Cách Brainstorm Ideas cho ielts speaking

Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với thuật ngữ “brainstorm”, đặc biệt là khi bạn thường xuyên tiếp xúc với các bài tập hay nhiệm vụ liên quan tới những ý tưởng mới dưới dạng văn bản hay lời nói. Tuy vậy, liệu bạn đã thật sự hiểu được ý nghĩa của “brainstorm” và tại sao nó lại được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi tới vậy. 

Trong bài viết dưới đây, STUDY4 sẽ mô tả chi tiết hơn về "brainstorm" và những lợi ích mà nó mang lại, đồng thời chia sẻ cho bạn cách áp dụng nó trong IELTS Speaking Part 2 sao cho hiệu quả nhất.

I. IELTS Speaking Part 2 là gì?

1. IELTS Speaking: định nghĩa và cấu trúc

Phần IELTS Speaking là một trong tổng cộng bốn phần của bài thi IELTS, bao gồm Reading (Đọc), Listening (Nghe), Writing (Viết), và Speaking (Nói). Mục tiêu chính của phần IELTS Speaking là đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh dưới dạng lời nói/ khả năng giao tiếp của thí sinh. 

Cấu trúc của bài thi IELTS Speaking gồm 3 phần:

  • Part 1: Introduction and Interview - Phần Giới thiệu và Phỏng vấn: Trong phần này, giám khảo (examiner) sẽ đặt những câu hỏi chung cho bạn về các chủ đề quen thuộc như bản thân, công việc, sở thích hay đời sống.
  • Part 2: Long Turn - Phần Trình bày cá nhân: Thí sinh sẽ được cung cấp một chủ đề trên thẻ gợi ý (cue card) và phải trả lời câu hỏi đó trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Part 3: Discussion - Phần Thảo luận: Giám khảo sẽ đặt những câu hỏi phức tạp và mang tính vĩ mô hơn liên quan đến chủ đề đã được đề cập trong Phần 2.

Xem thêm: Cấu trúc bài thi IELTS Speaking và các chủ đề phổ biến

IELTS Speaking Part 2 là gì?

2. IELTS Speaking Part 2 là gì?

IELTS Speaking Part 2 là một phần quan trọng trong kỳ thi IELTS Speaking, chính là phần thứ hai của cuộc trò chuyện giữa thí sinh và giám khảo (examiner). Trong phần này, thí sinh sẽ được giao nhiệm vụ thực hiện bài nói cá nhân về một chủ đề trên thẻ gợi ý (cue card) được cung cấp.

Xem thêm: Cue card là gì? Làm thế nào để tận dụng cue card tối đa trong IELTS Speaking Part 2?

Chủ đề trên thẻ cue card thường liên quan đến một tình huống, sự kiện, người nổi tiếng, địa điểm du lịch, sở thích, bài hát, cuốn sách và nhiều chủ đề đa dạng khác. IELTS Speaking Part 2 đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng nói trôi chảy của thí sinh trong một khoảng thời gian dài. 

Tham khảo: Cách trả lời IELTS Speaking Part 2 và các tips luyện nói tại nhà

3. Các yêu cầu của IELTS Speaking Part 2

3.1. Thời gian trả lời câu hỏi

Sau khi nhận thẻ gợi ý (cue card), thí sinh sẽ có khoảng 1 phút để chuẩn bị. Ngoài ra, bạn cũng sẽ nhận được một tờ giấy để ghi chép hoặc tạo ra ý tưởng về nội dung mà bạn muốn trình bày.Thí sinh sẽ có tối đa 2 phút để thảo luận về chủ đề đó. Trong thời gian này, thí sinh cần trình bày thông tin chi tiết và hấp dẫn, sử dụng từ vựng và ngữ pháp một cách chính xác.

Xuyên suốt phần thi Speaking Part 2, giám khảo sẽ không can thiệp vào khi thí sinh đang nói, nhưng sẽ vẫn đánh giá dựa trên khả năng diễn đạt, sử dụng từ vựng và ngữ pháp cũng như cách phát triển ý tưởng.

Nếu sau khi kết thúc bài nói mà vẫn chưa đủ 2 phút, giám khảo có thể đặt một câu hỏi ngắn (follow-up question) về chủ đề vừa được thảo luận cho bạn.

