IELTS (International English Language Testing System) là một kỳ thi được tổ chức để đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh của những người sử dụng ngôn ngữ này như ngôn ngữ thứ hai. Kỳ thi IELTS bao gồm 4 phần thi: Listening (Nghe), Reading (Đọc), Speaking (Nói) và Writing (Viết). Trong đó, phần thi Listening (Nghe) là một phần thi quan trọng, kiểm tra trình độ nghe tiếng Anh của thí sinh.
Dạng bài Diagram & Flowchart Completion là một trong những dạng phổ biến và thường gặp trong phần thi này. Dưới đây STUDY4 sẽ chia sẻ với bạn về dạng bài này và các mẹo để đạt điểm cao nhé.
I. Tổng quan về dạng bài Diagram & Flowchart Completion
1. Dạng bài Diagram & Flowchart Completion là gì?
Dạng bài Diagram & Flowchart Completion là dạng bài yêu cầu thí sinh hoàn thành một biểu đồ/ sơ đồ được cho sẵn. Đây là hai dạng bài thường xuyên xuất hiện trong phần thi IELTS Listening, vì vậy bạn cần hiểu rõ về dạng bài này để có cách làm bài và ôn luyện hiệu quả nhất.
Xem thêm: Các dạng bài Listening IELTS và các Tip nâng cao trình độ nghe
Dạng bài Diagram & Flowchart Completion
1.1. Dạng bài Diagram Labeling
Trong dạng bài hoàn thiện biểu đồ, bạn sẽ được cho sẵn một biểu đồ về chu trình, đồ vật, cấu trúc hoặc cấu tạo một loại máy nào đó, và bạn sẽ cần điền các nhãn hoặc hoàn thiện ghi chú còn trống trong biểu đồ đó.
Tất cả các chủ đề đều có thể xuất hiện trong dạng bài Diagram Labeling, ví dụ như beehive (tổ ong), lon soda (a soda can), bình cứu hỏa (a fire extinguisher), đu quay (a Ferris wheel), dây buộc zip (a zip fastener), hệ thống làm nóng bằng năng lượng mặt trời (a solar heating system), tuabin dưới biển (an undersea turbine) và các lớp đất (soil layers).
Chỉ cần bạn có một chiến lược làm bài hợp lý, bạn sẽ có thể làm tốt dạng bài này, bất kể trong chủ đề nào. Trên thực tế, đây còn được đánh giá là một dạng bài tương đối dễ, vì hình vẽ minh họa đã đưa ra rất nhiều gợi ý cho thí sinh trước khi làm bài.
1.2. Dạng bài Flowchart Labeling
Dạng bài hoàn thiện sơ đồ sẽ đưa ra các bước của một chu trình nào đó. Chu trình này sẽ có bắt đầu và kết thúc, cùng với nhiều bước ở giữa.
Có rất nhiều chủ đề mà có thể chia ra thành nhiều bước, ví dụ như dàn bài của một bài giảng hoặc bài luận (outline of a lecture or essay), một chu trình đăng ký (an application process), những bước của khóa học đào tạo (the stages of a training course) hay một chu trình sản xuất nhỏ (a short manufacturing process).
2. Ví dụ về bài tập thuộc dạng Diagram & Flowchart Completion
Dưới đây là một số ví dụ thuộc dạng bài Diagram & Flowchart Completion.
2.1. Ví dụ 1: Diagram Completion
2.2. Ví dụ 2: Flowchart Completion
Bản vẽ dưới đây có tóm tắt ba bước của một dự án thiết kế hệ thống lọc nước. Đây là dạng bài xuất hiện trong Section 3, nơi đoạn Audio sẽ là cuộc trò chuyện xoay quanh 4 người trong trường học hoặc trong quá trình đào tạo.
II. Cách làm dạng bài Diagram & Flowchart Completion trong IELTS Listening
1. Một số lưu ý khi làm dạng bài Diagram & Flowchart Completion trong IELTS Listening
Trước khi nghe đoạn Audio, sẽ có một khoảng thời gian ngắn để các thí sinh xem qua toàn bộ bài tập. Để tận dụng hiệu quả khoảng thời gian này, hãy đọc thật nhanh yêu cầu đề bài và xác định những việc cần làm.
Điều này giúp bạn có thể tập trung hoàn toàn trong quá trình nghe, tránh trường hợp bỏ lỡ một số thông tin quan trọng.
