Làm thế nào để viết CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Đừng lo, hãy cùng STUDY4 tìm hiểu cách viết CV Tiếng Anh ngay dưới đây nhé.
Với sự phát triển và hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, ngày càng nhiều công ty tuyển dụng đã khuyến khích các ứng viên nộp CV của họ bằng tiếng Anh. Một bản CV bằng tiếng Anh sẽ tạo ấn tượng tốt hơn so với một bản CV bằng tiếng Việt thông thường.
Trong bài viết dưới đây, STUDY4 sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách viết CV tiếng Anh sao cho ấn tượng và độc đáo nhất.
I. CV là gì? Tại sao nên viết CV bằng tiếng Anh?
CV – từ viết tắt của Curriculum Vitae có nghĩa là sơ yếu lý lịch. CV được coi là là bản mô tả chi tiết về ứng viên để nhà tuyển dụng biết về trình độ học vấn, kỹ năng, mục tiêu và quá trình làm việc của ứng viên. CV giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên có phù hợp với các vị trí cần thiết hay không. Nếu CV phù hợp sẽ được mời đến một cuộc phỏng vấn trực tiếp.
Tại sao nên sử dụng CV tiếng Anh trong quá trình tìm kiếm việc làm?
- Mở rộng cơ hội tuyển dụng: Có một CV tốt bằng tiếng Anh sẽ giúp bạn được lựa chọn hơn khi ứng tuyển cho các công ty đa quốc gia hoặc các vị trí yêu cầu giao tiếp bằng tiếng Anh. Nó thể hiện khả năng sử dụng tiếng Anh của bạn và giúp bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác.
- Chứng minh khả năng sử dụng tiếng Anh: Việc viết một CV tiếng Anh chất lượng cho thấy bạn có khả năng sử dụng ngôn ngữ này một cách thành thạo. Điều này có thể giúp bạn có ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và tăng khả năng được mời phỏng vấn.
CV bằng tiếng Anh sẽ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
II. Những nội dung chính trong bản CV xin việc tiếng Anh
Khi muốn tìm việc làm tại nước ngoài hoặc các công việc tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, bạn cần chuẩn bị CV xin việc tiếng Anh. Thông thường một mẫu CV tiếng Anh (Curriculum Vitae) thường có 7 mục chính sau:
- Giới thiệu bản thân (CV Summary)
- Thông tin cá nhân (Personal details)
- Mục tiêu nghề nghiệp (Career objective)
- Trình độ học vấn và bằng cấp (Education and Qualifications)
- Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)
- Sở thích cá nhân và thành tựu (Interests and Achievements)
- Kỹ năng (Skills)
1. Giới thiệu bản thân (CV Summary)
Giới thiệu bản thân trong CV thường bao gồm từ 2-3 câu, giới thiệu về bản thân bao gồm thông tin chung về bản thân, mục tiêu và kinh nghiệm làm việc.
Ở đầu CV, một lời giới thiệu ấn tượng và chuyên nghiệp giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn sơ bộ về ứng viên và xác định xem ứng viên có phù hợp với vị trí hay không. Dấu ấn cá nhân của bạn được hiển thị trong phần này cũng như trong các bản CV khác.
Bạn có thể viết lời giới thiệu chung theo công thức sau:
- Hiện tại (Present): Viết 1 câu về hiện tại (đang làm gì, một vài nét đặc trưng, v.vv)
- Quá khứ (Past): 1 câu tóm tắt ngắn gọn lịch sử làm việc
- Tương lai (Future): 1 câu thể hiện định hướng tương lai, cần phù hợp với công việc đang ứng tuyển
Ví dụ:
An enthusiastic marketer who specializes in consumer studies and digital marketing. With three years of experience in market research, content creation, and content strategy development in the retail and banking sectors. Currently looking for opportunities to expand my Digital Marketing knowledge and obtain management skills within a global retail organization.