Yêu cầu IELTS Speaking Part 2

3.2. Tiêu chí chấm điểm chung của IELTS Speaking

Đối với bài thi IELTS Speaking nói chung và IELTS Speaking Part 2 nói riêng, tiêu chí chấm điểm sẽ bao gồm 4 tiêu chí chính:

  • Fluency and Coherence: Tiêu chí này đánh giá độ trôi chảy và sự mạch lạc trong câu trả lời của thí sinh. Bài nói cần phải diễn ra một cách liền mạch, không bị gián đoạn quá nhiều hoặc kéo dài quá lâu. Thí sinh cũng được đánh giá về khả năng sử dụng từ nối và các cụm từ liên kết. Điều quan trọng nhất là câu trả lời không nên lạc đề.
  • Lexical Resource: Ở tiêu chí này, thí sinh sẽ được đánh giá về vốn từ vựng được sử dụng trong bài nói. Khả năng sử dụng từ vựng cần phải linh hoạt và phù hợp với ngữ cảnh. Việc tránh sự lặp từ quá nhiều cùng với việc sử dụng các idioms phù hợp và biết cách paraphrase là rất quan trọng.
  • Grammatical Range and Accuracy: Tiêu chí này đánh giá sự đa dạng và độ chính xác của cấu trúc ngữ pháp được sử dụng. Thí sinh không nên mắc các lỗi ngữ pháp cơ bản.
  • Pronunciation: Đây là tiêu chí đánh giá khả năng phát âm của thí sinh xem có dễ nghe, chính xác và rõ ràng không. Đồng thời, sự tự nhiên trong ngữ điệu cũng như việc tránh các lỗi phát âm không đáng có cũng được nhấn mạnh.

Xem thêm: Các tiêu chí chấm IELTS Speaking và Cách chấm điểm Speaking từ A - Z

II. Brainstorm trong IELTS Speaking Part 2

1. Brainstorm là gì?

Brainstorm, tiếng Việt được dịch là "động não", là một phương pháp tạo ra một lượng lớn ý tưởng trong thời gian ngắn nhất có thể để giải quyết một vấn đề.

Đặc biệt, brainstorm tập trung vào hai đặc điểm chính là "nhanh" - khả năng đưa ra ý tưởng một cách nhanh chóng và "nhiều" - cung cấp được nhiều ý tưởng, tượng trưng cho từ "storm" - cơn bão. 

Trong quá trình thực hiện kỹ thuật brainstorm, mọi người được khuyến khích đưa ra suy nghĩ và quan điểm liên tục, vì đây là thời điểm để thúc đẩy sự phát triển của các ý tưởng.

Brainstorm ý tưởng IELTS Speaking Part 2

2. Nguồn gốc của Brainstorm

Alex Faickney Osborn, một chuyên gia quảng cáo, được biết đến là người sáng tạo ra thuật ngữ "brainstorm". Thuật ngữ này được đề cập lần đầu tiên trong quyển sách mà ông biên soạn vào năm 1948. Ban đầu, brainstorm được xem như một công cụ hữu ích cho các ngành nghề mang tính sáng tạo như tiếp thị và thiết kế, giúp một nhóm làm việc cùng nhau thảo luận và đưa ra ý tưởng.

Tuy nhiên, sau đó, thuật ngữ này đã trở nên phổ biến trong mọi lĩnh vực do tính ứng dụng và hiệu quả cao của nó.

3. Tại sao phải brainstorm trong IELTS Speaking Part 2?

Trong phần thi IELTS Speaking Part 2, thí sinh chỉ được cung cấp 1 phút để chuẩn bị về mặt ý tưởng, từ vựng hay cấu trúc ngữ pháp… để có thể trình bày về một chủ đề cụ thể trong vòng 2 phút được đưa ra trong cue card.

Vì vậy, để có thể nói liên tục trong thời gian ngắn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng về mặt nội dung, phát âm, từ vựng… thì việc áp dụng kỹ thuật brainstorm sẽ mang lại nhiều lợi ích và giúp phần thi Speaking của thí sinh đạt được điểm cao. 

III. Cách brainstorm trong IELTS Speaking Part 2

Dưới đây, STUDY4 sẽ chia sẻ cho bạn các bước đi kèm ví dụ về cách brainstorm trong IELTS Speaking Part 2 nhé. 

1. Tận dụng Mind Maps

Việc tận dụng Mind Maps (sơ đồ tư duy) trong quá trình hình thành và phát triển ý tưởng không chỉ giúp thí sinh có thể nhìn nhận một cách tổng quan hơn về các khía cạnh của chủ đề mà còn giúp sắp xếp các ý tưởng một cách logic và có liên kết chặt chẽ với nhau.

