Bảng chữ cái tiếng Trung dành cho người mới bắt đầu

Khi mới tiếp xúc với tiếng Trung, rất nhiều người thường đặt ra câu hỏi rằng tiếng Trung có bảng chữ cái không, hay bảng chữ cái tiếng trung là gì, làm thế nào để viết chữ cái tiếng Trung. Hiểu được điều đó, Study 4 sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc trên trong bài chia sẻ dưới đây. Mời bạn cùng theo dõi!

I. Bảng chữ cái tiếng trung là gì?

Bảng chữ cái tiếng Trung hay còn được gọi với cái tên khác là bảng Pinyin tiếng Trung hoặc bảng chữ cái tiếng Trung bính âm. 

Bảng chữ cái tiếng Trung bính âm được thành lập và chính thức phê duyệt vào năm 1958 và phổ biến rộng rãi từ năm 1979. Sự ra đời của bảng chữ cái tiếng trung đã góp phần quan trọng cho việc học tập ngôn ngữ này trên toàn thế giới. 

Tìm hiểu về bảng chữ cái tiếng Trung

Đây là danh sách 26 chữ cái latin, được chia thành 2 nhóm gồm vận mẫu và thanh mẫu. Ngoài ra, khi học bảng chữ cái (pinyin) tiếng Trung, bạn sẽ được tiếp cận tới khái niệm về thanh điệu. Cụ thể như sau: 

1. Thanh mẫu

Trong bảng chữ cái (pinyin) tiếng Trung, thanh mẫu là phần phụ âm đầu của các âm tiết. Trong tiếng trung, có tất cả 23 thanh mẫu, bao gồm: 

b

z

zh

j

g

p

c

ch

q

k

m

s

sh 

x

h

 

 

r

 

 

2. Vận mẫu

Vận mẫu thực thất là phần nguyên âm của pinyin. Bảng chữ cái tiếng Trung có tổng cộng 36 vận mẫu đơn, được chia thành 3 loại gồm vận mẫu đơn, vận mẫu kép và vận mẫu uốn lưỡi. Cụ thể như sau: 

Vận mẫu đơn

Vận mẫu kép

Vận mẫu uốn lưỡi

a, o, e, i, u, ü

ai, ao, an, ang, ou, ong, ei, en, eng, ia, iao, a, iang, ie, iu, in, ing, iong, ua, uai, uan, uang…. 

er

3. Thanh điệu

Trong tiếng Trung, thanh điệu (dấu câu) là phần quan trọng quyết định nghĩa và phát âm của từ. Tiếng Trung có tổng cộng 5 thanh điệu, bao gồm 4 thanh điệu chính và 1 thanh nhẹ.

Dưới đây là chi tiết về các thanh điệu:

Thanh điệu 1 (Thanh cao và bằng)

  • Dấu: ¯ (ā)
  • Cách phát âm: Đọc cao và ổn định, không thay đổi độ cao. Đây là thanh điệu bình ổn, giống như cách bạn kéo dài âm khi nói “aaaa”.
  • Ví dụ: mā (妈 - mẹ)

Thanh điệu 2 (Thanh cao lên)

  • Dấu: ˊ (á)
  • Cách phát âm: Bắt đầu từ âm thấp và dần dần lên cao, giống như cách bạn hỏi khi nói “á?” để diễn tả sự ngạc nhiên.
  • Ví dụ: má (麻 - vừng)

Thanh điệu 3 (Thanh hạ thấp rồi nâng lên)

  • Dấu: ˇ (ǎ)
  • Cách phát âm: Bắt đầu ở mức trung bình, hạ thấp xuống và sau đó nâng lên. 
  • Ví dụ: mǎ (马 - ngựa)

Thanh điệu 4 (Thanh hạ xuống)

  • Dấu: ˋ (à)
  • Cách phát âm: Bắt đầu từ âm cao và hạ giọng nhanh, mạnh và dứt khoát xuống thấp.
  • Ví dụ: mà (骂 - mắng)

Thanh nhẹ (Không có dấu)

  • Dấu: Không có dấu
  • Cách phát âm: Đọc nhanh và nhẹ, không có thay đổi thanh điệu rõ ràng. 
  • Ví dụ: ma (吗 - từ hỏi)

Xem thêm: Thanh điệu tiếng trung: Phân loại và các quy tắc thanh điệu

II. Hướng dẫn cách phát âm bảng chữ cái tiếng Trung

Trong phần này, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về cách phát âm bảng chữ cái trong tiếng Trung. 

