bài mẫu ielts speaking Describe a disagreement you had with someone

“Describe a disagreement you had with someone” là đề bài IELTS Speaking Part 2 phổ biến có trong bộ đề thi. Hãy tham khảo bài mẫu của STUDY4 nếu bạn muốn đạt điểm cao ở chủ đề này nhé!

Tất cả bài mẫu của STUDY4 đều được chuẩn bị và chấm bởi Mitchell McKee:

  • Cử nhân ngành Ngôn Ngữ Học Tiếng Anh (Đại học Glasgow, Scotland);
  • Thạc sĩ ngành Ngôn Ngữ Học Ứng Dụng (Đại học Glasgow, Scotland);
  • 3 năm kinh nghiệm giảng dạy và hướng dẫn thi IELTS ở Anh.

1. Bài mẫu IELTS Speaking Part 2

Cue Card:

Describe a disagreement you had with someone

You should say: 

  • Who you had the disagreement with 
  • What the disagreement was 
  • What happened 

And explain how you felt about it.

Bài mẫu band 8.0+:

One disagreement that comes to mind happened a few years ago with a close friend. We were planning a weekend getaway together and had agreed on a budget for the trip. However, during the trip, my friend started making expensive purchases and booking additional activities without consulting me. I felt these decisions were breaking the budget we had agreed upon and could put a financial strain on both of us.

I initially tried to overlook these expenses, hoping that they would not add up too much. However, as the weekend progressed, the expenses continued to grow, and I began to feel resentful and frustrated. I finally decided to confront my friend about my concerns and the fact that they were not respecting the budget we had agreed upon.

The conversation quickly turned heated, and we both became defensive and argumentative. We exchanged some hurtful words, and the disagreement escalated to the point where we were not speaking to each other for the rest of the trip.

Looking back, I realize that we both could have handled the situation better. We could have discussed our expectations and concerns before the trip and agreed on a plan to stick to the budget. We could have also communicated better during the trip to prevent misunderstandings and conflict.

Although the disagreement strained our friendship for a while, we eventually talked it out and found a way to move past it. It taught me the importance of clear communication and respecting each other's expectations in any type of agreement or partnership.

Từ vựng cần lưu ý:

  • weekend getaway (n): kỳ nghỉ cuối tuần
  • budget (n): ngân sách
  • purchase (n): sự mua sắm
  • consult (v): hỏi ý kiến, nhờ góp ý
  • break the budget (v): phá vỡ ngân sách
  • agree upon (v): thống nhất
  • financial strain (n): sự căng thẳng về tài chính
  • overlook (v): bỏ qua
  • expense (n): chi phí, sự chi tiêu
  • add up (v): cộng lại lên
  • resentful (adj): bực bội
  • frustrated (adj): khó chịu
  • confront (v): chất vấn
  • turn heated (v): trở nên căng thẳng
  • defensive (adj): phòng thủ
  • argumentative (adj): gây tranh cãi
  • hurtful (adj): đau lòng, gây tổn thương
  • escalate (v): leo thang
  • stick to (v): làm theo
  • misunderstanding (n): sự hiểu lầm
  • conflict (n): sự cãi cọ, sự xung đột
  • talk it out (v): bàn bạc
  • agreement (n): thỏa thuận
  • partnership (n): quan hệ đối tác

Bài dịch:

Tôi nhớ đến một bất đồng xảy ra cách đây vài năm với một người bạn thân. Chúng tôi đã cùng nhau lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ cuối tuần và đã thống nhất về ngân sách cho chuyến đi. Tuy nhiên, trong chuyến đi, bạn tôi bắt đầu mua những thứ đắt tiền và đăng ký các hoạt động bổ sung mà không hỏi ý kiến tôi. Tôi cảm thấy những quyết định này đã phá vỡ ngân sách mà chúng tôi đã thống nhất và có thể gây căng thẳng tài chính cho cả hai chúng tôi.

