IELTS (International English Language Testing System) là một kỳ thi được tổ chức để đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh của những người sử dụng ngôn ngữ này như ngôn ngữ thứ hai. Kỳ thi IELTS bao gồm tổng cộng 4 phần thi, mỗi phần tương ứng với một kỹ năng cụ thể: Listening (Nghe), Reading (Đọc), Speaking (Nói) và Writing (Viết). Trong đó, phần thi kỹ năng Listening (Nghe) là nơi thí sinh sẽ bắt gặp nhiều dạng bài tập đa dạng, nhằm đánh giá và kiểm tra khả năng nghe hiểu của họ.
Một trong những dạng bài phổ biến đó là dạng bài Map & Plan Labeling. Để hiểu hơn về dạng bài này, hãy đọc bài viết sau của STUDY4 nhé!
I. Tổng quan về dạng bài Map & Plan Labeling
1. Dạng bài Map & Plan Labeling là gì?
Dạng bài Map & Plan Labeling là dạng bài yêu cầu thí sinh điền vào chỗ trống địa điểm được nhắc tới trong đoạn Audio xuất hiện trên bản đồ.
Dạng bài này xuất hiện với tần suất tương đối nhiều trong bài thi IELTS Listening, thường xuất hiện trong Section 2.
Xem thêm: Các dạng bài Listening IELTS và các Tip nâng cao trình độ nghe
Các chủ đề trong dạng bài Plan thường là một chuyến tham quan tới một tòa nhà cụ thể như khách sạn hay bảo tàng, hoặc là bản miêu tả một nơi nào đó. Còn đối với dạng bài Map, người nói thường nhắc về các đề xuất thay đổi cho một địa điểm nào đó.
Dạng bài Map & Plan Labeling
Trong dạng bài này, thí sinh sẽ cần nghe đoạn Audio và xác định những khu vực, địa điểm hay các phòng nhất định. Các địa điểm đó sẽ được đánh dấu theo thứ tự A, B, C, D… để thí sinh chọn lựa. Trong trường hợp bạn không thấy một danh sách nào được đưa ra trong bài, vậy nhiệm vụ của bạn là nghe và tìm ra đáp án trong đoạn Audio.
Đối với nhiều thí sinh, đây là một trong những dạng bài dễ bởi vì hình vẽ được cho sẵn sẽ đưa ra rất nhiều gợi ý về các từ còn thiếu, đặc biệt là trong trường hợp các địa điểm đã được đánh dấu sẵn.
2. Ví dụ về bài tập thuộc dạng Map & Plan Labeling
Dưới đây là một số ví dụ thuộc dạng bài Map & Plan Labeling.
2.1. Ví dụ 1
Đây là ví dụ thuộc câu hỏi Map. Trong đoạn Audio cho ví dụ 1, chủ tịch Ủy ban Highways đang giải thích các quy định giao thông mới và đề xuất về việc sắp xếp nơi đỗ xe cho Granford tại một cuộc họp công cộng.
2.2. Ví dụ 2
Đây là ví dụ thuộc câu hỏi Plan. Đối với câu hỏi này, người nói là thủ thư của thư viện thị trấn mới. Họ đang nói chuyện với một nhóm người đang đến thăm thư viện.
II. Cách làm dạng bài Map & Plan Labeling trong IELTS Listening
Cách làm dạng bài Map & Plan Labeling trong IELTS Listening
1. Một số lưu ý khi làm dạng bài Map & Plan Labeling trong IELTS Listening
Trước khi người nói bắt đầu, thí sinh có một khoảng thời gian ngắn để xem qua toàn bộ bài tập. Để tận dụng hiệu quả khoảng thời gian này, bạn nên đọc kỹ yêu cầu đề bài và các câu hỏi trong bài để xác định trước những thông tin quan trọng, giúp ích cho việc tập trung hoàn toàn trong quá trình nghe. Bước này giúp tránh trường hợp bạn không kịp đọc đề và bỏ lỡ một số thông tin quan trọng, gây mất tập trung hay bối rối khi làm bài.
2. Cách làm dạng bài Map & Plan Labeling trong IELTS Listening
STUDY4 sẽ hướng dẫn bạn cách làm dạng bài Map & Plan Labeling trong IELTS Listening qua ví dụ dưới đây:
Audio ví dụ:
Bước 1: Đọc yêu cầu đề bài
Đọc thật kỹ yêu cầu của đề bài, bởi vì mỗi bài thuộc dạng Map & Plan Labeling sẽ có những yêu cầu khác nhau.
