Tiếng Trung hay tiếng Anh khó hơn? So sánh độ khó tiếng Anh tiếng Trung chi tiết

Hiện nay, cả tiếng Anh và tiếng Trung đều nằm trong danh sách top những thứ tiếng nên học nhất cho học sinh, sinh viên và cả người đi làm. Khi đưa ra quyết định nên theo học thứ tiếng nào, không ít bạn còn phân vân do thắc mắc - học tiếng Trung hay tiếng Anh khó hơn? Bài viết sau của STUDY4 sẽ so sánh độ khó tiếng Anh tiếng Trung thật cụ thể và chi tiết để bạn có thể cân nhắc và đưa ra quyết định học dễ dàng hơn nhé!

I. So sánh độ khó tiếng Anh tiếng Trung

Để có cái nhìn tổng quan nhất về việc xác định xem tiếng Trung hay tiếng Anh khó hơn, chúng ta hãy cùng so sánh hai thứ tiếng theo từng yếu tố nhé!

Tiếng Trung hay tiếng Anh khó hơn?

Tiếng Trung hay tiếng Anh khó hơn?

1. Ngữ pháp (Grammar - 语法)

Ngữ pháp

Yếu tố

Tiếng Trung

Tiếng Anh

Thì

Không có khái niệm về thì, thời gian được biểu thị qua từ ngữ cảnh hoặc từ chỉ thời gian.

Có tổng cộng 12 thì theo 3 mốc (hiện tại, quá khứ, tương lai) và các dạng thì hoàn thành, tiếp diễn.

Động từ

Động từ không biến đổi theo ngôi, số lượng, thì. 

Ví dụ: 吃 (chī) luôn là "ăn".

Động từ biến đổi theo ngôi, số lượng, thì. 

Ví dụ: "eat", "eats", "ate", "eating".

Trật tự từ

Trật tự từ cố định: Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ. 

Trật tự từ thay đổi theo câu hỏi, câu phủ định, câu khẳng định.

2. Phát âm (Pronunciation - 发音)

Phát âm

Yếu tố

Tiếng Trung

Tiếng Anh

Thanh điệu

Có 4 thanh điệu chính và 1 thanh nhẹ (một chữ có thể có nhiều nghĩa khác nhau tùy theo thanh điệu). 

Ví dụ: 妈 (mā) - mẹ, 麻 (má) - gai, 马 (mǎ) - ngựa, 骂 (mà) - mắng.

Không có thanh điệu, nhưng ngữ điệu có thể ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu. 

Ví dụ: "You are going?" (câu hỏi) và "You are going." (câu khẳng định).

Âm vị

Có nhiều âm vị không tồn tại trong tiếng Việt, ví dụ như các âm "zh", "ch", "sh", "r".

Có nhiều âm vị không tồn tại trong tiếng Việt, ví dụ như các âm "th", "r", "v".

Vận mẫu/ Nguyên âm

Có 6 vận mẫu chính: a, o, e, i, u, ü. 

Có 5 nguyên âm chính: a, e, i, o, u, nhưng có nhiều âm đôi và nguyên âm mở rộng.

Phụ âm

Phụ âm đầu và phụ âm cuối có thể thay đổi nghĩa từ. 

Ví dụ: "b" (八 - số tám) và "p" (怕 - sợ).

Phụ âm đầu và phụ âm cuối không thay đổi nghĩa từ nhiều như tiếng Trung, nhưng vẫn quan trọng. 

Ví dụ: "bat" và "pat".

Sự kết hợp âm

Phụ âm và nguyên âm kết hợp theo các quy tắc nhất định, ít linh hoạt hơn tiếng Anh.

Có nhiều sự kết hợp âm phong phú, các quy tắc kết hợp không nhất quán.

Ngữ điệu

Ngữ điệu tương đối quan trọng, cần nhấn nhá trong các câu (như câu cảm thán hoặc câu hỏi).

Ngữ điệu quan trọng trong việc biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa.

Hệ thống phiên âm

Sử dụng Pinyin để ghi âm, giúp người học dễ dàng tiếp cận hơn.

Không có hệ thống phiên âm chính thức, phụ thuộc vào bảng chữ cái và quy tắc phát âm.

3. Từ vựng (Vocabulary - 词汇)

Từ vựng

Yếu tố

Tiếng Trung

Tiếng Anh

Hệ thống chữ viết

Sử dụng chữ Hán (Hanzi), mỗi chữ đại diện cho một ý nghĩa. Cần nhớ nhiều nét và cách viết.

Sử dụng bảng chữ cái Latinh với 26 chữ cái. Mỗi từ thường được cấu tạo từ nhiều chữ cái.

Số lượng từ

Có nhiều chữ có nghĩa giống nhau nhưng cách viết khác nhau. 

Ví dụ: 看 (kàn) - nhìn, 见 (jiàn) - gặp.

Có nhiều từ đồng âm nhưng khác nghĩa. 

Ví dụ: "bear" (con gấu) và "bear" (chịu đựng).

