cách làm bài line graph ielts writing task 1

Bài viết này sẽ giới thiệu về cách viết dạng bài Line graph trong phần thi IELTS Writing. Biểu đồ đường là một trong những dạng bài IELTS Writing Task 1 thường xuất hiện trong phần thi, yêu cầu từ thí sinh khả năng phân tích, tổng hợp và diễn đạt thông tin một cách logic, rõ ràng và chính xác. Với các kỹ năng và kinh nghiệm được chia sẻ trong bài viết, hy vọng các bạn sẽ tự tin và thành công trong việc làm bài thi IELTS.

I. Tổng quan về dạng bài Line Graph

1. Giới thiệu về dạng bài Line Graph

Một loại biểu đồ thường được sử dụng trong IELTS Writing Task 1 là Line graph (Biểu đồ đường). Loại này được dùng để thể hiện dữ liệu thu thập được hoặc sự thay đổi của trong một khoảng thời gian nhất định.

Tất cả các điểm dữ liệu trong biểu đồ đường được nối với nhau bởi một đường nối nhau liên tục. Biểu đồ đường bao gồm trục x và trục y. Nhờ có xu hướng thay đổi rõ ràng, biểu đồ đường là một trong những loại biểu đồ dễ mô tả nhất.

2. Các dạng bài Line Graph

Biểu đồ đường là loại biểu đồ mô tả sự biến động của một đối tượng cụ thể qua các thời điểm khác nhau. Mỗi đối tượng sẽ được biểu diễn bằng một đường riêng. Khác với các dạng biểu đồ khác trong IELTS, biểu đồ đường luôn thể hiện sự thay đổi theo thời gian, do đó bạn cần xem xét kỹ các thời điểm để sử dụng thì cho phù hợp.

Có 2 dạng biểu đồ đường: 

  • Dạng ít hơn 3 đường thường rất hiếm trong các đề thi IELTS Writing Task 1. Trường hợp này, chúng ta cần tập trung so sánh 2 đường với nhau trong mối liên hệ thời gian để phân tích xu hướng tăng, giảm, giữ nguyên hay biến động của các đối tượng. Đây được xem là dạng đơn giản nhất trong các dạng bài biểu đồ Line graph.

cách làm biểu đồ đường ielts writing task 1

  • Dạng nhiều hơn 3 đường: Trong các kỳ thi IELTS từ năm 2017 trở đi, thường xuất hiện dạng biểu đồ đường với số lượng đường nhiều hơn 3.

cách làm ielts writing task 1

3. Cách đọc Line Graph

Để đọc và hiểu được thông tin từ biểu đồ đường, bạn có thể làm theo các bước sau đây:

  • Xác định tiêu đề và đơn vị đo của biểu đồ: Đây là bước quan trọng để hiểu rõ các thông tin mà biểu đồ muốn truyền tải. Bạn cần xác định rõ đơn vị đo được sử dụng trên trục dọc và trục ngang của biểu đồ, cũng như tiêu đề của biểu đồ.
  • Phân tích các đường trên biểu đồ: Mỗi đường trên biểu đồ đại diện cho một đối tượng cụ thể. Bạn cần xem xét sự biến động của các đường này qua thời gian và so sánh với các đường khác để tìm ra sự khác biệt và sự liên quan giữa các đối tượng.
  • Đọc các giá trị trên trục dọc và trục ngang: Bạn cần xem xét các giá trị trên trục dọc và trục ngang để đưa ra các nhận định và so sánh. Ví dụ, nếu trục ngang biểu thị thời gian, bạn cần xác định thời điểm nào đang được biểu diễn trên trục đó và so sánh giá trị của các đối tượng tại thời điểm đó.

4. Yêu cầu của đề bài

Để viết bài biểu đồ đường trong IELTS đúng hướng, phân tích đúng yêu cầu là điều kiện tiên quyết. Để làm được điều này, bạn cần phân tích đề bài và viết bài nhận xét một cách khách quan dựa trên các thông tin được cung cấp trong biểu đồ. Bài viết cần có độ dài khoảng 150 chữ và hoàn thành trong thời gian 20 phút.