Tuy nhiên, khi áp dụng mind maps, thí sinh nên chỉ sử dụng từ khóa (keywords) thay vì viết cả câu văn dài để tiết kiệm thời gian và tăng tính hiệu quả trong việc luyện tập.

Sử dụng mind maps trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi IELTS Speaking sẽ giúp thí sinh tiết kiệm thời gian và cải thiện hiệu quả của não bộ.

Từ đó, việc tạo ra các ý tưởng thông qua brainstorm sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với thí sinh khi chính thức tham gia kỳ thi IELTS Speaking.

Khi xây dựng một mind map, bạn cần chú ý tới những yếu tố cần có sau đây:

  • Main topic: Một chủ đề chính để liên kết tất cả các ý tưởng trong câu trả lời.
  • Ideas: Các nhánh nhỏ phát triển từ chủ đề chính, mỗi nhánh chứa một nội dung hay ý tưởng cụ thể.
  • Main ideas, supporting ideas: Hệ thống luận điểm, luận cứ bổ sung cho ý tưởng chính.
  • Keywords: Một từ khóa đặc biệt cho mỗi nhánh.

Ví dụ: 

Describe a time you wore a uniform for work or school.

You should say:

  • Where you wore the uniform
  • How long you had to wear it
  • Who bought it for you

And explain how you feel about it.

Đối với chủ đề “Uniform” này, thí sinh nên lập nhanh một mind map dựa trên các câu hỏi gợi ý được cung cấp trên cue card. 

  • Where: at school
  • How long: every day at school/ 12 years
  • Who: my parents
  • Feelings: happy, proud, belonging,...
  • attire, navy blue blazer, skirts, trousers, crest, camaraderie,...

→ Bạn nên ghi ra những ý tưởng ngắn gọn, những luận điểm chính hay những từ ngữ thuộc chủ đề để nhanh chóng hình thành nên bài nói. 

Ví dụ cách brainstorm IELTS Speaking Part 2

2. Xây dựng, trau dồi thông tin theo hướng đa chiều

Nhằm chuẩn bị cho kỳ thi IELTS nói chung và IELTS Speaking Part 2 nói riêng, bạn nên dành thời gian mỗi ngày để tra cứu và tìm hiểu thông tin từ nhiều góc độ khác nhau về những chủ đề thường xuyên xuất hiện trong phần thi này nhằm củng cố thêm vốn từ vựng và ý tưởng đa dạng. 

Khi tham gia kỳ thi IELTS, thí sinh sẽ phải đối mặt với bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề ngẫu nhiên, do vậy nên có sự chuẩn bị từ trước nhằm tránh tình trạng “bí ý tưởng” trong phòng thi. 

3. Áp dụng sơ đồ: 6WS

Đây chính là một sơ đồ quen thuộc với khá nhiều người, bao gồm 6 câu hỏi bắt đầu bằng  Wh-: What, Who, Where, When, Why và How. 

  • What (Cái gì): Đây là ai/ cái gì/ sự kiện hay trải nghiệm nào?
  • Who (Ai): Người nào xuất hiện trong bài nói?
  • Where (Ở đâu): Sự việc này diễn ra ở đâu? 
  • When (Khi nào): Sự việc này diễn ra khi nào?
  • Why (Vì sao): Vì sao bạn lại quyết định/ cảm thấy như vậy? 
  • How (Như thế nào): Sự việc này diễn ra như thế nào?

Lưu ý: Mỗi đề bài sẽ có một cách chọn "Wh-" khác nhau, bạn nên lưu ý đưa ra lựa chọn sao cho phù hợp nhất nhé.

Ngoài ra, hãy tránh việc liệt kê hoặc sắp xếp ý tưởng lộn xộn để đảm bảo không bị mất điểm trong tiêu chí Fluency and Coherence trong phần thi này nhé. 

IV. Một số câu hỏi hay gặp về IELTS Speaking Part 2

Một số câu hỏi hay gặp về IELTS Speaking Part 2

1. Nếu đề bài không quá cụ thể, làm thế nào sử dụng được các cách brainstorm mà không bị lạc đề?

Hãy sử dụng “Supporting characters”. Hiểu đơn giản, supporting character là một nhân vật/ yếu tố - có thể là tưởng tượng hoặc có thật trên thực tế. Nhân vật/ yếu tố này sẽ được bạn đề cập trong bài nói, tạo ra một câu chuyện mạch lạc và tái hiện lại hoạt động sinh động hơn.