Cấu trúc từ

Từ thường ngắn và đơn giản, nhưng có nhiều từ ghép. 

Ví dụ: 电话 (diànhuà) - điện thoại, 电脑 (diànnǎo) - máy tính.

Từ có thể dài và phức tạp, nhiều từ gốc Latinh hoặc Hy Lạp. 

Ví dụ: "telephone" - điện thoại, "computer" - máy tính.

Ngữ cảnh sử dụng

Ý nghĩa của từ có thể thay đổi theo ngữ cảnh. 

Ví dụ: 好 (hǎo) có thể là "tốt" hoặc "đồng ý".

Từ thường có nghĩa cố định, nhưng cũng có thể thay đổi theo ngữ cảnh. 

Ví dụ: "run" có thể là "chạy" hoặc "vận hành, quản lý".

Từ đồng nghĩa và trái nghĩa

Ít từ đồng nghĩa và trái nghĩa hơn so với tiếng Anh.

Có nhiều từ đồng nghĩa và trái nghĩa, tạo sự phong phú trong cách diễn đạt.

Mượn từ

Ít mượn từ từ ngôn ngữ khác, phần lớn là từ gốc Hán.

Mượn từ từ nhiều ngôn ngữ khác nhau, đặc biệt là từ Latinh, Pháp, Đức, Ý và Hy Lạp.

So sánh độ khó tiếng Anh tiếng Trung

So sánh độ khó tiếng Anh tiếng Trung

4. Khả năng nghe hiểu người bản xứ (Listening Comprehension - 听力理解)

Khả năng nghe hiểu người bản xứ

Yếu tố

Tiếng Trung

Tiếng Anh

Thanh điệu

Có 4 thanh điệu chính và 1 thanh nhẹ, sai thanh điệu có thể dẫn đến hiểu nhầm.

Không có thanh điệu, nhưng ngữ điệu và trọng âm từ ảnh hưởng lớn đến nghĩa.

Giọng vùng miền

Có nhiều giọng vùng miền, nhưng tiếng Quan thoại (Mandarin) là chuẩn phổ biến nhất.

Có nhiều giọng vùng miền, từ Anh-Anh, Anh-Mỹ đến các giọng địa phương khác nhau.

Tốc độ nói

Người bản xứ thường nói nhanh và liền mạch, gây khó khăn cho người học.

Người bản xứ thường nói nhanh và có hiện tượng nuốt âm.

Từ vựng

Sử dụng nhiều từ vựng và cụm từ thông dụng, chỉ thỉnh thoảng có một số từ lóng và thành ngữ khó hiểu.

Có nhiều từ vựng, thành ngữ và từ lóng đa dạng theo nhiều ngữ cảnh khác nhau.

Ngữ điệu và ngữ cảnh

Ngữ điệu ít thay đổi theo ngữ cảnh, nhưng ngữ cảnh vẫn rất quan trọng để hiểu đúng nghĩa của câu.

Ngữ điệu thay đổi theo cảm xúc và ngữ cảnh, ảnh hưởng lớn đến nghĩa của câu.

Phụ âm cuối

Phụ âm cuối thường được phát âm rõ ràng, ít bị nuốt âm.

Phụ âm cuối thường bị nuốt âm, gây khó khăn cho người nghe (không phải người bản xứ).

Phát âm âm vị

Một số âm vị khó phát âm và phân biệt, nhất là các âm như "zh", "ch", "sh".

Một số âm vị khó phát âm và phân biệt, nhất là các âm như "th", "r", "v".

5. Văn hóa và ngữ cảnh (Cultural Context and Usage - 文化背景和用法)

Văn hóa và ngữ cảnh

Yếu tố

Tiếng Trung

Tiếng Anh

Văn hóa và Lịch sử

Văn hóa Trung Quốc có lịch sử lâu đời với nhiều phong tục và tập quán riêng biệt, ảnh hưởng đến cách dùng từ và biểu đạt.

Văn hóa phương Tây đa dạng, bao gồm nhiều quốc gia với các phong tục và tập quán khác nhau.

Cách biểu đạt lịch sự

Có nhiều cách nói lịch sự và tôn trọng trong giao tiếp, phụ thuộc vào địa vị và quan hệ xã hội.

Cách biểu đạt lịch sự đơn giản hơn, nhưng vẫn có sự khác biệt giữa các vùng miền và ngữ cảnh.

Thành ngữ và Tục ngữ

Nhiều thành ngữ và tục ngữ gắn liền với lịch sử và văn hóa, sẽ cảm thấy khó hiểu nếu không biết ngữ cảnh văn hóa.

Cũng có nhiều thành ngữ và tục ngữ, nhưng thường dễ hiểu hơn do ảnh hưởng của văn hóa đại chúng.

Ngữ cảnh giao tiếp

Ngữ cảnh giao tiếp có vai trò quan trọng, từ ngữ có thể thay đổi nghĩa tùy thuộc vào ngữ cảnh và mối quan hệ giữa người nói và người nghe.

