Các tips để gây ấn tượng với giám khảo IELTS Speaking và chinh phục band 8+

Những người tham dự kỳ thi thường cảm thấy lo lắng khi đối diện với giám khảo vào ngày thi. Trong bài viết này, STUDY4 sẽ hướng dẫn bạn 10 tips gân ấn tượng cực tốt với giám khảo khi thi Speaking, giúp bạn bình tĩnh, tự tin chinh phục band điểm cao. 

I. Tổng quan về phần thi Speaking

Trước khi bắt đầu tìm hiểu các tips gây ấn tượng với giám khảo, bạn cần phải hiểu được cấu trúc của một phần thi Speaking trước. Phần thi Speaking bao gồm 3 phần:

1. Part 1

Trong Part 1, bạn sẽ được thảo luận trong vòng 4-5 phút về bản thân bạn với giám khảo. Nội dung có thể là một trong những chủ đề sau: 

  • Work
  • Family
  • Home life
  • Personal interests
  • ...

Xem thêm: Cách trả lời IELTS Speaking Part 1 và các tips đạt điểm cao Speaking

Part 1 sẽ tập trung vào các thông tin cá nhân của thí sinh

2. Part 2

Ở Part 2, bạn sẽ phải trình bày về một chủ đề được lựa chọn ngẫu nhiên bởi giám khảo. Bạn sẽ được cho phép chuẩn bị trong khoảng 1 phút về chủ đề được cho, và sau đó trình bày phần thi của mình trong khoảng 2 phút. Nếu bạn nói quá thời gian quy định, giám khảo có thể ngừng phần trình bày của bạn.

Xem thêm: Cách trả lời IELTS Speaking Part 2 và các tips luyện nói tại nhà

Part 2 yêu cầu thí sinh thảo luận về một chủ đề trước cho

3. Part 3

Trong phần 3, bạn sẽ được thảo luận tiếp cùng giám khảo với những câu hỏi mở rộng liên quan tới chủ đề mà bạn đã trình bày trong phần 2. Phần 3 của bài thi Speaking sẽ kéo dài khoảng 4-5 phút.

Xem thêm: Cách trả lời IELTS Speaking Part 3 và cách luyện IELTS Speaking tại nhà

Part 3 yêu cầu thí sinh thảo luận cùng giám khảo về chủ đề đã trình bày ở phần 2

II. Tiêu chí chấm IELTS Speaking 

Tiêu chí chấm IELTS Speaking là một hệ thống các tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá khả năng giao tiếp của thí sinh trong phần thi nói của kỳ thi IELTS. Được thiết kế để đảm bảo sự công bằng và đồng nhất trong quá trình đánh giá, tiêu chí chấm bao gồm một loạt các yếu tố mà các giám khảo sử dụng để đánh giá hiệu quả của thí sinh trong việc sử dụng ngôn ngữ, cũng như khả năng diễn đạt ý kiến và tương tác trong các tình huống giao tiếp khác nhau. 

1. Fluency and Coherence (Sự lưu loát và mạch lạc)

  • Tiêu chí: Thí sinh thể hiện khả năng nói trôi chảy, tự tin, ít ngập ngừng, sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và tự nhiên.
  • Cách đánh giá:
    • Khả năng kết nối các ý tưởng một cách logic, trôi chảy.
    • Sử dụng các từ nối, ngữ điệu và trọng âm phù hợp.
    • Tránh lặp lại, sửa lỗi và nói lắp.

Xem thêm: Cách cải thiện tiêu chí Fluency and Coherence trong IELTS Speaking

Tiêu chí chấm khả năng Fluency và Coherence của thí sinh Speaking

2. Lexical Resource (Vốn từ vựng)

  • Tiêu chí: Thí sinh thể hiện vốn từ vựng phong phú, đa dạng và sử dụng từ ngữ chính xác, phù hợp với ngữ cảnh.
  • Cách đánh giá:
    • Sử dụng nhiều từ vựng học thuật và chuyên ngành (nếu phù hợp).
    • Tránh lặp lại từ vựng, sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa linh hoạt.
    • Phát âm từ vựng chính xác, rõ ràng.