2. Thông tin cá nhân (Personal Details)
Thông tin cá nhân là phần đầu tiên tại bản CV xin việc cho mọi ngành nghề. Thông qua phần này, nhà tuyển dụng có thể biết được những thông tin cơ bản về ứng viên. Thông thường ở mục này bạn sẽ cần phải cung cấp:
- Họ và tên/ Full name
- Ngày tháng năm sinh/ Date of birth
- Địa chỉ/ Address
- Số điện thoại/ Phone number
**Lưu ý:
- Khi viết CV tiếng Anh hay tiếng Việt, bạn cần phải có ảnh đại diện (nên lựa chọn ảnh rõ mặt, nghiêm túc, miêu tả thần thái tốt nhất của bạn);
- Các thông tin nên trình bày một cách ngắn gọn, xúc tích và chính xác;
- Nên sử dụng các email chuyên nghiệp, gắn liền với tên, công việc của bạn. Ví dụ như: [email protected], [email protected],... thay vì [email protected];
- Thông tin về mạng xã hội như Facebook, Twitter hay Instagram của ứng viên cũng là tùy chọn và tùy vào yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nếu ứng viên sử dụng liên kết mạng xã hội, cần phải xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp. Nhà tuyển dụng có thể sẽ xem xét ứng viên thông qua trang mạng xã hội để đánh giá ứng viên và quyết định chọn hay loại ứng viên đó.
Một số thông tin cá nhân nên có trong CV
3. Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective)
Một phần quan trọng là mục tiêu nghề nghiệp, giúp nhà tuyển dụng biết được định hướng của bạn có phù hợp với vị trí hay không. Tuy nhiên, nhiều người không chú ý đến phần này và viết nó một cách rập khuôn hoặc thậm chí bỏ qua nó khi đưa CV.
Để viết mục tiêu hấp dẫn, bạn nên chia chúng thành mục tiêu ngắn hạn và dài hạn phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
Trong CV online tiếng Anh, mục tiêu cơ bản để ghi điểm cao chính là phân chia các mục rõ ràng. Chẳng hạn như: Mục tiêu trước mắt, mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn.
Hoặc công thức như ở phần giới thiệu bản thân:
- Present – hiện tại: 1 câu viết về hiện tại của bạn. Bạn bao nhiêu tuổi, hiện đang làm gì, 1 – 2 đặc trưng của bạn.
- Past – quá khứ: 1 câu tóm tắt lịch sử công việc của bạn.
- Future – tương lai: 1 câu về định hướng của bạn trong tương lai gần. Định hướng này phải phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển.
Bạn phải cụ thể như vậy, chứ đừng dùng mấy từ chung chung, không thì những gì bạn viết không có giá trị.
Ví dụ:
To leverage my 2 years of administrating fan page and event organizing skills, and expertise in marketing with ABCCompany. Work in a fresh and dynamic environment where I can learn new skills to help the organization. My goal is to become the Marketing Manager in the next 3 years at your company.
4. Trình độ học vấn và bằng cấp liên quan (Education and Qualifications)
Trình độ học vấn nên được viết một cách ngắn gọn và rõ ràng. Trình độ học vấn thực sự quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp. Đây là một phần để đánh giá sự phù hợp của bạn với vị trí mà công ty đang tuyển dụng.
Hãy cung cấp thông tin về trường học, ngành học và GPA của bạn trong phần này. Nếu bạn có GPA trung bình, bạn có thể bỏ qua phần này và chỉ đề cập đến tên của trường và chuyên ngành học. Đừng quên đề cập đến các chứng chỉ mà bạn đã nhận được.
Ở mục này, người viết nên đưa những thông tin như:
- Cấp trường học hiện tại hoặc gần đây nhất
- Tên trường
- Năm bắt đầu - năm kết thúc
- Ngành học + GPA (nếu điểm GPA >3.5)
- Thành tựu nổi bật trong quá trình học - như giành học bổng 5 kỳ liên tiếp,...
- Các hoạt động ngoại khóa, chương trình học trao đổi quốc tế,...
Ta có đi theo trình tự phổ biến sau: Trường – Niên khóa ⟶ Học vị (Cử nhân/ Thạc sĩ/…) và chuyên ngành ⟶ Học lực và điểm trung bình (không bắt buộc)
Hoặc: Học vị (Cử nhân/ Thạc sĩ/…) và chuyên ngành ⟶ Trường – Niên khóa ⟶ Học lực và điểm trung bình (không bắt buộc)
Ví dụ:
5. Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)
Kinh nghiệm làm việc là yếu tố then chốt quyết định có trúng tuyển hay không. Bạn có thể chiếm được cảm tình của nhà tuyển dụng nếu bạn biết cách trình bày kinh nghiệm làm việc một cách thông minh và khéo léo.
Bạn nên liệt kê những công việc mà bạn đã làm trước đây. Hãy liệt kê các công việc trước đây của bạn, nhưng hãy chọn những công việc liên quan nhất đến vị trí bạn đang ứng tuyển.