Ban đầu, tôi cố gắng bỏ qua những chi phí này, hy vọng rằng chúng sẽ không cộng lại quá nhiều. Tuy nhiên, càng về cuối tuần, chi phí càng tăng và tôi bắt đầu cảm thấy bực bội và khó chịu. Cuối cùng tôi quyết định chất vấn bạn mình về mối quan tâm của tôi và việc họ không tôn trọng ngân sách mà chúng tôi đã thỏa thuận.

Cuộc trò chuyện nhanh chóng trở nên căng thẳng, và cả hai chúng tôi đều trở nên phòng thủ và tranh cãi. Chúng tôi đã trao đổi những lời lẽ gây tổn thương, và sự bất đồng leo thang đến mức chúng tôi không nói chuyện với nhau trong suốt phần còn lại của chuyến đi.

Nhìn lại, tôi nhận ra rằng cả hai chúng tôi lẽ ra có thể xử lý tình huống tốt hơn. Lẽ ra chúng tôi có thể thảo luận về những kỳ vọng và mối quan tâm của mình trước chuyến đi và làm theo một kế hoạch phù hợp với ngân sách. Chúng tôi cũng có thể giao tiếp tốt hơn trong chuyến đi để tránh hiểu lầm và cãi cọ.

Mặc dù sự bất đồng đã khiến tình bạn của chúng tôi căng thẳng trong một thời gian, nhưng cuối cùng chúng tôi cũng bàn bạc và tìm ra cách vượt qua nó. Nó đã dạy tôi tầm quan trọng của việc giao tiếp rõ ràng và tôn trọng kỳ vọng của nhau trong bất kỳ loại thỏa thuận hoặc quan hệ đối tác nào.

2. Bài mẫu IELTS Speaking Part 3

2.1. What do you do if you disagree with someone?

Bạn sẽ làm gì nếu bạn không đồng ý với ai đó?

Bài mẫu:

“If I disagree with someone, I try to listen to their perspective and understand their reasoning. Then, I express my own viewpoint calmly and respectfully, using evidence and reasoning to support my argument. I avoid being confrontational or aggressive, and I'm open to changing my mind if presented with convincing counterarguments. I believe that disagreements can be opportunities for growth and learning and that it's possible to have productive and respectful conversations even when there are differences of opinion.”

Từ vựng:

  • perspective (n): quan điểm
  • reasoning (n): lý lẽ, lý do
  • viewpoint (n): quan điểm, góc nhìn
  • calmly (adj): một cách bình tĩnh
  • respectfully (adj): một cách tôn trọng
  • evidence (n): bằng chứng
  • argument (n): lập luận
  • confrontational (adj): cảm giác đối đầu
  • aggressive (adj): hung hăng, thô lỗ
  • convincing (adj): thuyết phục
  • counterargument (n): lời phản biện

Bài dịch:

Nếu tôi không đồng ý với ai đó, tôi cố gắng lắng nghe quan điểm của họ và hiểu lý do của họ. Sau đó, tôi bày tỏ quan điểm của mình một cách bình tĩnh và tôn trọng, sử dụng bằng chứng và lập luận để hỗ trợ lập luận của mình. Tôi tránh đối đầu hoặc hung hăng, và tôi sẵn sàng thay đổi quyết định nếu được đưa ra những lập luận phản biện thuyết phục. Tôi tin rằng những bất đồng có thể là cơ hội để phát triển và học hỏi và có thể có những cuộc trò chuyện hữu ích và tôn trọng ngay cả khi có những khác biệt về quan điểm.

2.2. How can we stop an argument from escalating into a fight? 

Làm thế nào chúng ta có thể ngăn một cuộc tranh cãi leo thang thành một cuộc gây gổ?

Bài mẫu:

“To prevent an argument from turning into a physical fight, it's important to remain calm and avoid reacting with anger or aggression. Active listening and empathy can also help to de-escalate the situation by showing the other person that their perspective is being heard and understood. It's also important to set boundaries and assert one's needs without attacking the other person. If the situation continues to escalate, it may be necessary to disengage and seek help from a neutral third party, such as a mediator or law enforcement.”