Xem thêm: Cách cải thiện tiêu chí Lexical Resource trong IELTS Speaking

Tiêu chí chấm Lexical Resource của thí sinh

3. Grammatical Range and Accuracy (Độ chính xác và đa dạng về ngữ pháp)

  • Tiêu chí: Thí sinh sử dụng các cấu trúc ngữ pháp đa dạng và chính xác, thể hiện khả năng kiểm soát ngữ pháp tốt.
  • Cách đánh giá:
    • Sử dụng nhiều cấu trúc ngữ pháp phức tạp (nếu phù hợp).
    • Tránh mắc lỗi ngữ pháp cơ bản như sai thì, sai số, sai chủ ngữ - vị ngữ.
    • Sử dụng các từ nối và liên từ một cách chính xác.

Xem thêm: Cách cải thiện tiêu chí Grammatical Range and Accuracy trong IELTS Speaking

Tiêu chí chấm Grammatical Range và Accuracy của thí sinh

4. Pronunciation (Phát âm)

  • Tiêu chí: Thí sinh phát âm rõ ràng, dễ hiểu, sử dụng ngữ điệu và trọng âm phù hợp.
  • Cách đánh giá:
    • Phát âm các nguyên âm và phụ âm chính xác.
    • Nói với tốc độ vừa phải, dễ nghe.
    • Sử dụng ngữ điệu và trọng âm để nhấn mạnh các ý quan trọng.

Xem thêm: Cách cải thiện tiêu chí Pronunciation trong IELTS Speaking

Tiêu chí chấm Pronunciation cho từng band điểm của phần thi Speaking

Bằng cách hiểu rõ về tiêu chí chấm này, thí sinh có thể chuẩn bị và thực hiện phần thi một cách hiệu quả để đạt được điểm số cao.

III. 10 tips giúp bạn gây ấn tượng tốt với giám khảo

Sau khi đã hiểu rõ cấu trúc của một bài thi Speaking, bạn có thể tham khảo một số mẹo giúp bạn gây ấn tượng tốt với giám khảo, thể hiện được tối đa kỹ năng của mình và giành được band điểm cao nhất. Sau đây là 10 tips hiệu quả nhất được tổng hợp bởi STUDY4:

1. Không được học thuộc câu trả lời

Nhiều bạn có xu hướng luyện sẵn và thuộc lòng các câu trả lời theo những bộ đề dự đoán, sau đó cố gắng “đọc” lại những bài trả lời mẫu đó trong phần thi Speaking. Tuy nhiên, giám khảo sẽ có thể nhận ra ngay lập tức nếu như bạn có dấu hiệu “học thuộc” phần trả lời của mình trước khi đi thi, và điều này sẽ khiến họ đánh giá không cao sự trung thực của bạn. Thậm chí, điều này còn có thể ảnh hưởng tới band điểm sau cùng của bạn. 

Vì vậy, đừng học thuộc câu trả lời: Hãy ôn tập thật kỹ và thi bằng chính khả năng của mình. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá đúng được khả năng của mình và giúp giám khảo có thiện cảm với bạn hơn rất nhiều. 

Việc học thuộc câu trả lời có thể sẽ khiến giám khảo nhận ra và có ấn tượng không tốt với phần trình bày của bạn

2. Không dùng những từ vựng quá cao siêu hay quá xa lạ

Nhiều thí sinh muốn gây ấn tượng với giám khảo, cũng như tăng band điểm cho phần Lexical Resource, nên đã cố gắng sử dụng rất nhiều những từ ngữ khó (level C2) hay những thành ngữ cực kỳ hiếm gặp. Tuy nhiên, việc làm này thường phản tác dụng. 