→ Ví dụ 1: Write the correct letter, A - I, next to Questions 14–20 (Viết chữ cái đúng, A - I, bên cạnh câu hỏi 14 - 20)
Đề bài nêu rõ thí sinh cần viết chữ cái (A - I) bên cạnh danh sách các đáp án.
→ Ví dụ 2: Choose FIVE answers from the box and write the correct letters next to questions 11–15. (Chọn NĂM câu trả lời từ hộp bên dưới và viết các chữ cái đúng bên cạnh câu hỏi 11–15)
Trong trường hợp này bạn sẽ cần tự viết câu trả lời.
**Lưu ý: Chỉ viết chữ cái (A - I) vào bài, không viết cả từ. Nếu bạn viết cả từ, đáp án của bạn sẽ không được tính điểm.
→ Ví dụ: đáp án câu 11 là ‘computers’ → viết 11 C (không viết 11 computers)
Bước 2: Đọc các nhãn và tiêu đề của bài
Hãy ghi nhớ và cố gắng hiểu nhanh nhất có thể về phần map hay plan được cho sẵn và cả danh sách các đáp án được cung cấp. Trong một số trường hợp, bài tập này cũng sẽ có một tiêu đề - đây chính là một gợi ý khác về ngữ cảnh chung của bài và đoạn Audio.
→ Ví dụ: Trong ví dụ 1 bên trên, phần tiêu đề của bài là ‘Proposed traffic changes in Granford’ (Các đề xuất thay đổi về giao thông tại Granford). Từ đó bạn hoàn toàn có thể đoán được rằng, đoạn Audio có thể nói về một số gợi ý thay đổi về tuyến đường, cách chia làn đường,...
**Lưu ý:
- Nếu đề bài không cung cấp danh sách các từ, bạn có thể thử đoán một số dạng từ có thể xuất hiện dựa trên ngữ cảnh chung của bài.
Ví dụ: đoán xem đó là một căn phòng (a room), một tòa nhà (a building), một con đường (a street) hay những đồ vật nhỏ hơn như cái hồ (a lake), nhà vệ sinh công cộng (public toilet),...
- Thường đoạn Audio sẽ bắt đầu bằng phần giới thiệu bản thân, sau đó đến nội dung chính hoặc mục đích bài nói, bạn cũng có thể dựa vào đây để hiểu hơn về ngữ cảnh của bài.
Bước 3: Hình dung
Một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng để trả lời dạng bài Map & Plan Labeling đó chính là kỹ năng hình dung ra địa điểm đang được miêu tả trong bài.
Đừng lo, bạn đã và đang sử dụng bộ não của mình, một cách vô thức, để hình dung ra các hình ảnh tương tự như maps (bản đồ) hay plans (kế hoạch) nên bạn hoàn toàn có thể làm được điều này. Trong khoảng thời gian chuẩn bị bài, hãy tưởng tượng bản thân đang đứng tại địa điểm được minh họa trong bài.
→ Ví dụ: Tưởng tượng bản thân đang đứng tại lối vào của thư viện (Entrance), sau đó bước vào trong. Hãy ghi lại tên những căn phòng mà bạn thấy đang được liệt kê ở cạnh sau khi đi qua chúng.
→ Ví dụ: Lặp lại tương tự với dạng bài Map. Hãy tưởng tượng bản thân đang đứng ở một vị trí cụ thể, sau đó thử hình dung ra những sự vật xung quanh và ghi lại những nơi mà bạn thấy.
Bước 4: Chú ý tới thứ tự câu trong bài
Trong đoạn Audio, các đáp án sẽ được nhắc tới lần lượt theo thứ tự đã đánh dấu trong bài. Điều này sẽ giúp thí sinh xác định các đáp án theo trình tự lần lượt từ câu 1, câu 2, sau đó tới câu 3 và tiếp tục như vậy. Điều này sẽ giảm nhẹ áp lực khi làm bài, so với việc đáp án trong bài không được nhắc tới theo thứ tự nhất định.
→ Ví dụ: Đáp án trong ví dụ trên sẽ được nhắc tới lần lượt từ câu 11, đến câu 12,...
