bài mẫu ielts writing Some people believe that young people who commit serious crimes should be punished in the same way as adults. To what extent do you agree or disagree?

Tất cả bài mẫu của STUDY4 đều được chuẩn bị và chấm bởi Mitchell McKee:

  • Cử nhân ngành Ngôn Ngữ Học Tiếng Anh (Đại học Glasgow, Scotland);
  • Thạc sĩ ngành Ngôn Ngữ Học Ứng Dụng (Đại học Glasgow, Scotland);
  • 3 năm kinh nghiệm giảng dạy và hướng dẫn thi IELTS ở Anh.

1. Phân tích

1.1. Phân tích đề bài

Đề bài:

Some people believe that young people who commit serious crimes should be punished in the same way as adults. To what extent do you agree or disagree?

Một số người tin rằng những người trẻ tuổi phạm tội nghiêm trọng nên bị trừng phạt giống như người lớn. Bạn đồng ý hay không đồng ý với quan điểm này?

=> Đề bài này thuộc dạng Agree or Disagree. 

1.2. Dàn ý:

Introduction:

  • Tại nhiều nơi, người ta ngày càng lo ngại về việc xuất hiện ngày càng nhiều tội phạm vị thành niên gây tội nghiêm trọng. Một số cá nhân cho rằng những tội phạm trẻ tuổi này nên bị trừng phạt như người lớn do mức độ nghiêm trọng của tội ác của họ. 

=> In many societies, there is a growing concern about the increasing number of juvenile offenders committing serious crimes. Some individuals argue that these young offenders should be punished as adults due to the severity of their crimes. 

  • Đưa ra quan điểm cá nhân: Tôi kiên quyết không đồng ý với ý kiến này.

=> I firmly disagree with this opinion.

Body 1: Biện chứng số một:

  • Những người phạm tội trẻ tuổi thường thiếu mức độ trưởng thành và khả năng phán đoán như người lớn. Thanh thiếu niên vẫn đang phát triển về tinh thần, cảm xúc và xã hội → góp phần vào việc đưa ra quyết định bốc đồng và dễ bị tổn thương trước áp lực của bạn bè. 

=> Young offenders often lack the same level of maturity and judgment as adults. Adolescents are still developing mentally, emotionally, and socially → contribute to impulsive decision-making and a heightened vulnerability to peer pressure. 

  • Trừng phạt chúng theo cách giống như người lớn có thể không chỉ không công bằng mà còn có thể phản tác dụng, vì nó không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hành vi của chúng.

=> Punishing them in the same way as adults may not only be unfair but also counterproductive, as it fails to address the root causes of their behavior.

Body 2: Biện chứng số hai: 

  • Phục hồi chức năng nên là trọng tâm chính hơn là các biện pháp trừng phạt: các chương trình giáo dục, tư vấn và xây dựng kỹ năng → giúp chúng vượt qua những thách thức mà chúng gặp phải và giảm khả năng tái phạm tối đa. 

=> Rehabilitation should be the primary focus rather than punitive measures: education, counseling, and skill-building programs → help them overcome the challenges they face and ultimately reduce the likelihood of reoffending. 

  • Ví dụ: một tội phạm trẻ tuổi phạm tội nghiêm trọng có thể được đưa vào một trung tâm giam giữ vị thành niên, nơi cung cấp các chương trình giáo dục, dịch vụ tư vấn và đào tạo nghề → giải quyết các vấn đề cơ bản dẫn đến hành vi phạm tội của họ → giảm tỷ lệ tái phạm và thúc đẩy một cộng đồng an toàn hơn khi họ tái hòa nhập.

=> Example: a young offender who has committed a serious crime could be placed in a juvenile detention center that offers educational programs, counseling services, and vocational training → address the underlying issues that led to their criminal behavior → reducing recidivism rates and promoting a safer community when they reentering the society. 

Conclusion:

  • Tóm tắt lại bài làm:

=> In conclusion, punishing young offenders who commit serious crimes in the same manner as adults disregards the unique developmental needs and circumstances of adolescents. Instead, society should focus on rehabilitation and support for these individuals, ensuring they have the opportunity to grow and learn from their mistakes.

2. Bài mẫu Band 8.0+

Some people believe that young people who commit serious crimes should be punished in the same way as adults. To what extent do you agree or disagree?

In many societies, there is a growing concern about the increasing number of juvenile offenders committing serious crimes. Some individuals argue that these young offenders should be punished as adults due to the severity of their crimes. However, I firmly disagree with this opinion.

Firstly, it is essential to recognize that young offenders often lack the same level of maturity and judgment as adults. Adolescents are still developing mentally, emotionally, and socially, which may contribute to impulsive decision-making and a heightened vulnerability to peer pressure. For instance, a teenage shoplifter who stole under peer pressure may not fully comprehend the consequences of their actions due to their immature judgment. Therefore, it is crucial to consider these factors when determining the appropriate punishment for young criminals. Punishing them in the same way as adults may not only be unfair but also counterproductive, as it fails to address the root causes of their behavior.