Cách làm dạng bài Diagram & Flowchart Completion trong IELTS Listening
2. Cách làm dạng bài Diagram & Flowchart Completion trong IELTS Listening
Sau đây, STUDY4 sẽ hướng dẫn bạn cách làm dạng bài Diagram & Flowchart Completion trong IELTS Listening qua các bước dưới đây:
Audio ví dụ:
Bước 1: Đọc yêu cầu đề bài
Đọc thật kỹ yêu cầu của đề bài và đặc biệt chú ý tới số lượng từ vựng bạn được phép điền vào chỗ trống trong bài.
→ Ví dụ: Trong biểu đồ trên, yêu cầu của đề bài là “Write NO MORE THAN THREE WORDS AND/OR A NUMBER for each answer”, tức là không viết quá ba từ và/ hoặc một con số. Nếu bạn viết nhiều hơn ba từ và một số, đáp án của bạn sẽ không được tính điểm, kể cả khi thông tin bạn đưa ra là chính xác.
**Lưu ý: Một số bài sẽ có thể có yêu cầu khác, ví dụ như “NO MORE THAN TWO WORDS” - không quá hai từ hoặc “ONLY ONE WORD” - chỉ một từ.
Bước 2: Đọc các nhãn và tiêu đề của bài
Hãy cố gắng ghi nhớ nhanh nhất có thể phần tiêu đề và các nhãn cho sẵn trong đề. Điều này sẽ giúp bạn có một cái nhìn chung và tổng quát nhất, đồng thời đưa ra một số gợi ý nhất định về nội dung chính của toàn đoạn Audio.
Bước 3: Dự đoán trước đáp án
Hãy thử đoán trước xem những đáp án cần điền có thể là gì hoặc tối thiểu là dạng từ của chúng, điều này sẽ rất có ích cho việc làm bài ngay sau đó.
Trong một số ít trường hợp, bạn có thể đoán được chính xác từ cần điền, tuy nhiên thường bạn sẽ chỉ có thể đoán trước loại thông tin cần điền. Đây là một số dạng thông tin bạn có thể xác định được trước nếu thử đoán đáp án:
- Dạng thông tin cần điền: tên họ, tên địa điểm, ngày tháng, số điện thoại, mã bưu điện, phần trăm, giá tiền,...
- Dạng từ cần điền: danh từ, tính từ, động từ,..
Mỗi thông tin bạn có thêm sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình nghe Audio của bạn.
→ Ví dụ: Đoán thông tin cần điền trong các câu ví dụ
23. a verb: động từ
24. a number (measurement): một con số (đơn vị đo)
25. a noun: danh từ
Bước 4: Các từ đồng nghĩa (synonyms) và cách diễn giải khác (paraphrasing)
Trong các dạng bài IELTS Listening nói chung và dạng bài Diagram & Flowchart Completion nói riêng, việc chú ý lắng nghe các từ đồng nghĩa hay những cách diễn giải khác là yếu tố tiên quyết xác định việc bạn có thể hoàn thành tốt dạng bài này hay không. Hãy luôn ghi nhớ rằng bạn sẽ không bao giờ nghe được chính xác các từ trong bài ở đoạn Audio, nên chú ý tập trung khi nghe.
→ Ví dụ: thay vi sử dụng “analysed”, người nói có thể nhắc tới từ “studied” hoặc “examined”
Bước 5: Phần giới thiệu đầu đoạn Audio
Trước khi bắt đầu vào bài nghe, thí sinh sẽ được nghe đoạn giới thiệu chung về nội dung chính của đoạn Audio.
→ Ví dụ: Người nói sẽ nhắc đến “You will hear a part of a seminar entitled Understanding the World's Oceans given by a climate scientist.”
(Bạn sẽ nghe một phần của hội thảo mang tên Understanding the World's Oceans do một nhà khoa học khí hậu đưa ra.)
Sau đó, người nói sẽ tiếp tục cuộc nói chuyện bằng cách giới thiệu bản thân, sau đó là chủ đề và mục đích của cuộc trò chuyện. Những thông tin đó sẽ cụ thể hóa hình dung của bạn về cuộc trò chuyện này.
→ Ví dụ: Đây là câu đầu tiên của đoạn Audio:
Scientist: Thanks to all of you for coming along today to hear about how the robotic float project is helping with ocean research.