Bước 5: Từ vựng
Trong dạng bài Map & Plan Labeling, thí sinh cần nắm vững những từ vựng liên quan tới địa điểm và phương hướng.
- Location (Vị trí): nơi một sự vật có liên quan đến một đối tượng hoặc địa điểm khác.
- Direction (Phương hướng): vị trí mà ai đó di chuyển tới hoặc đối mặt với nó.
Một số từ vựng về location - vị trí:
- near: ở gần, sát
- next to: bên cạnh
- in front of: đối diện
- beside: bên cạnh
- between: ở giữa
- across from: bên kia đường
Một số từ vựng về direction - phương hướng:
- turn right: rẽ phải
- turn left: rẽ trái
- go straight on: đi thẳng
- go past: đi qua
- head south: tiếp tục đi về hướng Nam
- northwest: Tây Bắc
Bước 6: Các từ đồng nghĩa (synonyms) và cách diễn giải khác (paraphrasing)
Không chỉ trong dạng bài Map & Plan Labeling, việc chú ý lắng nghe các từ đồng nghĩa hay những cách diễn giải khác là rất quan trọng. Hãy luôn ghi nhớ rằng bạn sẽ không bao giờ nghe được chính xác từ đó trong đoạn Audio, nên hãy chú ý.
→ Ví dụ: Nếu đáp án trong bài là “reference books” - sách tham khảo, người nói có thể nhắc đến nó bằng cách sau:
In the corner, next to the history section, you’ll find ten shelves of encyclopedias, dictionaries and directories.
Trong góc phòng, bên cạnh phần về lịch sử, bạn sẽ tìm thấy mười kệ về sách bách khoa toàn thư, từ điển và thư mục.
Bước 7: Chú ý tới các thông tin gây nhiễu
Trong các đoạn Audio thuộc phần thi IELTS Listening, người nói thường đưa ra một đáp án và sau đó sửa lại chúng ngay lập tức. Nếu không tập trung chú ý, thí sinh có khả năng cao sẽ xác định sai từ cần điền.
Các thông tin gây nhiễu đó gọi là distractors, thường xuất hiện với các từ but, however, sorry,...
**Lưu ý: Các thông tin gây nhiễu có thể xuất hiện dưới nhiều từ hoặc cụm từ chứ không chỉ riêng một số từ trên, vì vậy hãy tập trung cao độ khi nghe.
Xem thêm: Những bẫy dễ gặp trong IELTS Listening
Bước 8: Đoán đáp án (nếu cần thiết)
STUDY4 khuyên bạn không nên để trống bất kỳ câu hỏi nào. Nếu bạn không nghe được thông tin hoặc bỏ lỡ một câu (miss), hãy thử đoán một đáp án mà bạn nghĩ có thể nhiều khả năng đúng nhất, điền vào và sau đó tiếp tục lắng nghe Audio để hoàn thành các câu tiếp theo như bình thường để đảm bảo tốc độ và kết quả làm bài.
Đáp án: 11 H (Reference books) 12 G (Periodicals) 13 D (Local history collection) 14 B (Children’s books) 15 F (Multimedia) |
III. Mẹo đạt điểm cao khi làm dạng bài Map & Plan Labeling trong IELTS Listening
Sau đây STUDY4 sẽ chia sẻ cho bạn một số mẹo đạt điểm cao khi làm dạng Map & Plan Labeling.
Tips đạt điểm cao khi làm dạng bài Map & Plan Labeling
1. Hình dung trước khi làm bài
Trong dạng bài Map & Plan Labeling, kỹ năng hình dung là vô cùng quan trọng, là yếu tố tiên quyết giúp cho bạn có thể có cái nhìn tổng quát về dạng bài, từ đó dễ dàng xác định đúng đáp án hơn.
2. Ghi chú nhanh
Vì đoạn Audio sẽ đưa ra nhiều thông tin liên tục, dễ gây bối rối cho người nghe khi không biết phải “rẽ” theo hướng nào, bạn nên luyện tập cách take note nhanh để tránh nhầm lẫn và không bị rối khi làm bài.