Ngữ cảnh cũng quan trọng, nhưng từ ngữ thường có nghĩa rõ ràng hơn và ít phụ thuộc vào ngữ cảnh hơn.

Cách diễn đạt cảm xúc

Cảm xúc thường được biểu đạt gián tiếp, người nói thường sử dụng các biện pháp tu từ và ám chỉ.

Cảm xúc thường được biểu đạt trực tiếp hơn, người nói thường nói thẳng và rõ ràng hơn.

Phong cách giao tiếp

Phong cách giao tiếp có thể trang trọng hoặc không trang trọng tùy theo tình huống, có nhiều quy tắc về lễ nghi.

Phong cách giao tiếp thường thoải mái và linh hoạt hơn, ít quy tắc hơn.

Cách chào hỏi và từ biệt

Có nhiều cách chào hỏi và từ biệt phụ thuộc vào địa vị xã hội và mối quan hệ.

Cách chào hỏi và từ biệt thường đơn giản và phổ biến hơn, ít phụ thuộc vào địa vị xã hội.

6. Cơ hội sử dụng ngôn ngữ trong học tập, công việc và đời sống (Opportunities - 机会)

Cơ hội sử dụng ngôn ngữ (Opportunities)

Yếu tố

Tiếng Trung

Tiếng Anh

Số người sử dụng

Khoảng 1,4 tỷ người nói tiếng Trung (tiếng Quan thoại).

Khoảng 1,5 tỷ người nói tiếng Anh, là ngôn ngữ chính thức của nhiều quốc gia.

Khu vực sử dụng

Sử dụng chủ yếu ở Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia và các cộng đồng người Hoa trên toàn thế giới.

Sử dụng trên toàn thế giới, là ngôn ngữ chính thức hoặc ngôn ngữ thứ hai tại nhiều quốc gia.

Giao dịch kinh tế

Trung Quốc là nền kinh tế lớn, cơ hội sử dụng tiếng Trung trong giao dịch kinh tế đang ngày càng tăng lên.

Tiếng Anh là ngôn ngữ chính của thương mại quốc tế, doanh nghiệp và công nghệ.

Du lịch và văn hóa

Trung Quốc có nhiều điểm du lịch nổi tiếng, nhưng ít người dân bản địa nói tiếng Anh.

Là ngôn ngữ quốc tế, giúp du khách dễ dàng giao tiếp ở nhiều quốc gia khác nhau.

Học thuật và nghiên cứu

Nhiều tài liệu học thuật bằng tiếng Trung, nhưng ít phổ biến hơn so với tiếng Anh.

Tiếng Anh là ngôn ngữ chính của nhiều tài liệu nghiên cứu khoa học, công nghệ và học thuật.

Giải trí và truyền thông

Có nhiều phim, sách và chương trình truyền hình nổi tiếng bằng tiếng Trung.

Ngôn ngữ chính của nhiều sản phẩm giải trí toàn cầu, như phim ảnh, âm nhạc và sách.

Mạng xã hội và Internet

Các nền tảng mạng xã hội lớn ở Trung Quốc như WeChat, Weibo sử dụng tiếng Trung.

Tiếng Anh là ngôn ngữ chính trên nhiều nền tảng mạng xã hội và trang web quốc tế.

Cộng đồng học ngôn ngữ

Cộng đồng học tiếng Trung đang phát triển, nhiều khóa học trực tuyến và tài liệu học tập.

Cộng đồng học tiếng Anh lớn và lâu đời, có nhiều tài liệu và nguồn học tập phong phú.

Học tiếng Anh hay tiếng Trung dễ hơn?

Học tiếng Anh hay tiếng Trung dễ hơn?

II. Học tiếng Anh hay tiếng Trung dễ hơn?

Sau khi tham khảo bảng so sánh ở trên, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Học tiếng Anh hay tiếng Trung dễ hơn” chưa? Nhìn chung, cả hai thứ tiếng đều có những yếu tố khó và dễ riêng, tùy thuộc vào sở thích của bạn hoặc sự quen thuộc của bạn đối với thứ tiếng đó. 

Một bạn có thể thấy tiếng Anh dễ hơn do sử dụng bảng chữ cái Latinh, không cần phải nhớ mặt chữ trong khi bạn khác lại thấy tiếng Trung dễ hơn do phát âm tương đối gần gũi với tiếng Việt.

Để đưa ra lựa chọn học tiếng Anh hay tiếng Trung, bạn nên cân nhắc tới các yếu tố như mục đích học tiếng, khả năng tiếp thu hoặc chỉ đơn giản là bạn thích nền văn hóa nào hơn, thay vì chỉ tập trung vào độ khó của hai thứ tiếng trên nhé!

Lời kết

Trên đây STUDY4 đã so sánh độ khó tiếng Anh tiếng Trung và đưa ra lời khuyên để bạn dễ dàng chọn lựa ngoại ngữ phù hợp với bản thân bạn rồi đó!

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào, hãy bình luận bên dưới để STUDY4 giải đáp cho bạn nhé!