1. Hướng dẫn cách phát âm thanh mẫu trong tiếng trung

cách phát âm bảng chữ cái tiếng Trung

Hướng dẫn phát âm thanh mẫu trong tiếng trung

Trong tiếng Trung, các phụ âm được tạo ra do cơ lưỡi và luồng hơi từ phổi đưa ra khoang miệng. Chúng có thể làm hoặc không làm dây thanh quản rung. Dựa theo vị trí của các bộ phận khi phát âm, người ta chia phụ âm thành các loại bao gồm: 

Phân loại

Thanh mẫu

Cách phát âm

Âm 2 môi

(Khi phát âm, hai môi chạm nhẹ)

b

Âm này đọc giống chữ “p” trong tiếng Việt, không bật hơi. 

p

Trong tiếng Việt không có âm này. Khi phát âm thanh mẫu này, bạn đọc giống chữ “p” nhưng bật mạnh hơi ra ngoài. 

m

Đọc tương tự phụ âm “m” trong tiếng Việt. 

Âm môi răng

f

Khi chuẩn bị phát âm, đặt nhẹ răng hàm trên lên môi dưới và đọc gần giống chữ “ph” trong viết Việt. 

Âm đầu lưỡi

d

Âm đầu lưỡi, không bật hơi, đọc gần giống phụ âm “t” của tiếng Việt. 

t

Âm đầu lưỡi, gần giống phụ âm “th” nhưng bật hơi mạnh hơn. 

n

Âm đầu lưỡi, âm mũi, khi phát âm gần giống phụ âm “n” trong tiếng Việt. 

l

Âm đầu lưỡi, phát âm tương tự phụ âm “l” trong tiếng Việt. 

Âm đầu lưỡi trước 

(khi phát âm, đặt đầu lưỡi thẳng)

z

Trong tiếng Việt không có “z” này nên những bạn mới học rất khó phát âm chuẩn. Khi đọc âm này, bạn cần đưa lưỡi bịt chặt phía sau chân răng trên cho hơi tắc lại, sau đó hạ nhẹ lưỡi xuống cho âm thoát ra. 

c

Phát âm tương tự thanh mẫu “z” nhưng bật mạnh hơi. Để dễ hình dung, âm này có thể coi là sự kết hợp giữa hai phụ âm “ch” và ‘x” trong tiếng việt. 

s

Khi phát âm âm “s”, bạn hãy di chuyển đầu lưỡi ra trước đặt gần mặt sau của răng trên, hơi thở cảm giác như bị cọ sát khi thoát ra ngoài. 

Âm đầu lưỡi sau

(Cong lưỡi khi đọc)

zh

Đầu lưỡi phía sau áp sát vào vòm cứng giúp hơi tắc lại. Sau đó, bạn từ từ hạ lưỡi xuống, tạo áp lực để luồng hơi hơi cọ sát với bên ngoài. Thanh mẫu này gần giống phụ âm “tr” trong tiếng Việt. 

ch

Phát âm giống thanh mẫu “zh” nhưng cần đẩy mạnh hơi ra ngoài. 

sh

Đọc gần giống thanh mẫu “zh” nhưng không tắc âm. Thực chất, thanh mẫu này phát âm gần giống chữ “s” trong tiếng Việt ( hơi cong lưỡi khi phát âm). 

r

Phát âm gần giống chữ “r” trong tiếng Việt nhưng không rung dây thanh quản. 