3. Luyện tập thường xuyên
Đây là yếu tố tiên quyết trong không chỉ ôn luyện dạng bài này mà còn trong tất cả mọi việc khác. Hãy chăm chỉ luyện tập, tìm các bài nghe trên trang học tập trực tuyến như STUDY4 hoặc đến các lớp ôn luyện để có một lịch trình học cụ thể và phù hợp nhất.
STUDY4 có kho tàng đề thi khủng hoàn toàn MIỄN PHÍ và luôn được cập nhật liên tục. Kết quả, đáp án của bài thi tại STUDY4 được giải thích vô cùng chi tiết và quá trình luyện thi thống kê cẩn thận.
Khi luyện đề trên STUDY4, bạn sẽ có các công cụ tiện ích như highlight (giúp bạn đánh dấu thông tin), take note (giúp bạn ghi chú kiến thức muốn lưu lại), flashcard (giúp bạn lưu và ôn luyện những từ vựng muốn ghi nhớ)... và cùng nhiều tính năng khác.
4. Áp dụng phương pháp học hiệu quả
Một cách hay đảm bảo giúp trình độ nghe tốt hơn đó là áp dụng phương pháp Dictation (Nghe chép chính tả).
Dictation được hiểu đơn là quá trình nghe và viết lại những gì người khác nói. Bạn có thể hiểu đơn giản là khi bạn nghe bài thầy cô giáo dạy và ghi chép ra vở. Khi nghe các hội thoại, độc thoại khi luyện đề IELTS ở nhà, hoặc xem các chương trình, video tiếng Anh, bạn hãy thử nghe và chép lại y hệt những gì mà bạn đã nghe được.
Đây là phương pháp được những cựu “cao thủ” IELTS áp dụng và đạt mức điểm cao trong phần thi Listening.
Xem thêm: Nghe chép chính tả và các tip nâng cao trình độ Listening
Khóa học IELTS INTENSIVE LISTENING của STUDY4 sẽ chỉ cho bạn các Chiến lược làm bài - Chữa đề - Luyện nghe IELTS Listening theo phương pháp Dictation:
Khi kết thúc khóa học, bạn sẽ được:
1️⃣ Đạt mục tiêu tối thiểu 7.0 trong IELTS Listening
2️⃣ Hiểu rõ phương pháp làm các dạng câu hỏi có trong IELTS Listening
3️⃣ Làm chủ tốc độ và các ngữ điệu khác nhau trong phần thi IELTS Listening
4️⃣ Nâng cao kỹ năng nghe bắt từ khóa, nghe chính xác âm nối, âm cuối số ít / số nhiều hoặc -ed, tránh những lỗi sai thường gặp khi làm bài
CÓ GÌ TẠI KHÓA HỌC CỦA STUDY4?
🎯Chiến lược làm bài và chữa đề chi tiết: Khóa học cung cấp video bài giảng hướng dẫn chi tiết cách làm từng dạng câu hỏi trong IELTS Listening và clip chữa chi tiết những câu hỏi khó, chọn lọc từ bộ Cambridge.
🔊Thực hành luyện nghe bộ từ vựng phổ biến: Gần 1500 từ và cụm từ phổ biển trong phần thi IELTS Listening được chia thành các chủ đề như danh từ, tính từ, động từ, tiền tệ, ngày tháng, số/mã, số nhiều/số ít giúp bạn mở rộng vốn từ, nắm chắc chính tả cho dạng bài điền từ.
🎧Luyện nghe hàng ngày với phương pháp dictation: Bạn có thể luyện tập nghe điền từ hoặc chép lại cả câu. Tốc độ nghe có thể được điều chỉnh nhanh hay chậm tùy theo khả năng của bạn.
📘Transcript để tập tìm keywords và học từ mới: Transcript được tách câu rõ ràng, kèm công cụ highlight, take note và tạo flashcards giúp bạn tận dụng tối đa transcript của bài nghe để học từ mới, luyện tập tìm keywords hoặc tra lỗi sai sau khi luyện đề xong.
Lời kết
Trên đây, STUDY4 đã chia sẻ về cách làm dạng bài Map & Plan Labeling trong phần thi IELTS Listening. Bạn nên luyện tập thường xuyên với các bài tập và đoạn Audio để cải thiện khả năng nghe và tự tin hoàn thành dạng bài này một cách tốt nhất.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào, hãy bình luận bên dưới để STUDY4 giải đáp cho bạn nhé!
Bình luận
Vui lòng đăng nhập để comment