Một đoạn hội thoại chứa quá nhiều những từ vựng level cao hay những câu thành ngữ hiếm gặp thường sẽ trở nên không tự nhiên. Thậm chí, bạn còn có thể sử dụng các từ vựng này sai hoàn cảnh, sai cách phát âm hay ngữ pháp, do bạn không quen dùng chúng trong cuộc sống hàng ngày. 

Lưu ý rằng việc mắc các lỗi sai liên quan tới một trong bốn tiêu chí chấm điểm là nguyên nhân chính khiến band điểm của bạn bị giảm xuống. Do đó, hãy dùng những từ vựng bạn thực sự hiểu và thường xuyên dùng trong cuộc sống hàng ngày. Điều này sẽ giúp phần trả lời của bạn mạch lạc, trôi chảy và ít có khả năng mắc lỗi sai hơn. 

Việc sử dụng quá nhiều từ vựng khó cũng có thể khiến bài nói của bạn thiếu tự nhiên và có khả năng bị trừ điểm

3. Sử dụng linh hoạt các cấu trúc ngữ pháp

Cố gắng sử dụng nhiều cấu trúc ngữ pháp linh hoạt, kết hợp các cấu trúc phức tạp và đơn giản một cách hài hòa có thể giúp giám khảo cảm nhận được khả năng sử dụng tiếng Anh của bạn tốt hơn. Bạn được đánh giá cả về khả năng sử dụng ngữ pháp trong giao tiếp, cho nên hãy đảm bảo rằng bạn có thể sử dụng đúng các cấu trúc ngữ pháp đơn giản (thì quá khứ, hiện tại, tương lai) nhé. 

Bạn có thể luyện tập ngữ pháp bằng cách tự thu âm bài thi Speaking của mình tại nhà và cố gắng nhận biết các lỗi xảy ra trong quá trình thực hiện bài nói để rút kinh nghiệm. Quan trọng hơn hết, bạn cần phải thực sự nhận ra và sửa được các lỗi ngữ pháp của mình một cách triệt để nhé. 

Sử dụng linh hoạt các cấu trúc ngữ pháp cũng sẽ giúp giám khảo đánh giá khả năng ngữ pháp của bạn cao hơn

4. Đừng quá lo lắng về accent của bạn

Với kỳ thi Speaking trực tiếp, giám khảo sẽ có khả năng hiểu rất nhiều accent, cho nên hãy đừng quá lo lắng về việc accent của bạn sẽ là trở ngại và khiến bài thi bị giảm điểm. Sau cùng, điều quan trọng nhất là bạn có thể phát âm chuẩn và sử dụng các nguyên liệu tiếng Anh một cách thành thạo nhất (không phải cuộc thi đánh giá accent nào hay hơn!). 

Nếu bạn thích một accent và muốn có được accent đó, hãy luyện tập nó và sử dụng một cách thành thạo. Nếu bạn không thực sự thích accent nào, hãy luyện tập với giọng gốc của bạn. Điều này thậm chí có thể khiến bài thi của bạn trở nên rõ ràng, mạch lạc hơn rất nhiều so với việc sử dụng một chất giọng không phải giọng bạn vốn quen. 

Hãy tự tin trình bày với giọng mà bạn thấy thoải mái nhất, bởi sử dụng các accent nước ngoài sẽ không khiến bạn bị trừ điểm hay được tăng điểm đâu!

5. Hãy dừng lại để nghĩ nếu cần

Nhiều thí sinh lầm tưởng rằng khi tham gia thi Speaking, người dự thi sẽ không được phép dừng lại, bởi điều này có thể làm ảnh hưởng tới tiêu chí Fluency. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Bạn hoàn toàn có thể dừng lại một khoảng ngắn để nghĩ câu trả lời và các giám khảo sẽ hoàn toàn hiểu được điều này. 