Âm mặt lưỡi

j

Đọc gần giống chữ “ch” trong tiếng Việt nhưng đọc sâu vào phía trong mặt lưỡi hơn, cảm giác hơi thở bị tắc ở phía trong, không bật hơi. 

q

Phát âm tương tự thanh mẫu “j” nhưng bật mạnh hơi ra ngoài. 

x

Đọc giống thanh mẫu “j” nhưng hơi không bị tắc mà ma sát nhẹ với răng và môi. 

Âm cuống lưỡi

g

Đọc gần giống chữ “c” hoặc “k” trong tiếng Việt, âm phát ra từ cuống lưỡi. 

k

Phát âm gần giống thanh mẫu “g” nhưng bật hơi. 

h

Đọc gần giống chữ “kh” trong tiếng Việt nhưng luồng hơi đi ra nhẹ hơn. 

2. Cách phát âm vận mẫu trong tiếng trung

Cách phát âm vận mẫu trong tiếng trung

Cách phát âm vận mẫu trong tiếng trung

Trong bảng chữ cái tiếng Trung, khi phát âm các vận mẫu, bạn sẽ phải đẩy luồng hơi từ phổi ra khiến giây thanh quản rung, từ đó phát ra âm thanh vang và rõ. Bạn phải đảm bảo cho hơi thở đi qua khoang miệng mà không gặp trở ngại gì. Cụ thể như sau: 

Vận mẫu

Cách phát âm

ai

Phát âm gần giống chữ “ai” trong tiếng Việt, khi phát âm mở khẩu hình rộng. 

ei

Phát âm gần giống chữ “êi” trong tiếng Việt.

ao

Phát âm gần giống chữ “ao” trong tiếng Việt, khi phát âm mở khẩu hình rộng. 

ou

Đọc giống “âu” trong tiếng Việt, khẩu hình miệng rộng hơn. 

an

Đọc giống “an” trong tiếng Việt, khẩu hình miệng rộng hơn, đẩy luồng khí lên giống như ngạt mũi.

en

Phát âm gần giống “en” trong tiếng Việt, nhưng phải mở khẩu hình miệng rộng hơn.

ang

Phát âm gần giống chữ “ang” trong tiếng Việt, khi phát âm mở khẩu hình rộng. 

eng

Phát âm giống “âng” trong tiếng Việt.

ong

Phát âm giống vần “ung” trong tiếng Việt nhưng khẩu hình miệng tròn và rộng hơn. 

ia

Phát âm giống chữ “i + a” trong tiếng Việt nhưng đọc nhanh, lướt thành 1 âm.

ie

Phát âm giống chữ “i + ê” trong tiếng Việt nhưng đọc nhanh, lướt thành 1 âm.

iao 

Phát âm giống chữ “i + ao” trong tiếng Việt nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

iou

Phát âm giống chữ “i + âu” trong tiếng Việt nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

ian

Phát âm giống chữ “i + an” trong tiếng Việt nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

in

Phát âm giống chữ “in” trong tiếng Việt nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

iang

Phát âm giống chữ “i + ang” trong tiếng Việt nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

ing

Sự kết hợp của hai chữ “inh” và “iêng” trong tiếng việt. Lưu ý, không phát âm vận mẫu này thành từ “inh”. 

iung

Phát âm giống chữ “i + ung” trong tiếng Việt nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

uo

Phát âm giống chữ “u + ô” trong tiếng Việt nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

uai

Phát âm giống chữ “u + ai” trong tiếng Việt nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

uei

Phát âm giống chữ “u + ây” trong tiếng Việt nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

uan

Phát âm giống chữ “u + an” trong tiếng Việt nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

uen 

Phát âm giống chữ “u + ân” trong tiếng Việt nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

uang

Phát âm giống chữ “u + ang” trong tiếng Việt nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

ueng

Phát âm giống chữ “u + êng” trong tiếng Việt nhưng đọc nhanh thành 1 âm.

üe

Phát âm giống chữ “uy + ê” trong tiếng Việt nhưng chữ uy đọc nhanh, lướt., tròn môi. 

üan

Phát âm giống chữ “uy + ân” trong tiếng Việt nhưng chữ uy đọc nhanh, lướt, tròn môi. 