Khi điền thông tin về kinh nghiệm làm việc, người viết cần đưa vào được các nội dung sau:
- Tên chức vụ
- Tên công ty
- Thời gian làm việc (gồm tháng/năm bắt đầu - tháng/năm kết thúc)
- Nội dung công việc từng đảm nhiệm (dùng động từ để mô tả, chỉ ra kết quả cụ thể của công việc của mình)
- Key achievement (Thành tựu nổi bật) - Đây là một mục phụ
**Lưu ý:
- Trong CV xin việc tiếng Anh thì bạn nên sử dụng các từ khóa như: developed, planned hoặc organized để thể hiện sự chuyên nghiệp, gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng.
- Các công việc nên được liệt kê theo thứ tự thời gian ngược, bắt đầu từ ngày gần nhất trở về sau. Tuy nhiên, hãy chọn lọc các công việc bạn nên đưa vào CV của mình.
- Khi trình bày CV với các kinh nghiệm thì bạn nên khéo léo thể hiện cho nhà tuyển dụng về các kỹ năng của bạn như: analytical and problem solving skills (kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề); persuading and negotiating skills (kỹ năng thuyết phục và đàm phán).
Ví dụ:
6. Kỹ năng (Skills)
Kỹ năng chính là thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn hữu ích như thế nào cho công việc. Hãy chọn và đưa những kỹ năng phù hợp nhất với công việc vào CV bằng tiếng Anh của bạn.
Hãy đầu tư rất nhiều vào phần này nếu người viết mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế. Trong CV của một người, có rất nhiều kỹ năng có thể được đánh giá cao nếu họ được học và áp dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày hoặc trong trường học.
Một phần Skills hợp ý nhà tuyển dụng cần có sự kết hợp giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng và phải có liên quan tới công việc đang được ứng tuyển.
- Kỹ năng mềm là kỹ năng có thể áp dụng trong hầu hết các công việc, là những phẩm chất mà một người cần để có thể thăng tiến trong công việc (ví dụ: kỹ năng đàm phán, kỹ năng quản lý thời gian,...).
- Kỹ năng cứng là kỹ năng mang tính đặc trưng của một công việc cụ thể hơn (ví dụ: kỹ năng viết bài chuẩn SEO, kỹ năng lập trình, kỹ năng thiết kế hình ảnh,...).
**Lưu ý:
- Hãy liệt kê những kỹ năng mềm, kĩ năng chuyên môn và khả năng ngoại ngữ mà bạn có được.
- Tuy nhiên có một điều bạn phải nhớ hãy trung thực với những gì bản thân mình có.
7. Hoạt động xã hội (Activities)
Bạn sẽ cung cấp cho nhà tuyển dụng thông tin về các hoạt động xã hội và cộng đồng mà bạn đã tham gia trong phần hoạt động này.
Các hoạt động này thường là các hoạt động ngoại khóa, thiện nguyện. Nhà tuyển dụng có thể đánh giá sự năng động và nhiệt huyết của bạn trong phần này, một tiêu chuẩn quan trọng cho việc tuyển dụng.
Mặc dù phần này thường chỉ đề cập đến một số hoạt động chung chung, nhưng bạn nên viết cụ thể về các đầu công việc mình phụ trách nếu bạn ứng tuyển cho các công việc liên quan đến đoàn thể hoặc các tổ chức phi lợi nhuận (NGOs).
8. Giải thưởng và Thành tựu (Award and Achievement)
Giải thưởng là phần thông tin bạn sẽ đề cập đến những thành tựu bạn đạt được. Nó có thể là thành tích liên quan đến học tập như: Giải nghiên cứu khoa học, giải thi học sinh giỏi,.. Hoặc bạn có thể là những giải thưởng mà công ty đã từng trao cho bạn.
Giải thưởng này là một trong những bằng chứng tốt nhất cho nhà tuyển dụng biết bạn có năng lực như thế nào. Điều này làm tăng khả năng trúng tuyển vào các công ty nước ngoài.
- Về thành tích, bạn chỉ cần theo bố cục sau: Tên giải thưởng/ thành tựu – Thời điểm đạt được ⟶ Tên công ty/ Chương trình/ Cuộc thi/…
- Chứng chỉ, bạn hãy đi theo bố cục sau: Tên chứng chỉ ⟶ Chi tiết (số điểm, đơn vị cấp chứng chỉ, thời gian được cấp, v.v.)
