Cấu trúc Câu đề nghị và cách đề nghị trong tiếng Anh

Trong giao tiếp tiếng Anh, chúng ta thường xuyên phải sử dụng các lời đề nghị. Một lời đề nghị không chỉ thể hiện khả năng giao tiếp và tính cách của bạn mà còn quyết định liệu đối phương có đồng ý hay không. Vậy làm sao để đưa ra đề nghị một cách lịch sự mà không gây cảm giác khó chịu? Trong bài viết này, STUDY4 sẽ tổng hợp các cấu trúc câu đề nghị trong tiếng Anh để bạn có thể giao tiếp trôi chảy và hiệu quả hơn nhé!

I. Câu đề nghị trong tiếng Anh là gì?

Câu đề nghị là một loại câu được sử dụng để thể hiện mong muốn hoặc yêu cầu của một cá nhân đối với người khác. Ngoài ra, người nói cũng có thể sử dụng mẫu câu này để trình bày ý kiến của họ.

Trong tiếng Anh, câu đề nghị được sử dụng rất nhiều, đặc biệt trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. Do đó, việc nắm vững cấu trúc và cách sử dụng của loại câu này là rất quan trọng.

→ Ví dụ: It would be a good idea to finish your homework before midnight. (Sẽ là một ý tưởng tốt nếu bạn hoàn thành bài tập về nhà trước buổi đêm.)

Câu đề nghị trong tiếng Anh là gì?

Câu đề nghị trong tiếng Anh là gì?

II. Cách dùng cấu trúc câu đề nghị trong tiếng Anh

Cách dùng cấu trúc câu đề nghị trong tiếng Anh

Cách dùng cấu trúc câu đề nghị trong tiếng Anh

Có nhiều cách để diễn đạt lời đề nghị bằng tiếng Anh. Do đó, cấu trúc câu đề nghị trong tiếng Anh cũng rất phong phú. Trong phần này, STUDY4 sẽ giới thiệu các cấu trúc câu đề nghị thường dùng nhất trong tiếng Anh.

1. Cách đề nghị người khác làm gì trong tiếng Anh? Cách đặt câu hỏi đề nghị tiếng Anh

a. Câu đề nghị với Let’s

Cấu trúc "Let's" có thể được sử dụng khi bạn muốn rủ hoặc khuyến khích ai đó làm việc với bạn.

Công thức này được sử dụng thường xuyên trong các tình huống giao tiếp hàng ngày, mang tính không trang trọng. Nếu bạn muốn đề nghị bạn bè hoặc người thân, bạn có thể sử dụng cấu trúc này.

Cấu trúc: Let’s + V

→ Ví dụ: Let’s clean up the house before our guests arrive. (Hãy dọn dẹp nhà cửa trước khi khách đến nhé.)

b. Câu đề nghị với Could/would you

Sử dụng câu hỏi đề nghị "Could you...?"Would you...?để tỏ ra lịch sự và trang nhã khi nhờ ai đó làm việc.

Cấu trúc: Could/would you + V + O?

→ Ví dụ: Could you possibly explain this concept to me one more time? (Bạn có thể giải thích khái niệm này cho tôi thêm một lần nữa được không?)

  • Lưu ý: 2 động từ khuyết thiếu Can" và "Will" cũng có thể được sử dụng thay thế, nhưng hai từ này thường được sử dụng trong những trường hợp thông thường, không quá trang trọng. 

c. Câu đề nghị với Shall we

Cấu trúc "Shall we" là một cách hỏi gợi ý thường gặp khá nhiều trong tiếng Anh và được dùng trong các tình huống hàng ngày. Câu đề nghị với "Shall we" thường được dùng để mời ai đó tham gia cùng bạn vào một hoạt động nào đó.

Cấu trúc: Shall we + V ………?

→ Ví dụ: Shall we try cooking a new recipe for dinner? (Chúng ta có nên thử nấu một công thức mới cho bữa tối không?)

d. Câu đề nghị với What about / How about

Tiếp theo cũng là một loại câu hỏi thể hiện một lời đề nghị. Cấu trúc này thường được sử dụng để truyền đạt một gợi ý thân mật, dành chủ yếu cho những người có mối quan hệ, tình cảm thân thiết với người nói.