ün

Phát âm giống chữ “uyn” trong tiếng Việt, tròn môi

3. Hướng dẫn cách phát âm thanh điệu trong tiếng trung

3.1. Cách đọc 4 thanh điệu chính

Thanh điệu thực chất là độ cao âm thanh, giúp người nói và người nghe phân biệt được nghĩa. Nếu chia độ cao của âm thanh thành 5 mức thì các thanh điệu trong bảng chữ cái tiếng trung pinyin sẽ có độ cao như sau: 

  • Thanh 1 (thanh ngang): Các chữ có thanh ngang thì bạn đọc ngang, bình bình, không nâng hoặc hạ tông giọng. 
  • Thanh 2 (thanh sắc): Khi đọc, từ từ nâng cao độ của âm thanh (đọc giống thanh sắc như kéo dài hơn). 
  • Thanh 3: Hướng âm thanh từ cao xuống thấp sau đó lên cao, giống dấu hỏi trong tiếng việt nhưng kéo dài hơn. 
  • Thanh 4: Đọc từ cao xuống thấp, dứt khoát (giống thanh huyền trong tiếng Việt nhưng nhanh hơn một chút). 

3.2. Cách đọc thanh nhẹ

Ngoài ra, khi học bảng chữ cái tiếng Trung bính âm, bạn có thể sẽ được nghe tới một thanh nữa đó là “thanh nhẹ”. Về bản chất, thanh nhẹ không được coi là một thanh điệu vì nó không phải một hiện tượng ngữ âm cố định mà chỉ là kết quả của một sự biến đổi mạnh yếu của cao độ. Với những chữ có thanh nhẹ (không có ký hiệu về âm thanh), bạn đọc nhanh và nhẹ hơn so với từ trước đó. 

Ví dụ: Bàba (爸爸), gēge(哥哥), Mèimei (妹妹),... 

3.3. Quy tắc biến điệu khi phát âm

Một điều chắc chắn bạn không thể bỏ qua khi học phát âm bảng chữ cái tiếng Trung đó là các quy tắc biến điệu. Thông thường, sự biến điệu âm thanh xảy ra với các từ thanh 3 và chữ 一 (Yī) và chữ 不 (Bù). Chúng tuân theo nguyên tắc như sau: 

  • Khi thanh 3 đặt trước các từ thanh 1, 2, 4 thì đọc nửa thanh 3 (không kéo dài âm).  Ví dụ như Lǎoshī, Jiějué, Zhǎng dà, Yǒngbào,...
  • Trong trường hợp hai thanh 3 đứng cạnh nhau thì thanh 3 thứ nhất được biến điệu thành thanh 2. Ví dụ như: Yǒngyǒu (đọc là Yóngyǒu)  , Yǔfǎ (đọc là Yúfǎ)  , Fěnbǐ (đọc là Fénbǐ)  ,...
  • Khi 一 (Yī) đứng trước các thanh 1, 2, 3 thì được đọc thành thanh 4 (Yì), ví dụ Yìtiān, Yì bǐ,...
  • Khi 一 (Yī) và 不 (Bù) đứng trước thanh 4 thì đọc đọc thành thanh 2 (Bú), ví dụ bú huì, bú là,...

III. Hướng dẫn chi tiết quy tắc viết bảng chữ cái tiếng Trung

Thông thường, chúng ta chỉ cần ghép các vận mẫu và thanh mẫu trong bảng chữ cái tiếng Trung cùng các thanh điệu tương ứng là đã được một chữ. Tuy nhiên, bạn vẫn phải chú ý một số quy tắc sau đây.

Hướng dẫn chi tiết cách viết bảng chữ cái tiếng Trung

1. Cách viết âm tiết i, u, ü

Trong trường hợp âm tiết không có thanh mẫu, nếu âm tiết đó là "i, u, ü hoặc các vận mẫu do "i, u, ü" đứng đầu, khi âm tiết này đứng sau âm tiết khác rất dễ nảy sinh nhầm lẫn. Vì vậy, người ta quy ước sử dụng “y, w, yu" lần lượt thay hoặc thêm cho "i, u ü". Lưu ý, phần thay đổi về cách viết này không ảnh hưởng đến các phát âm của chúng. 