9. Sở thích (Hobbies)
Sở thích là thứ làm để cho vui, thư giãn, giải trí,... và không thực sự đóng góp trực tiếp vào kết quả công việc. Do vậy, đối với CV đòi hỏi tính chuyên nghiệp thì nhiều người không khuyến khích liệt kê các sở thích vào.
Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp đang phát triển, và các công ty bắt đầu tìm kiếm nhân viên phù hợp với văn hóa công ty của họ. Các công ty có thể sử dụng mục tiêu quan tâm khi tuyển chọn nhân viên.
Bên cạnh đó, sở thích cũng phần nào đó thể hiện một vài kỹ năng mềm và kỹ năng cứng mà công ty có thể khai thác từ ứng viên. Ví dụ: sở thích đọc sách - kỹ năng tư duy đa chiều và kỹ năng nghiên cứu thông tin.
Do vậy, người học cũng nên cẩn trọng trong việc lựa chọn những sở thích để đưa vào CV của mình.
Đây là phần cũng nên được đầu tư đối với những ứng viên còn thiếu kinh nghiệm làm việc thực tiễn.
- Viết đủ và ngắn gọn.
- Gạch đầu dòng rõ ràng khi liệt kê các sở thích khác nhau.
- Hạn chế sử dụng các sở thích thiếu tương tác giữa người với người như: watching TV, reading, stamp collecting,...
- Đưa ra các hoạt động ngoại khóa thiết thực mà bạn đã tham gia.
Xem thêm: Cách viết email xin việc bằng tiếng Anh
III. Các lỗi khi viết CV
1. Không có dẫn chứng đầy đủ về thành tích
Bạn có thể không có đủ kinh nghiệm hoặc thành tích và lựa chọn lừa dối nhà tuyển dụng hoặc đưa vào các hoạt động mà không có đủ giấy tờ và chứng cứ. Điều này có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn không thành thật và CV của bạn có thể không phù hợp với họ.
Vì vậy, hãy trung thực với chính mình và cả nhà tuyển dụng để sau này khi được mời phỏng vấn, các bạn không bị “hố” nhé.
2. Nội dung quá chung chung
Ngay cả người có kinh nghiệm cũng có thể mắc phải lỗi này khi viết CV. Nhiều người lựa chọn chỉ viết chung chung để đưa được nhiều thông tin nhất có thể vì phải đảm bảo tiêu chuẩn ngắn gọn.
Ví dụ:
Experiences:
Sales at A Shop
Sales at B Shop
Chỉ đưa ra thông tin chung chung khiến nhà tuyển dụng khó đánh giá kinh nghiệm và vai trò của bạn. Thay vì "tham" thông tin, bạn nên chọn những điểm nhấn quan trọng nhất và cung cấp chi tiết để làm rõ những công việc bạn đã làm.
3. Sai chính tả
Việc chú ý đến chính tả và ngữ pháp là một điều rất quan trọng khi viết CV tiếng Anh. Đây không phải chỉ là một vấn đề về mặt hình thức mà còn có thể quyết định rất lớn đến việc CV của bạn có được lọt vào vòng tiếp theo hay không.
Trước hết, mỗi công việc đòi hỏi sự cẩn thận, kỹ lưỡng và nghiêm túc. Do đó, một CV chứa nhiều lỗi ngữ pháp và chính tả sẽ để lại ấn tượng tiêu cực cho nhà tuyển dụng.
Bạn cũng có thể sử dụng những trang web kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp và diễn đạt tiếng Anh rất hữu dụng như Grammarly, Ginger, Hemingway Editor, v.v.
Một số website công cụ check lỗi chính tả
4. Nội dung quá dài
Bên cạnh việc trình bày quá chung chung, một số ứng viên lại có xu hướng viết quá chi tiết hoặc đưa quá nhiều thông tin vào CV. Điều này sẽ khiến cho CV trở nên dài và bị “loãng” về nội dung, khiến nhà tuyển dụng sẽ khó tìm được những điểm mình cần chú ý và rất dễ “nản”.
Lời khuyên chính là hãy lọc tất cả những thông tin quan trọng mà bạn cho là có thể gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, điều này sẽ giúp bạn giành được "tấm vé" vào vòng trong.
5. Sử dụng quá nhiều từ ngữ chuyên ngành
Thực tế, nhà tuyển dụng không phải là người hiểu quá chuyên sâu về chuyên ngành của bạn. Vì thế, bạn nên ưu tiên sử dụng các từ ngữ dễ hiểu, dựa theo từ khóa ngành để ghi điểm hơn nhé.