Secondly, rehabilitation should be the primary focus when dealing with young offenders, rather than punitive measures. By providing these individuals with access to education, counseling, and skill-building programs, society can help them to overcome the challenges they face and ultimately reduce the likelihood of reoffending. For example, a young offender who has committed a serious crime could be placed in a juvenile detention center that offers educational programs, counseling services, and vocational training, which helps them address the underlying issues that led to their criminal behavior. As a result, upon reentering society, they are better equipped to make positive choices, reducing recidivism rates and promoting a safer community for all.

In conclusion, punishing young offenders who commit serious crimes in the same manner as adults disregards the unique developmental needs and circumstances of adolescents. Instead, society should focus on rehabilitation and support for these individuals, ensuring they have the opportunity to grow and learn from their mistakes.

Số từ: 309

  • juvenile (adj) (n): (trẻ) vị thành niên
  • commit a crime: phạm tội
  • offender (n): người phạm tội
  • maturity (n): sự trưởng thành
  • adolescent (n): trẻ vị thành niên
  • impulsive (adj): bốc đồng
  • heighten (v): nâng cao
  • vulnerability (n): sự nhảy cảm, dễ tổn thương
  • peer pressure: áp lực đồng trang lứa
  • shoplifter (n): người trộm đồ trong cửa hàng
  • counterproductive (adj): phản tác dụng
  • rehabilitation (n): sự hồi phục
  • punitive (adj): trừng phạt
  • counseling (n): tư vấn 
  • juvenile detention center: trung tâm giam giữ trẻ vị thành niên
  • recidivism (n): tái phạm
  • disregard (v): xem thường, không quan tâm

Bài dịch:

Tại nhiều nơi, người ta ngày càng lo ngại về việc xuất hiện ngày càng nhiều tội phạm vị thành niên gây tội nghiêm trọng. Một số cá nhân cho rằng những tội phạm trẻ tuổi này nên bị trừng phạt như người lớn do mức độ nghiêm trọng của tội ác của họ. Tuy nhiên, tôi kiên quyết không đồng ý với ý kiến này.

Thứ nhất, chúng ta nên nhận ra rằng những người phạm tội trẻ tuổi thường thiếu mức độ trưởng thành và khả năng phán đoán như người lớn. Thanh thiếu niên vẫn đang phát triển về mặt tinh thần, cảm xúc và xã hội, điều này có thể góp phần vào việc đưa ra quyết định bốc đồng và nhạy cảm với áp lực đồng trang lứa. Ví dụ, một thiếu niên trộm cắp do áp lực đồng trang lứa có thể không hiểu hết hậu quả của hành động đó do sự phán đoán thiếu chín chắn của mình. Do đó, điều quan trọng là phải xem xét các yếu tố này khi xác định hình phạt thích hợp cho các tội phạm trẻ tuổi. Trừng phạt chúng theo cách giống như người lớn có thể vừa không công bằng và còn phản tác dụng, vì nó không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hành vi của chúng.

Thứ hai, việc phục hồi chức năng nên là trọng tâm chính khi đối phó với những người phạm tội trẻ tuổi hơn là các biện pháp trừng phạt. Bằng cách cung cấp cho những cá nhân này quyền tiếp cận với các chương trình giáo dục, tư vấn và xây dựng kỹ năng, xã hội có thể giúp chúng vượt qua những thách thức mà chúng gặp phải và cuối cùng là giảm khả năng tái phạm. Ví dụ, một tội phạm trẻ tuổi phạm tội nghiêm trọng có thể được đưa vào một trung tâm giam giữ trẻ vị thành niên, nơi cung cấp các chương trình giáo dục, dịch vụ tư vấn và đào tạo nghề, giúp chúng giải quyết các vấn đề gốc rễ dẫn đến hành vi phạm tội của chúng. Do đó, khi tái hòa nhập xã hội, chúng sẽ được trang bị tốt hơn để đưa ra những lựa chọn tích cực, giảm tỷ lệ tái phạm và thúc đẩy một cộng đồng an toàn hơn cho tất cả mọi người.

Tóm lại, việc trừng phạt những tội phạm trẻ tuổi gây tội nghiêm trọng theo cách tương tự như người lớn là coi thường nhu cầu và hoàn cảnh phát triển đặc biệt của thanh thiếu niên. Thay vào đó, xã hội nên tập trung vào việc phục hồi và hỗ trợ cho những cá nhân này, đảm bảo chúng có cơ hội phát triển và học hỏi từ những sai lầm của mình.

Lời kết

Hy vọng rằng bài giải mẫu của STUDY4 cho đề thi IELTS Writing Task 2 thuộc Topic Crime đã cho các bạn cách làm bài sao cho đạt được band điểm mong ước.

Nếu có thắc mắc, hãy để lại bình luận và STUDY4 sẽ giải đáp nhé!