Để ra hiệu cho giám khảo rằng bạn cần chút thời gian suy nghĩ, bạn có thể thử sử dụng các cụm từ như:

  • That's an interesting question
  • I have never thought about that, but...
  • Let me see
  • That's a good point
  • That's a difficult question, but I'll try and answer it
  • Well, some people say that is the case, however I think...
  • Let me think about that for a minute 

Hãy đừng ngần ngại yêu cầu giám khảo cho thời gian suy nghĩ nếu bạn chưa thể nghĩ ra câu trả lời ngay lập tức

Đừng ngần ngại khi đề nghị giám khảo cho bạn thêm thời gian suy nghĩ - đây là một điều hoàn toàn bình thường và sẽ không ảnh hưởng tới phần trình bày của bạn. 

6. Tránh sử dụng những từ thừa thãi 

Hãy nói một cách tự tin và tránh sử dụng những từ “điền vào chỗ trống”. Chúng ta thường sử dụng những từ đó khi chúng ta không biết nói gì tiếp. Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ khiến giám khảo thấy rằng bạn không thể sử dụng tiếng Anh một cách rõ ràng và trôi chảy nên mới phải sử dụng những từ như vậy. 

Các từ “điền vào chỗ trống” có thể kể đến như:

  • Like
  • You know
  • Umm...
  • Ahh...
  • Ehh...
  • Well
  • Yeah…

Đừng sử dụng những từ thừa thãi trong bài nói, giám khảo có thể sẽ đánh giá rằng bạn không có đủ vốn ngôn ngữ để giao tiếp trôi chảy

Thay vì sử dụng những từ này, bạn có thể sử dụng các từ để xin giám khảo thời gian suy nghĩ như ở mục 5. Việc này có thể khiến bài nói của bạn trở nên chuyên nghiệp, trôi chảy và mạch lạc hơn rất nhiều. 

7. Mở rộng câu trả lời của bạn

Cố gắng mở rộng câu trả lời và trả lời thật nhiều thông tin hết mức có thể. Đừng để cuộc trò chuyện rơi vào im lặng và giám khảo phải đặt những câu hỏi gợi ý cho bạn. Nếu câu trả lời của bạn ngắn gọn, hãy nói thêm về việc vì sao bạn không thể trả lời dài thêm nữa.

Xem thêm: Cách mở rộng câu trả lời IELTS Speaking gây ấn tượng giám khảo

8. Mỉm cười có thể giúp phát âm rõ hơn

Mỉm cười có thể giúp giảm thiểu sự căng thẳng, giúp việc phát âm của bạn rõ ràng và chuẩn hơn. Hãy cố gắng phát biểu rõ ràng, sử dụng âm lượng đủ nghe, mở rộng cơ miệng để tiếng nói trở nên rõ ràng hơn. Khi bạn cười mỉm, miệng bạn sẽ có thể mở rộng hơn và tông giọng cũng sẽ trở nên thân thiện hơn.

Việc mỉm cười không chỉ giúp bạn trở nên thân thiện hơn với giám khảo, mà còn giúp bạn thể hiện khả năng phát âm của mình một cách tốt hơn rất nhiều. 

Mỉm cười sẽ giúp phần nói của bạn trở nên tự tin hơn, phát âm rõ hơn và khiến giám khảo có ấn tượng tốt hơn

9. Đừng sử dụng một tông giọng

Đôi khi, khi bạn giao tiếp, bạn thường sử dụng một tông giọng duy nhất cho toàn bộ đoạn trò chuyện. Điều này có thể khiến người nghe giảm sự chú ý vào bài trình bày của bạn và rất dễ mất tập trung, bởi toàn bộ phần trình bày không có điểm nhấn nào. Vì vậy, việc thêm một vài điểm nhấn vào bài nói của mình là vô cùng quan trọng.

Việc nhấn nhá, sử dụng nhiều tông giọng ở nhiều phần khác nhau trong bài sẽ khiến phần trình bày của bạn trở nên cuốn hút hơn với giám khảo. Khi bạn nhấn mạnh vào một vài từ khóa, điều này sẽ giúp giám khảo nhận ra các ý tưởng của bạn một cách dễ dàng hơn và hình dung được nội dung toàn bộ bài nói của bạn. Việc này cũng giúp làm flow của bài nói trở nên mượt mà hơn rất nhiều.