Cấu trúc:

What about + V-ing/Noun/ Noun phrase …?

How about + V-ing/Noun/ Noun phrase…?

→ Ví dụ: What about visiting the art museum this weekend? (Còn việc thăm viện bảo tàng nghệ thuật vào cuối tuần này thì sao?)

e. Câu đề nghị với Why not / Why don’t

"Why not" hoặc "Why don't" là hai cấu trúc câu đề nghị có thể được sử dụng để đưa ra lời khuyên lịch sự cho ai đó.

Tuy nhiên, cần lưu ý một chút khác biệt giữa hai cấu trúc này. "Why not" thường được sử dụng cho các gợi ý tổng quát, trong khi "Why don’t" được dùng khi đề nghị là một điều cụ thể.

→ Ví dụ: Why don't we sign up for a dance class together? (Tại sao chúng ta không đăng ký một lớp học nhảy cùng nhau?)

f. Câu đề nghị với Do you mind / Would you mind

Câu đề nghị lịch sự trong tiếng Anh sử dụng cấu trúc 'Do you mind/Would you mind'. Thường được áp dụng trong các tình huống lịch sự, giao tiếp với người lớn tuổi hoặc những người mà bạn mới gặp. Khác với các câu đề nghị trước đó, câu đề nghị với 'Do you mind/Would you mind' dùng để yêu cầu một hành động mà người nói mong muốn người nghe thực hiện, trong khi người nói không tham gia vào hành động đó.

Cấu trúc:

Do you mind + V-ing/Noun/ Noun phrase …?

Would you mind + V-ing/Noun/ Noun phrase…?

→ Ví dụ: Would you mind adjusting the thermostat? It's a bit too cold in here. (Bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ không? Ở đây hơi lạnh.)

g. Cấu trúc would you (like)…?

Khi sử dụng cấu trúc "why don’t we" đã quen, hãy thử chuyển sang cấu trúc "would you like". Việc biến đổi các mẫu câu mời hoặc đề nghị sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn biết cách sử dụng nhiều cấu trúc khác nhau.

→ Ví dụ: Would you like to come over to my place for a game night? (Bạn muốn đến nhà tôi chơi game vào tối nay không?)

2. Câu tường thuật mang ý nghĩa đề nghị

2.1. Sử dụng động từ khuyết thiếu

Các câu đề nghị trong tiếng Anh thường sử dụng động từ khuyết thiếu. Khi sử dụng động từ khuyết thiếu để đưa ra lời khuyên, cần lưu ý đến mức độ của từng loại động từ và kết hợp giọng điệu phù hợp để tránh gây hiểu lầm cho người nghe, đảm bảo rằng câu nói không bị hiểu nhầm là một mệnh lệnh.

Động từ khuyết thiếu

Ví dụ

S + should + V (nên) ➡ thường được sử dụng để đề nghị nhẹ nhàng hoặc khuyên bảo ai đó nên làm gì.

You should get more sleep if you want to feel more refreshed in the morning.

(Bạn nên ngủ nhiều hơn nếu bạn muốn cảm thấy sảng khoái hơn vào buổi sáng.)

S + had better + V  (tốt hơn hết) ➡ thường được sử dụng để đề nghị mạnh mẽ hơn hoặc nhắc nhở người khác nên làm gì.

You had better call your parents to let them know you'll be home late. (Tốt hơn hết là bạn nên gọi điện cho ba mẹ để họ biết rằng bạn sẽ về nhà muộn.)

S + Must + V ➡ người nói đang bày tỏ một mức độ bắt buộc cao hơn, khuyến khích hoặc yêu cầu người khác phải làm điều đó.

Visitors must show their identification at the entrance to gain access to the building. (Những người thăm viếng phải xuất trình giấy tờ tùy thân tại cửa vào để có quyền vào tòa nhà.)

2.2. Sử dụng động từ thường 

2.2.1. Câu đề nghị với “Offer” 

Các câu đề nghị trang trọng và lịch sử thường sử dụng cấu trúc "Offer". Người nói thường đề xuất hoặc hỏi xem họ có thể giúp đỡ đối phương bằng cách nào, hoặc liệu đối phương có muốn nhận sự giúp đỡ từ họ không?