Từ vựng:

  • physical fight (n): trận đánh nhau, trận gây gổ
  • anger (n): sự tức giẫn
  • aggression (n): sự thô lỗ, sự hung hăng
  • active listening (n): lắng nghe tích cực
  • empathy (n): sự đồng cảm
  • de-escalate (v): làm dịu
  • boundary (n): ranh giới
  • assert one's needs (v): khẳng định nhu cầu
  • disengage (v): rút lui
  • seek help (v): tìm kiếm giúp đỡ
  • neutral (adj): trung lập
  • third party (n): bên thứ ba, phe thứ ba
  • mediator (n): người hòa giải
  • law enforcement (n): cơ quan pháp luật

Bài dịch:

Để ngăn cuộc tranh cãi biến thành đánh nhau, điều quan trọng là phải giữ bình tĩnh và tránh phản ứng bằng sự tức giận hoặc hung hăng. Lắng nghe tích cực và đồng cảm cũng có thể giúp làm dịu tình hình bằng cách cho người khác thấy rằng quan điểm của họ đang được lắng nghe và thấu hiểu. Việc thiết lập ranh giới và khẳng định nhu cầu của mình mà không tấn công người khác cũng rất quan trọng. Nếu tình hình tiếp tục leo thang, có thể cần phải rút lui và tìm kiếm sự trợ giúp từ bên thứ ba trung lập, chẳng hạn như người hòa giải hoặc cơ quan thực thi pháp luật.

2.3. Who do you think should teach children to respect their teacher?

Bạn nghĩ ai nên dạy trẻ tôn trọng giáo viên của chúng?

Bài mẫu:

“I believe that the responsibility of teaching children to respect their teachers should primarily lie with parents and family members. Parents can set a good example by showing respect for teachers and emphasizing the importance of education. Teachers can also play a role by fostering a positive and respectful classroom environment and modeling respectful behavior towards students. Additionally, the wider community, including religious leaders and community organizations, can help reinforce the value of education and respect for teachers.”

Từ vựng:

  • lie with (v): của ai đó, trách nhiệm của ai
  • show respect (v): thể hiện sự tôn trọng
  • emphasize (v): nhấn mạnh
  • respectful behavior (n): hành vi tôn trọng, lễ phép
  • religious leader (n): nhà lãnh đạo tôn giáo
  • community organization (n): tổ chức cộng đồng

Bài dịch:

Tôi tin rằng trách nhiệm dạy con cái kính trọng thầy cô trước hết là của cha mẹ và các thành viên trong gia đình. Cha mẹ có thể nêu gương tốt bằng cách thể hiện sự tôn trọng đối với giáo viên và nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục. Giáo viên cũng có thể đóng một vai trò bằng cách thúc đẩy một môi trường lớp học tích cực và tôn trọng và làm gương cho học sinh về hành vi tôn trọng. Ngoài ra, cộng đồng rộng lớn hơn, bao gồm các nhà lãnh đạo tôn giáo và các tổ chức cộng đồng, có thể giúp củng cố giá trị của giáo dục và sự tôn trọng đối với giáo viên.

2.4. What disagreements do parents and children usually have?

Cha mẹ và con cái thường có những bất đồng gì?

Bài mẫu:

“Parents and children may disagree on a variety of issues, such as academic performance, social activities, relationships, and future goals. Additionally, conflicts may arise from differences in personality, values, or communication styles. However, disagreements can also be an opportunity for parents and children to understand each other better, learn to compromise, and strengthen their relationships.”