Trong quá trình viết, bạn nên tập trung vào miêu tả xu hướng thay đổi của từng đối tượng bằng các từ ngữ và cấu trúc phù hợp, chính xác. Đồng thời, bạn cần chọn lọc những thông tin quan trọng và tránh đưa tất cả các số liệu trong biểu đồ vào bài viết để tránh việc bài viết trở nên miên man và tốn thời gian.

II. Cách viết dạng bài Line Graph

Để làm cho bài viết dễ hiểu, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét một ví dụ cụ thể sau đây:

cách làm bài ielts writing task 1 line graph

Biểu đồ Line graph thể hiện lượng khí thải CO2 trung bình của mỗi người ở 4 nước từ 1967 đến 2007.

1. Phân tích đề bài

Việc phân tích đề bài là rất quan trọng trong IELTS Writing Task 1 vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc bạn có thể đi đúng hướng hay không. Để hiểu rõ hơn về đề bài, bạn chỉ cần trả lời 5 câu hỏi sau:

  • Topic - Đối tượng trong biểu đồ: Average carbon dioxide (CO2) emissions per person => lượng khí thải CO2 trung bình của mỗi người
  • Place – Số liệu được lấy từ: 4 nước: United Kingdom, Sweden, Italy, Portugal
  • Number of factors - Số lượng các đối tượng: 4 nước
  • Time – Thời điểm của số liệu: Năm 1967 đến năm 2007, gồm 5 mốc thời gian, mỗi mốc thời gian là một năm.
  • Unit of measurement - Đơn vị đo: Metric tonnes (tấn)

2. Introduction (Giới thiệu bài viết)

Để tránh việc sao chép đề bài trong IELTS Writing Task 1, bạn cần sử dụng kỹ năng paraphrase. Thông thường, có hai cách paraphrase đề bài như sau:

Đôi khi, ta có thể sử dụng các cụm từ đồng nghĩa hoặc ngược lại, sử dụng các từ trái nghĩa để thay thế cho nhau.

Ví dụ: 

  • Show/compare/illustrate
  • From… to/between… and…/Over a period of/years starting from…

Cách 2: Thay đổi ngữ pháp, cấu trúc câu: Câu chủ động => câu bị động

Đề bài: The line graph below shows the average carbon dioxide (CO2) emissions per person in the United Kingdom, Sweden, Italy and Portugal from 1967 to 2007.

=> Introduction: The line graph compares the amounts of CO2 emitted by each person in four countries over a period of 40 years starting from 1967.

3. Overview (Khái quát bài viết)

Để viết được một câu văn tổng quát từ biểu đồ, các bạn cần xác định hai điểm nổi bật nhất của nó. Có thể chọn trong hai ý sau đây:

  • Điểm thứ nhất là đặc điểm xu hướng chung của biểu đồ, bao gồm các đường biểu diễn xu hướng tăng, giảm hoặc ổn định.
  • Điểm thứ hai là sự thay đổi vượt trội của một hoặc nhiều đường, bao gồm đường tăng nhiều nhất, giảm nhiều nhất hoặc đường có số liệu lớn nhất, thấp nhất. Nếu có thể, hãy tìm ra điểm đặc biệt nhất của biểu đồ để gây ấn tượng với người đọc.

Lưu ý rằng phần Overview là rất quan trọng trong bài viết và nếu bỏ qua, bạn sẽ mất đi một nửa số điểm của bài.

Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian, chỉ nên viết 1-2 câu về phần này và thêm các từ nối như In addition/ Furthermore để nối liền với các phần tiếp theo của bài viết.