Đối với vận mẫu "i" và các vận mẫu có "i" đứng đầu

  • Nếu vận mẫu đó chỉ có 1 nguyên âm "i" thì sẽ được thêm "y" ở trước vận mẫu.
    Ví dụ "i, in, ing" sẽ được viết thành "yi, yin, ying". 
  • Nếu các vận mẫu có 2 nguyên âm trở lên và bắt đầu bằng "i" sẽ thay "i" bằng "y". Ví dụ, các từ như "ia, ie, iao, iou, ian, iang, iong" được chuyển thành "ya, ye, yao, you, yan, yang, yong"

Đối với âm tiết "u" và các vận mẫu có "u" đứng đầu

  • Trường hợp vận mẫu chỉ có một nguyên âm "u" thì thêm "w" vào trước "u". Ví dụ: “u” khi đứng một mình sẽ viết thành "wu". 
  • Trường hợp vận mẫu có 2 nguyên âm trở lên và bắt đầu bằng "u" thì "u" được thay bằng "w". Áp dụng quy tắc này, các từ "ua, uo, uai. uei, uan, uen, uang, ueng" sẽ được viết thành "wa, wo, wai, wei, wan, wen, wang, weng"

Đối với âm tiết “ü” và các vận mẫu có “ü” ở đầu

  • Trong trường hợp này, chữ “ü”  sẽ được thay bằng "yu". Khi đó, các từ “ü, ủe, üan, ün”được viết thành “yu, yue, yuan, yun”. 

2. Cách viết các vận mẫu “ui, un, ui”

Trong bản chữ cái tiếng Trung, bạn sẽ không bắt gặp các vận mẫu như "ui", "un", "iu". Do vậy, để đơn giản hóa, trong hướng dẫn cách viết bảng chữ cái tiếng Trung, người ta đã quy ước những vận mẫu "uei", "uen","iou" sẽ viết thành "ui", "un", iu", nhưng vẫn đọc thành "uei"," uen" "iou".

Như vậy, khi học và viết 3 vận mẫu này, cần chú ý cách viết và cách đọc. "uei, uen, iou" khi không có thanh mẫu thì được viết thành "wei, wen, you" còn khi có thanh mẫu thì sẽ được viết thành "ui, un, iu" mà âm đọc không thay đổi.

3. Dấu cách âm

Trong hướng dẫn viết bảng chữ cái tiếng trung, người ta cũng chỉ ra rất rõ cách để phân cách hai âm tiết cạnh nhau, đó là dùng dấu cách âm ('). Nắm được quy tắc này là bạn cũng đã biết thêm một tip học chữ cái tiếng Trung hiệu quả và chính xác.  

Ví dụ: tí'àn, dān'gàn, jìng'ài

4. Cách viết tổ hợp âm “j, q, x” và “i, ü”

Trong tiếng trung, tổ phụ âm mặt lưỡi "j, q, x" có thể kết hợp được với "i, ü" và các vận mẫu có "i, ü" đứng đầu. Do đó, khi các tổ hợp âm này đứng cạnh nhau, bạn có thể thể bỏ hai chấm trên  “ü” đi mà không thay đổi cách đọc. Ví dụ các chữ như “qü, qüan, xüe, jün” sẽ được viết thành “qu, quan, xue, jun”. 

5. Cách viết nguyên âm “ü”

Trong thực tế,  “ü” chỉ được viết nguyên mẫu là  “ü” trong các trường hợp: nü, nüe, lü, lüe. Còn lại, cách viết sẽ tuân theo các hướng dẫn cách viết bảng chữ cái tiếng Trung bên trên.

Xem thêm: Các nét cơ bản trong tiếng Trung và quy tắc viết chữ Hán

Lời kết

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Study 4 về bảng chữ cái tiếng Trung cũng như những quy tắc viết bảng chữ cái này. Hy vọng bài chia sẻ này đã giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về ngôn ngữ này bạn nhé! Hẹn gặp lại bạn trong những bài chia sẻ sau!