→ Ví dụ: We are offering free shipping for orders over $50. (Chúng tôi đang đề xuất miễn phí vận chuyển cho các đơn đặt hàng trên $50.)

2.2.2. Câu đề nghị với “Suggest/Recommend”

Câu đề nghị với "Suggest/Recommend" thường được dùng để đưa ra một ý kiến hoặc đề nghị một ý tưởng cho người khác. Đây là một cách trang nhã và lịch sự để gợi ý và chia sẻ ý kiến. Tuy nhiên, khi sử dụng câu đề nghị với "Suggest/Recommend", chúng ta cần chú ý đến cấu trúc và cách sử dụng vì có hai cấu trúc và cách sử dụng khác nhau.

Cấu trúc 

Cách dùng

Ví dụ

S + suggest/recommend+ V-ing…

thường được sử dụng để đưa ra một đề xuất hoặc gợi ý một cách tổng quát mà không nhắc đến ai sẽ thực hiện đề nghị đó.

My friend suggested watching the sunset at the beach this weekend. (Bạn tôi đề xuất xem hoàng hôn tại bãi biển cuối tuần này.)

S1 + suggest/recommend that S2 + (should) + V…

thường được sử dụng để đề cập đến người đưa ra lời khuyên và người được khuyên. Thường được áp dụng khi người đó cần gợi ý hoặc đưa ra lời khuyên để giải quyết một vấn đề nào đó.

I recommend that you should read more books to improve your vocabulary. (Tôi khuyên bạn nên đọc nhiều sách hơn để cải thiện vốn từ của mình.)

 

III. Cách trả lời câu đề nghị tiếng Anh

Cách trả lời câu đề nghị tiếng Anh

Cách trả lời câu đề nghị tiếng Anh

Để đáp lại những câu đề nghị trên một cách khéo léo và không làm mất lòng người khác, bạn có thể sử dụng các cách trả lời như đồng ý, từ chối hoặc lưỡng lự một cách lịch sự.

1. Đồng ý với lời đề nghị

Người nói có thể xem xét những câu sau đây để đồng ý với một lời đề nghị thay vì trả lời "Yes":

  • Yes, sure thing. (Chắc chắn rồi.)
  • Yes of course!/By all means. (Tất nhiên rồi!)
  • Yes I can./OK I will. (Được thôi.)
  • Sure thing!/ Sure!/ Definitely!/ Absolutely!/ Certainly! (Đương nhiên rồi!)
  • I’d be happy to./Your wish is my command. (Rất hân hạnh.)
  • Consider it done./I will see to it right away. (Tôi sẽ làm ngay và luôn.)
  • That sounds like a great idea. Count me in! (Đó có vẻ là một ý tưởng hay. Hãy tin vào tôi!)
  • Absolutely, I'm on board with that. (Chắc chắn rồi, tôi đồng ý với điều đó.)

2. Từ chối lời đề nghị

Bạn đọc có thể từ chối một lời đề nghị bằng cách sử dụng những mẫu sau đây thay cho "No":

  • I’d love to, but… (Tôi rất muốn, nhưng…)
  • Sorry, I’m tied up with… (Rất tiếc nhưng tôi phải…)
  • Sorry, I can’t/I’m afraid I can’t. (Rất tiếc tôi không thể.)
  • No, thank you. (Cảm ơn nhưng tôi không thể.)
  • I’d rather not. (Không được đâu.)
  • Thank you for the offer, but I'm afraid I have to decline. (Cảm ơn lời đề nghị của bạn, nhưng tôi e rằng tôi phải từ chối.)
  • While I'm grateful for the invitation, I won't be able to accept it. (Mặc dù tôi rất biết ơn lời mời nhưng tôi sẽ không thể chấp nhận nó.)
  • I’ll have to take a rain check. (Để khi khác nhé.)