Một số từ vựng IELTS Writing Task 1 Line graph phổ biến: 

  • Looking at the chart/ It is clear that… / Obviously,.../ It is obvious that… / As can be seen from the graph / chart,... được đặt đầu đoạn để người đọc có thể dễ dàng nhận biết rằng đây là phần Overview.
  • Các từ miêu tả xu hướng như: increase, rise, climb, oscillate >< decrease, decline, dwindle, unchanged.
  • Nếu tất cả các số liệu trên biểu đồ đều có xu hướng tăng hoặc giảm cùng nhau, bạn có thể sử dụng cấu trúc sau: The numbers/ percentages/ amounts …. of A, B, C and D increase/ decrease over the period shown.
  • Cấu trúc While + mệnh đề thường được sử dụng để miêu tả xu hướng trái ngược trên biểu đồ. Ví dụ như câu: "While the numbers/percentages… of A and B decrease, the figures for C and D increase."
  • Ngoài ra, để thể hiện số liệu cao nhất trên biểu đồ, ta có thể sử dụng cấu trúc so sánh hơn nhất. Hoặc ta có thể miêu tả sự thay đổi của đường có sự chênh lệch số liệu giữa điểm đầu và điểm cuối cao nhất (đường có sự thay đổi lớn nhất trên biểu đồ).

==>Ví dụ, phần Overview có thể được viết như sau: 

As can be seen from the graph, during the period studied, individuals from Sweden and the UK had lower CO2 emissions, while emissions in Italy and Portugal increased. It can also be observed that citizens of the UK had the highest cumulative CO2 emissions.

4. Body/Details (Chi tiết bài viết)

Các bạn cần viết khoảng 4-5 câu cho mỗi phần Body của bài viết. Dựa vào số lượng đường trong biểu đồ, chúng ta có thể chọn hai cách khác nhau để xây dựng phần thân bài thành hai đoạn như sau:

Cách 1: Áp dụng cho cả biểu đồ có 3 đường trở xuống và có 3 đường trở lên, ta có thể nhóm các đối tượng lại thành 2 khoảng thời gian để tiến hành so sánh. Ưu điểm của cách này là ta có thể so sánh các đối tượng trong cùng một khoảng thời gian.

  • Body 1: So sánh trong khoảng thời gian từ đầu đến giữa.

Ở phần này, ta có thể miêu tả các số liệu của các đối tượng trong năm đầu tiên đến khoảng thời gian giữa, với các thay đổi đáng chú ý như sự thay đổi hướng của đường, tăng mạnh hoặc đang tăng rồi giảm. Các bạn có thể mô tả từ số liệu cao nhất đến thấp nhất.

  • Body 2: So sánh trong khoảng thời gian giữa đến cuối.

Ở phần này, ta cần nhấn mạnh sự thay đổi về xu hướng của các đường, đồng thời mô tả chi tiết từng đường và từng xu hướng.

Cách 2: Chúng ta có thể nhóm các đường lại thành 2 xu hướng để miêu tả. Đây là một lựa chọn tốt cho những biểu đồ có nhiều đường bởi nó sẽ giúp các bạn tránh bị rối.

  • Body 1: Miêu tả các đường có xu hướng tăng từ đầu đến cuối.

Ở phần này, ta có thể nhóm các đường có xu hướng tăng lại với nhau để miêu tả từ đầu đến cuối.

  • Body 2: Miêu tả các đường có xu hướng giảm hoặc ổn định.

Ở phần này, ta có thể nhóm các đường có xu hướng giảm hoặc ổn định lại với nhau để miêu tả.

Ở ví dụ trên, là biểu đồ lớn hơn 3 đường, chúng ta có thể chọn cách 1 để miêu tả

Body 1: In 1967, the CO2 emissions per capita for a UK citizen were approximately 11 tonnes, whereas in Sweden it was 9 tonnes. To put this into perspective, an Italian emits over 4 tonnes, which is roughly three times more than a Portuguese citizen.

Body 2: Starting from that time, the average CO2 emissions in the UK gradually decreased to below 9 tonnes, while the figure in Sweden, which had increased by 1 tonne in the first decade, also moderately decreased to less than 6 tonnes by the end of the period. In contrast, Italy had the highest CO2 emissions per capita with a figure that rose to almost 8 tonnes in 2007, while Portugal also experienced a significant increase to about 6 tonnes.