Xem thêm: Cách cải thiện ngữ điệu khi nói tiếng Anh

Sử dụng tông giọng một cách linh hoạt để tạo điểm nhấn cho bài nói của bạn

Vì vậy, hãy nhớ những điều sau:

  • Đừng chỉ sử dụng một tông giọng duy nhất
  • Hãy nhấn mạnh và thay đổi âm sắc của một vài từ khóa khi cần thiết để thu hút sự tập trung
  • Có thể kết hợp dùng các cử chỉ tay để minh họa và bổ sung cho nhịp điệu của bài nói

10. Tích cực tập luyện

Phần 2 của bài thi IELTS Speaking yêu cầu bạn trình bày về một chủ đề cho trước trong 2 phút. Luyện tập với các chủ đề IELTS thường xuyên cùng bạn bè, gia đình hay thầy cô sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tư duy với đề thi IELTS, luyện tập thêm từ mới gắn liền với mỗi topic. Điều này sẽ giúp bài thi Speaking của bạn đạt được điểm cao hơn.

Một vài topic phổ biến mà bạn có thể luyện tập cho Part 2 IELTS Speaking bao gồm: 

  • Tourism and travel
  • Education
  • Transport
  • Environment
  • Family life
  • Sport and recreation
  • Crime and punishment
  • The internet
  • Advertising and retail

Chăm chỉ luyện tập các chủ đề IELTS Speaking sẽ giúp bạn tiến bộ hơn rất nhiều 

🤩IELTS INTENSIVE SPEAKING: LUYỆN PHÁT ÂM & CÂU TRẢ LỜI CHUẨN + CHẤM CHỮA AI

study4.com/courses/27/ielts-intensive-speaking/

Khóa học bao gồm:

🗣️Học phát âm, trọng âm, ngữ điệu, giọng điệu cơ bản trong tiếng Anh:

Mỗi bài học đều kèm theo ví dụ audio minh họa dễ dàng luyện tập theo và bài tập luyện tập có chữa phát âm tự động bởi máy.


🔊Học cách trả lời các chủ đề với samples:

Mỗi bài sample đều bao gồm từ mới và các cách diễn đạt hay, kèm theo nghĩa tiếng Việt, được highlight để bạn dễ dàng học tập.


📣Luyện tập từ vựng, ngữ pháp:

Để nắm được cách sử dụng từ mới và tránh gặp những lỗi sai ngữ pháp trong IELTS Speaking, mỗi bài sample đều có thêm phần luyện tập điền từ và ngữ pháp đã học.


🎙️Thực hành luyện nói:

Bạn sẽ tập nói lại từng câu hoặc cả đoạn, có ghi âm để so sánh với audio mẫu và được chữa lỗi bằng máy.


🌐Tính năng chấm SPEAKING PART 2 bằng AI:

Bạn sẽ được AI chấm bài Speaking của mình,gồm cả chữa lỗi sai và đưa ra gợi ý chi tiết theo đúng 4 TIÊU CHÍ, để giúp bạn đạt điểm cao hơn.

Lời kết

Như vậy, STUDY4 đã giới thiệu cho bạn một vài tips gây ấn tượng với giám khảo khi thi IELTS Speaking rồi! Tuy nhiên, các tips này chỉ là để hỗ trợ bạn tăng sự tự tin và tăng thêm khả năng khiến giám khảo ấn tượng. Điều quan trọng nhất để giành được điểm cao trong phần thi IELTS Speaking vẫn là khả năng sử dụng ngữ pháp, từ vựng và diễn đạt mạch lạc các ý kiến của mình.

Nếu bạn cần một phương pháp học Speaking hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí tối đa, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc tham gia các khóa học Speaking IELTS do STUDY4 xây dựng và phát triển.