3. Cách trả lời khi còn lưỡng lự

Khi bạn còn lưỡng lự, bạn có thể tham khảo những cách sau đây:

  • Thank you for thinking of me. I need a bit more time to think it over. (Cảm ơn bạn đã nghĩ đến tôi. Tôi cần thêm thời gian để suy nghĩ.)
  • It's an interesting proposal, but I'm not completely sure yet. (Đây là một đề nghị thú vị, nhưng tôi vẫn chưa chắc chắn hoàn toàn.)
  • I'm leaning towards accepting, but I'd like some time to mull it over. (Tôi đang nghiêng về việc đồng ý, nhưng tôi muốn dành thêm thời gian để suy nghĩ kỹ lưỡng.)
  • I'm open to the idea, but I'd like to weigh my options first. (Tôi sẵn lòng với ý tưởng này, nhưng tôi muốn cân nhắc các lựa chọn của mình trước.)
  • I'm not ruling it out entirely. I just need some time to think it through. (Tôi không loại trừ hoàn toàn ý tưởng đó. Tôi chỉ cần thêm thời gian để suy nghĩ kỹ lưỡng.)
  • I'm willing to explore this further, but I'm not ready to commit just yet. (Tôi sẵn lòng tìm hiểu thêm về điều này, nhưng tôi chưa sẵn sàng cam kết ngay lập tức.)
  • Let me ponder on it a bit more before I give you a final answer. (Hãy để tôi suy nghĩ kỹ hơn trước khi tôi đưa ra một câu trả lời cuối cùng cho bạn.)
  • Thank you for the offer. I want to make sure I make the right decision. (Cảm ơn bạn về lời đề nghị. Tôi muốn đảm bảo rằng tôi sẽ đưa ra quyết định đúng đắn.)
  • I'm grateful for the opportunity, but I want to be certain before I agree. (Tôi rất biết ơn về cơ hội này, nhưng tôi muốn chắc chắn trước khi đồng ý.)

IV. Cách trả lời câu đề nghị tiếng Anh

Bài 1: Dịch các câu sau sang tiếng Anh

  1. Let's làm một bữa sáng ngon miệng để bắt đầu ngày mới, nhé?
  2. Why don’t we tổ chức một buổi picnic tại công viên vào cuối tuần này?
  3. I suggest chúng ta tổ chức một buổi họp để thảo luận về kế hoạch kinh doanh mới.
  4. What about chúng ta đến nhà hàng Ý gần đây để ăn tối hôm nay?
  5. Do you mind nấu cơm cho tôi trong khi tôi làm việc từ xa?
  6. Shall we mua vé xem phim vào cuối tuần này?
  7. Would you mind chở tôi đến sân bay vào sáng sớm ngày mai?
  8. How about chúng ta tổ chức một buổi tiệc nhỏ để chúc mừng thành công của dự án?
  9. Let's học một ngôn ngữ mới cùng nhau, điều đó sẽ rất thú vị đấy!

Đáp án:

  1. Let's make a delicious breakfast to start the day, okay?
  2. Why don't we organize a picnic at the park this weekend?
  3. I suggest we hold a meeting to discuss the new business plan.
  4. What about we go to the nearby Italian restaurant for dinner today?
  5. Do you mind cooking for me while I work remotely?
  6. Shall we buy movie tickets this weekend?
  7. Would you mind driving me to the airport early tomorrow morning?
  8. How about we hold a small party to celebrate the success of the project?
  9. Let's learn a new language together, it will be fun!​​​​​​​

Tham khảo các khóa học cơ bản của STUDY4:

👉[Practical English] Ngữ pháp tiếng Anh từ A-Z

👉[IELTS Fundamentals] Từ vựng và ngữ pháp cơ bản IELTS

👉[Complete TOEIC] Chiến lược làm bài - Từ vựng - Ngữ pháp - Luyện nghe với Dictation [Tặng khoá TED Talks]

Hoặc bạn có thể xem thêm COMBO CƠ BẢN để nhận thêm nhiều ưu đãi hơn!

Lời kết 

STUDY4 mong muốn rằng thông qua bài viết này, người học sẽ hiểu được các loại câu đề nghị khác nhau, cách diễn đạt chúng trong tiếng Anh và cách sử dụng thông qua ví dụ cụ thể và bài tập. Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này, người học sẽ có đủ kiến thức để sử dụng câu đề nghị một cách hiệu quả trong giao tiếp hàng ngày và trong các bài thi ngữ pháp.