Nhà khoa học: Cảm ơn tất cả các bạn đã đến đây hôm nay để nghe về cách thức mà dự án phao robot đang giúp ích cho việc nghiên cứu đại dương.
Bước 6: Trả lời theo thứ tự câu trong bài
Lần lượt các đáp án sẽ được nhắc đến theo thứ tự của các câu hỏi, nên bạn sẽ được nghe các đáp án theo thứ tự lần lượt: câu 1, câu 2, câu 3, câu 4,... Việc này sẽ giúp thí sinh xác định đáp án dễ dàng hơn nếu so sánh với việc đảo lộn thứ tự các đáp án.
→ Ví dụ: Bạn sẽ được nghe đáp án câu 23 trước, sau đó đến câu 24, và 25.
Bước 7: Chú ý tới các thông tin gây nhiễu
Các đoạn Audio sẽ thường đưa ra một thông tin nào đó, sau đó sửa lại chúng ngay lập tức. Nếu không tập trung nghe kỹ, thí sinh có khả năng cao sẽ chọn sai từ cần điền.
Thông thường, các câu đó sẽ chứa một số thành phần gây nhiễu - hay còn gọi là distractors, ví dụ như: but, however, no, sorry,..
Bạn sẽ được nghe rất nhiều các thông tin gây nhiễu trong bài, phổ biến nhất đó là “but” - nhưng hay “however” - tuy nhiên. Dẫu vậy, các thông tin gây nhiễu có thể xuất hiện dưới nhiều từ hoặc cụm từ, nên hãy thật tập trung khi nghe.
Bước 8: Đoán đáp án khi cần
Một lời khuyên của STUDY4 là đừng bỏ trống bất kỳ chỗ nào. Nếu trong trường hợp không nghe được thông tin hoặc bỏ lỡ (miss), bạn hãy thử đoán 1 từ bạn nghĩ có khả năng xuất hiện nhất, sau đó tiếp tục nghe Audio và làm những câu sau như thường, tránh để một câu ảnh hưởng đến kết quả chung của toàn bài.
Đáp án: 23 (is) activated 24 (average) (around/about/approximately) 50 kilometres/kilometers 25 Các đáp án này đều chính xác: change(s) in temperature (water/ocean/sea) temperature (water/ocean/sea) temperature change(s) temperature of water/ocean/sea |
III. Các mẹo đạt điểm cao trong dạng bài Diagram & Flowchart Completion trong IELTS Listening
Sau đây, STUDY4 muốn chia sẻ cho bạn về một số mẹo, tips để đạt điểm cao trong dạng bài Diagram & Flowchart Completion.
Tips đạt điểm cao trong dạng bài Diagram & Flowchart Completion
1. Đọc kỹ yêu cầu đề bài
Trước khi nghe đoạn Audio, hãy đọc yêu cầu đề bài cẩn thận để hiểu rõ số lượng từ và số được điền trong bài, xác định trước các thông tin cần điền vào biểu đồ hoặc sơ đồ để tránh mất điểm vô ích.
2. Tập trung cao độ khi nghe Audio
Khi nghe đoạn Audio, hãy tập trung 100% vào nội dung đoạn nghe và biểu đồ/ sơ đồ. Điều này giúp bạn không bỏ lỡ các chi tiết quan trọng để hoàn thành bài tập.
3. Tăng tốc độ ghi chép
Trong quá trình nghe, hãy ghi chép nhanh các thông tin quan trọng. Bạn có thể sử dụng từ ngữ viết tắt hoặc các ký hiệu để tăng tốc độ của bản thân, nhanh chóng ghi lại thông tin quan trọng.
4. Học những từ đồng nghĩa (synonyms) và cách diễn giải khác (paraphrasing)
Trong dạng bài Diagram & Flowchart Completion, các từ hoặc cụm từ trong đoạn Audio có thể được diễn giải theo cách khác (paraphrasing) hoặc sử dụng từ đồng nghĩa (synonyms). Hãy chú ý đến những từ khóa và nhận dạng các từ đồng nghĩa để điền vào bài tập.
5. Xác định đơn vị đo lường
Trong một số trường hợp, bạn có thể cần điền vào các đơn vị đo lường, ví dụ như độ dài, thời gian, hay dung lượng. Hãy chú ý xác định đúng các đơn vị này trong bài làm thuộc dạng này.