Bên cạnh đó, nó giúp mở rộng phạm vi để bạn trình bày ý tưởng và sử dụng từ vựng một cách linh hoạt.

Ví dụ: Describe a time you wore a uniform for work or school.

Nếu tập trung trả lời theo các câu hỏi gợi ý trong cue card, bạn sẽ có khả năng bỏ qua “Why” hoặc các yếu tố như miêu tả bộ trang phục, hay cách các học sinh/ bạn đồng trang lứa/ đồng nghiệp nghĩ như thế nào về bộ trang phục,... Hãy thêm thắt vào bài những chi tiết nhỏ nhằm giúp cho bài nói của bạn trở nên chân thực và sinh động hơn!

2. Có nên viết câu dài khi chuẩn bị không?

Câu trả lời là không! Bạn nên tiết kiệm thời gian chuẩn bị bài nói của mình bằng cách chỉ ghi lại những ý tưởng chính hoặc keywords chủ chốt trong bài, có thể bao gồm một số chủ điểm ngữ pháp bạn muốn sử dụng thay vì ghi cả câu. 1 phút trong phòng thi rất quý giá, hãy tận dụng nó tối đa!

3. Làm thế nào để cải thiện khả năng brainstorm?

Cách duy nhất để cải thiện khả năng brainstorm trong bài IELTS Speaking Part 2 là hãy luyện tập thường xuyên. Hãy đọc các tài liệu từ nhiều nguồn đáng tin cậy để mở rộng vốn từ vựng và nâng cao hiểu biết về các vấn đề xã hội.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các bài mẫu 8.0+ IELTS Speaking Part 2 trên trang STUDY4 để học cách lên ý tưởng và phát triển chúng hiệu quả, sau đó thực hành áp dụng vào bài nói của mình hàng ngày.

4. Có cần tập trung vào những ý tưởng phức tạp nhất khi brainstorm không?

Câu trả lời là không! Ý tưởng của bạn nên mang tính tích cực, khách quan và hạn chế tối đa việc bày tỏ quan điểm, thái độ quá gay gắt về các chủ đề gây tranh cãi như chính trị, giới tính hay sắc tộc...

Nếu trong bài nói của bạn có quá nhiều vấn đề gây tranh cãi và quan điểm trái chiều, việc bạn nhận được sự đồng tình từ giám khảo sẽ trở nên khó khăn hơn.

Chính vì vậy, hãy tạo ra những ý tưởng đơn giản cho phần thi IELTS Speaking và không quá cứng nhắc về việc đúng sai.

Quan trọng nhất là bạn hiểu rõ tiêu chí chấm điểm của giám khảo, từ đó, việc trả lời câu hỏi sẽ trở nên dễ dàng hơn.

🤩IELTS INTENSIVE SPEAKING: LUYỆN PHÁT ÂM & CÂU TRẢ LỜI CHUẨN

➡️ĐẠT TỐI THIỂU 6+ SPEAKING!

Khóa học bao gồm:

🗣️Học phát âm, trọng âm, ngữ điệu, giọng điệu cơ bản trong tiếng Anh:

Mỗi bài học đều kèm theo ví dụ audio minh họa dễ dàng luyện tập theo và bài tập luyện tập có chữa phát âm tự động bởi máy.


🔊Học cách trả lời các chủ đề với samples:

Mỗi bài sample đều bao gồm từ mới và các cách diễn đạt hay, kèm theo nghĩa tiếng Việt, được highlight để bạn dễ dàng học tập.


📣Luyện tập từ vựng, ngữ pháp:

Để nắm được cách sử dụng từ mới và tránh gặp những lỗi sai ngữ pháp trong IELTS Speaking, mỗi bài sample đều có thêm phần luyện tập điền từ và ngữ pháp đã học.


🎙️Thực hành luyện nói:

Bạn sẽ tập nói lại từng câu hoặc cả đoạn, có ghi âm để so sánh với audio mẫu và được chữa lỗi bằng máy.


🌐Tính năng chấm SPEAKING PART 2 bằng AI:

Bạn sẽ được AI chấm bài Speaking của mình,gồm cả chữa lỗi sai và đưa ra gợi ý chi tiết theo đúng 4 TIÊU CHÍ, để giúp bạn đạt điểm cao hơn.

Lời kết

Trên đây, STUDY4 đã chia sẻ cho bạn về Cách brainstorm ý tưởng IELTS Speaking Part 2 rồi đó. 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào, hãy bình luận bên dưới để STUDY4 giải đáp cho bạn nhé!