Từ vựng:

  • academic performance (n): thành tích học tập 
  • social activity (n): hoạt động xã hội
  • relationship (n): mối quan hệ
  • future goal (n): mục tiêu tương lai
  • conflict (n): sự bất đồng
  • communication style (n): phong cách giao tiếp
  • compromise (v): hòa giải, thỏa hiệp

Bài dịch:

Cha mẹ và con cái có thể bất đồng về nhiều vấn đề, chẳng hạn như thành tích học tập, hoạt động xã hội, các mối quan hệ và mục tiêu tương lai. Ngoài ra, xung đột có thể phát sinh từ sự khác biệt về tính cách, giá trị hoặc phong cách giao tiếp. Tuy nhiên, những bất đồng cũng có thể là cơ hội để cha mẹ và con cái hiểu nhau hơn, học cách thỏa hiệp và củng cố mối quan hệ.

2.5. Why do some people avoid arguing with others?

Tại sao một số người tránh tranh luận với người khác?

Bài mẫu:

“Some people avoid arguing with others because they want to maintain good relationships and avoid conflict. They may also prefer to keep their opinions to themselves or feel uncomfortable expressing them in a confrontational situation. Additionally, some people may fear the negative consequences of arguing, such as damaging their reputation or losing face. Ultimately, avoiding arguments can be a way to preserve harmony and avoid unnecessary stress or tension.”

Từ vựng:

  • confrontational situation (n): tình huống đối đầu, tình huống tranh cãi
  • negative consequence (n): hậu quả tiêu cực
  • damage (v): tổn hại
  • reputation (n): danh tiếng
  • lose face (v): mất mặt
  • harmony (n): sự hài hòa
  • tension (n): sự căng thẳng

Bài dịch:

Một số người tránh tranh cãi với người khác vì họ muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp và tránh xung đột. Họ cũng có thể thích giữ ý kiến của mình cho riêng mình hoặc cảm thấy không thoải mái khi thể hiện chúng trong tình huống đối đầu. Ngoài ra, một số người có thể lo sợ những hậu quả tiêu cực của việc tranh cãi, chẳng hạn như làm tổn hại danh tiếng hoặc mất mặt. Cuối cùng, tránh tranh luận có thể là một cách để duy trì sự hài hòa và tránh căng thẳng hoặc căng thẳng không cần thiết.

2.6. How do we show respect to others when we disagree with them?

Làm thế nào để chúng ta thể hiện sự tôn trọng với người khác khi chúng ta không đồng ý với họ?

Bài mẫu:

“When we disagree with others, we can show respect by actively listening to their point of view without interrupting, acknowledging their perspective, and expressing our own opinions in a calm and polite manner. We can avoid using insulting language, personal attacks, or dismissive remarks, and instead focus on finding common ground or respectfully agreeing to disagree.”

Từ vựng:

  • interrupt (v): ngắt lời
  • acknowledge (v): công nhận, thừa nhận
  • calm and polite manner (n): phong thái bình tĩnh và lịch sự
  • insulting language (n): ngôn từ xúc phạm
  • personal attack (n): công kích cá nhân
  • dismissive remark (n): nhận xét mang tính bác bỏ
  • common ground (n): điểm chung
  • agree to disagree (v): đồng ý, chấp thuận với ý kiến không đồng tình

Bài dịch:

Khi không đồng ý với người khác, chúng ta có thể thể hiện sự tôn trọng bằng cách tích cực lắng nghe quan điểm của họ mà không ngắt lời, thừa nhận quan điểm của họ và bày tỏ ý kiến của mình một cách bình tĩnh và lịch sự. Chúng ta có thể tránh sử dụng ngôn ngữ xúc phạm, tấn công cá nhân hoặc nhận xét mang tính bác bỏ, thay vào đó, hãy tập trung vào việc tìm điểm chung hoặc đồng ý không đồng ý một cách tôn trọng.

Lời kết

Hy vọng rằng bài mẫu của STUDY4 về chủ đề “Describe a disagreement you had with someone” trong đề thi IELTS Speaking đã cho các bạn cách trả lời câu hỏi sao cho đạt được band điểm mong ước.

Nếu có thắc mắc, hãy để lại bình luận và STUDY4 sẽ giải đáp nhé!