6. Luyện tập thường xuyên
Hãy luyện tập với các bài tập dạng Diagram & Flowchart Completion để nâng cao khả năng làm bài và tăng sự tự tin trong phần thi IELTS Listening.
STUDY4 có kho tàng đề thi khủng hoàn toàn MIỄN PHÍ và luôn được cập nhật liên tục. Kết quả, đáp án của bài thi tại STUDY4 được giải thích vô cùng chi tiết và quá trình luyện thi thống kê cẩn thận.
Khi luyện đề trên STUDY4, bạn sẽ có các công cụ tiện ích như highlight (giúp bạn đánh dấu thông tin), take note (giúp bạn ghi chú kiến thức muốn lưu lại), flashcard (giúp bạn lưu và ôn luyện những từ vựng muốn ghi nhớ)... và cùng nhiều tính năng khác.
7. Áp dụng phương pháp học hiệu quả
Một cách hay đảm bảo giúp trình độ nghe tốt hơn đó là áp dụng phương pháp Dictation (Nghe chép chính tả).
Dictation được hiểu đơn là quá trình nghe và viết lại những gì người khác nói. Bạn có thể hiểu đơn giản là khi bạn nghe bài thầy cô giáo dạy và ghi chép ra vở. Khi nghe các hội thoại, độc thoại khi luyện đề IELTS ở nhà, hoặc xem các chương trình, video tiếng Anh, bạn hãy thử nghe và chép lại y hệt những gì mà bạn đã nghe được.
Đây là phương pháp được những cựu “cao thủ” IELTS áp dụng và đạt mức điểm cao trong phần thi Listening.
Xem thêm: Nghe chép chính tả và các tip nâng cao trình độ Listening
Khóa học IELTS INTENSIVE LISTENING của STUDY4 sẽ chỉ cho bạn các Chiến lược làm bài - Chữa đề - Luyện nghe IELTS Listening theo phương pháp Dictation:
Khi kết thúc khóa học, bạn sẽ được:
1️⃣ Đạt mục tiêu tối thiểu 7.0 trong IELTS Listening
2️⃣ Hiểu rõ phương pháp làm các dạng câu hỏi có trong IELTS Listening
3️⃣ Làm chủ tốc độ và các ngữ điệu khác nhau trong phần thi IELTS Listening
4️⃣ Nâng cao kỹ năng nghe bắt từ khóa, nghe chính xác âm nối, âm cuối số ít / số nhiều hoặc -ed, tránh những lỗi sai thường gặp khi làm bài
CÓ GÌ TẠI KHÓA HỌC CỦA STUDY4?
🎯Chiến lược làm bài và chữa đề chi tiết: Khóa học cung cấp video bài giảng hướng dẫn chi tiết cách làm từng dạng câu hỏi trong IELTS Listening và clip chữa chi tiết những câu hỏi khó, chọn lọc từ bộ Cambridge.
🔊Thực hành luyện nghe bộ từ vựng phổ biến: Gần 1500 từ và cụm từ phổ biển trong phần thi IELTS Listening được chia thành các chủ đề như danh từ, tính từ, động từ, tiền tệ, ngày tháng, số/mã, số nhiều/số ít giúp bạn mở rộng vốn từ, nắm chắc chính tả cho dạng bài điền từ.
🎧Luyện nghe hàng ngày với phương pháp dictation: Bạn có thể luyện tập nghe điền từ hoặc chép lại cả câu. Tốc độ nghe có thể được điều chỉnh nhanh hay chậm tùy theo khả năng của bạn.
📘Transcript để tập tìm keywords và học từ mới: Transcript được tách câu rõ ràng, kèm công cụ highlight, take note và tạo flashcards giúp bạn tận dụng tối đa transcript của bài nghe để học từ mới, luyện tập tìm keywords hoặc tra lỗi sai sau khi luyện đề xong.
Lời kết
Trên đây STUDY4 đã chia sẻ cho bạn cách làm dạng bài Diagram & Flowchart Completion trong IELTS Listening rồi đó. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn cách làm dạng bài Diagram & Flowchart Completion và tự tin đạt điểm cao khi gặp chúng trong phần thi IELTS Listening nhé.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào, hãy bình luận bên dưới để STUDY4 giải đáp cho bạn nhé!
Bình luận
Vui lòng đăng nhập để comment