5. Kết thúc bài viết

Sau khi áp dụng các cách viết biểu đồ đường trong IELTS và hoàn thành các phần, bạn cần kết hợp chúng lại và kiểm tra bài viết.

Bạn nên chú ý một số điều như sau:

  • Không đưa ý kiến cá nhân vào bài, chỉ miêu tả những thông tin biểu đồ cung cấp. Việc đưa ý kiến cá nhân có thể dẫn đến bài viết không chính xác hoặc sai sự thật.
  • Overview cần đưa ra thông tin cần thiết và chỉ ra điểm nổi bật nhất trong biểu đồ.
  • Miêu tả chi tiết từng đường mà không so sánh sự chênh lệch giữa chúng sẽ làm cho bài viết không có cái nhìn khái quát về biểu đồ. Hãy kết hợp sự tăng giảm của từng đối tượng và mối quan hệ giữa chúng để làm rõ điều này.
  • Không nên đưa quá nhiều thông tin về mốc thời gian, địa điểm vào câu. Việc này có thể gây loạn cho người đọc và làm giảm tính logic của bài viết.
  • Lỗi nhầm lẫn khi sử dụng thì trong bài viết là điều phổ biến, nên lưu ý sử dụng đúng thì và mốc thời gian phù hợp trong biểu đồ Line graph.

Bài mẫu:

The line graph compares the amounts of CO2 emitted by each person in four countries over a period of 40 years starting from 1967.

As can be seen from the graph, during the period studied, individuals from Sweden and the UK had lower CO2 emissions, while emissions in Italy and Portugal increased. It can also be observed that citizens of the UK had the highest cumulative CO2 emissions.

In 1967, the CO2 emissions per capita for a UK citizen were approximately 11 tonnes, whereas in Sweden it was 9 tonnes. To put this into perspective, an Italian emits over 4 tonnes, which is roughly three times more than a Portuguese citizen.

Starting from that time, the average CO2 emissions in the UK gradually decreased to below 9 tonnes, while the figure in Sweden, which had increased by 1 tonne in the first decade, also moderately decreased to less than 6 tonnes by the end of the period. In contrast, Italy had the highest CO2 emissions per capita with a figure that rose to almost 8 tonnes in 2007, while Portugal also experienced a significant increase to about 6 tonnes.

III. Một số từ vựng và ngữ pháp cho Line Graph

Trong dạng bài viết về biểu đồ Line graph, phần từ vựng tập trung vào miêu tả sự thay đổi hoặc xu hướng tăng, giảm hoặc ổn định, do đó khá đơn giản. Các từ vựng có thể được phân chia thành các nhóm như sau:

Xu hướng tăng:

  • Rose to
  • A rise
  • Increased to
  • An increase
  • Went up to
  • Growth
  • Climbed to
  • An upward trend

Xu hướng giảm:

  • Fell to
  • A decrease
  • Declined to
  • A decline
  • Decreased to
  • A fall
  • Dipped to
  • A drop
  • Went down to
  • A reduction
  • Slumped to
  • Reduced to

Xu hướng duy trì, không thay đổi:

  • Leveled out at
  • A leveling out
  • Did not change
  • No change
  • Remained stable at
  • Remained steady at
  • Stayed constant at
  • Maintained the same level

Xu hướng xấp xỉ, thay đổi tương đối:

  • Just under
  • Well under
  • Roughly
  • Approximately

Xu hướng dao động:

  • Fluctuated around
  • Peaked at
  • Reached a peak of
  • Plateaued at
  • Stood at

Lời kết

Bài viết đã trình bày về cách viết dạng bài Line Graph trong IELTS Writing Task 1. Hy vọng những kiến thức và kinh nghiệm được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình ôn thi và đạt được band điểm mơ ước trong bài thi IELTS.

Nếu có thắc mắc, hãy để lại bình luận và STUDY4 sẽ giải đáp giúp bạn nhé!