6. Sử dụng một CV cho nhiều vị trí
Bạn nên tùy chỉnh CV cho từng vị trí vì mỗi vị trí có các yêu cầu và mô tả công việc khác nhau. Điều này sẽ tăng cơ hội ứng tuyển thành công cho bạn.
Bằng cách tập trung vào những kỹ năng, kinh nghiệm và thành tích liên quan đến vị trí đó, bạn có thể làm nổi bật bản thân và thể hiện rõ ràng khả năng phù hợp với vị trí.
7. Sử dụng font và cỡ chữ hợp lý trong CV xin việc
Font chữ đầu tiên bạn nghĩ đến khi viết CV hay bất cứ loại văn bản nào khác là gì? Times New Roman bởi vì bạn đã được dạy ở trường rằng font chữ Times New Roman là phù hợp nhất cho các loại văn bản hành chính,…
Thế nhưng, Times New Roman được vote đứng số một trong danh sách font chữ tệ nhất khi viết CV của canva – một web hỗ trợ thiết kế CV rất được ưa chuộng.
Dưới đây là một số font chữ bạn nên dùng: Garamond, Helvetica, Calibri, Constantia, Roboto,… Còn cỡ chữ thì văn bản tiếng Anh thường có cỡ chữ 11-12 nhỏ hơn so với chúng ta vẫn quen dùng một chút.
Nếu CV của bạn trực tiếp được một người ngoại quốc đánh giá thì việc chọn cỡ chữ 11-12 sẽ giúp họ thoải mái hơn khi đọc CV của bạn đó. Kết cấu phức âm với nhiều từ dài trong Tiếng Anh sẽ thích hợp hơn nếu bạn căn lề phải (Align Left) thay vì căn đều hai lề (Justify) như chúng ta thường làm trong văn bản Tiếng Việt.
Một số font phổ biến phù hợp cho viết CV
IV. Một số website viết CV bằng tiếng Anh
1. Canva
Hiện tại, nhiều bạn trẻ yêu thích trang web Canva, nơi họ có thể tạo CV xin việc trực tuyến. Trang web này cung cấp hàng trăm mẫu CV đẹp, thanh lịch và đầy màu sắc, cung cấp cho bạn nhiều lựa chọn để tạo CV đẹp và hấp dẫn mà không cần quá nhiều công sức.
2. TopCV
Trang web hàng đầu tại Việt Nam cho phép người lao động tạo CV xin việc trực tuyến miễn phí là TopCV.
Trang web này vừa hỗ trợ người lao động kết nối với nhà tuyển dụng vừa là nơi tạo CV xin việc rất hữu ích với rất nhiều mẫu CV tuyệt vời cho phép bạn tạo CV xin việc nhanh chóng.
3. ResumUp
Trang web hỗ trợ tạo CV - ResumUp là trang web tốt nhất hiện nay để tạo CV xin việc.
Trang web cung cấp các mẫu CV truyền thống cũng như các mẫu CV dưới dạng thời gian, cho phép bạn tạo CV độc đáo và chuyên nghiệp.
4. CV Maker
CV Maker là website hỗ trợ tạo CV online miễn phí tốt nhất hiện nay, chuyên tạo CV xin việc với giao đơn giản, đẹp mắt, hỗ trợ đa ngôn ngữ, giúp bạn tạo CV xin việc vừa đẹp, vừa chuyên nghiệp chỉ trong vài phút.
5. VisualCV
VisualCV là trang web được nhiều bạn trẻ sử dụng hiện nay để tạo CV trực tuyến. Trang web này tích hợp các mẫu sơ yếu lý lịch và CV theo nhiều phong cách khác nhau.
Ngoài ra, trang web này cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách tạo CV quốc tế, vì vậy nó chắc chắn là một nơi uy tín để giúp bạn tạo CV xin việc chuyên nghiệp và có thương hiệu.
Lời kết
Cơ hội làm việc tại các công ty nước ngoài ngày càng phổ biến trong thời đại kinh tế hội nhập hiện nay. Điều này có nghĩa là các ứng viên phải biết cách viết CV tốt trong tiếng Anh.
Hy vọng rằng với những hướng dẫn về cách viết CV bằng tiếng Anh của STUDY4, bạn đã có thể tự tạo ra CV của chính mình. STUDY4 chúc bạn sẽ nhanh chóng tìm được công việc vừa ý!
Nếu có thắc mắc, hãy để lại bình luận và STUDY4 sẽ giải đáp cho bạn nhé!
Bình luận
Vui lòng đăng nhập để comment