là câu mệnh lệnh, yêu cầu.
Bài 2: Chuyển mệnh lệnh trực tiếp thành mệnh lệnh gián tiếp
- “Don’t disturb me when I am studying.”, said my sister.
- “Everybody, be attentive while I am teaching.”, said the lecturer.
- “Help yourself!”, she told me.
- “Remember to lock the door whenever I am home alone”, said my parents.
- “Can you tell me how to take such good photos?”, asked my friends.
- “Stop procrastinating and get down to your project.”, said my brain for the thousandth time.
Lời kết
Đây là tổng hợp đầy đủ các cấu trúc câu mệnh lệnh trong tiếng Anh. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về câu mệnh lệnh, mẫu câu mệnh lệnh và cách dùng câu mệnh lệnh.
Nếu có thắc mắc, hãy để lại bình luận và STUDY4 sẽ giải đáp nhé!
Bình luận
Vui lòng đăng nhập để comment