Số lượng các mệnh đề trong tiếng Anh vô cùng đa dạng, điều này có thể gây khó khăn cho người học trong quá trình hệ thống kiến thức và tìm hiểu. Do đó, STUDY4 sẽ tổng hợp các kiến thức cơ bản về mệnh đề trong tiếng Anh.
Mệnh đề là bài học đầu tiên bạn cần học khi tiếp xúc với Anh ngữ. Có lẽ nó sẽ đi theo bạn trong tất cả những gì bạn nói, viết hoặc làm trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn chưa quen thuộc với thuật ngữ "mệnh đề" trong tiếng Anh, hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về định nghĩa của của mệnh đề và cách sử dụng mệnh đề trong tiếng Anh gồm những gì nhé!
I. Mệnh đề là gì?
Mệnh đề trong tiếng Anh (Clause) là một nhóm các từ gồm một chủ ngữ (Subject) và một động từ (Verb) có liên quan chặt chẽ với nhau để truyền tải một thông điệp nhất định.
Mệnh đề độc lập (Independent Clause), còn được gọi là mệnh đề chính (Main Clause) và mệnh đề phụ thuộc (Dependent Clause) là hai loại mệnh đề chính thường biểu thị trạng thái hoặc hành động của một sự vật.
Trong tiếng Anh, một câu có thể có một hoặc nhiều mệnh đề. Có nhiều cách để cấu tạo và ghép các mệnh đề đơn lẻ với nhau vì chúng có thể đóng nhiều vai trò khác nhau trong câu.
→ Ví dụ:
This is the cat Nam saw yesterday.
=> Câu này có 2 mệnh đề:
(1) This is the cat
(2) Nam saw yesterday
II. Phân biệt mệnh đề trong tiếng Anh với các thành phần liên quan
Mệnh đề thường có những đặc điểm kết hợp giữa cụm từ và câu khi truyền đạt một ý nghĩa toàn diện. Mệnh đề thường được coi là một câu đơn, nhưng cụm từ không đủ yếu tố để tạo thành một câu hoàn chỉnh.
→ Ví dụ:
- Cụm từ: run, very fast
- Mệnh đề: He runs very fast.
Mệnh đề trong ví dụ trên được coi là mệnh đề độc lập. Nó có thể được sử dụng như một câu độc lập riêng lẻ hoặc là một phần của một câu phức.
→ Ví dụ: He runs very fast because he has practiced for many months.
III. Các loại mệnh đề
Một câu có thể có nhiều mệnh đề. Mỗi mệnh đề đóng một vai trò. Do đó, có rất nhiều cách để kết hợp các cấu trúc. STUDY4 sẽ giải thích các loại mệnh đề chính trong phần này, cũng như cách sử dụng mệnh đề cụ thể để giúp bạn dễ hình dung hơn!
1. Mệnh đề độc lập
Mệnh đề độc lập (Independent clauses) là một nhóm từ bao gồm động từ và chủ ngữ. Đây cũng được gọi là Mệnh đề chính trong câu vì chúng thể hiện một trạng thái hoàn chỉnh mà không cần thêm thông tin. Chúng có thể được sử dụng một mình như một câu độc lập hoặc được sử dụng cùng với các mệnh đề khác để tạo thành một câu hoàn chỉnh.
Có 2 cách cơ bản để hình thành câu từ mệnh đề độc lập:
- Khi kết hợp với một mệnh đề phụ thuộc bằng các liên từ phụ thuộc (subordinating conjunction) như although (mặc dù), despite (cho dù), unless (trừ khi), while (trong khi), … chúng sẽ hình thành nên một câu phức.
→ Ví dụ: Singapore invested until 3 million USD in tourism, while Vietnam only invested 1 million USD.
- Khi kết hợp với một mệnh đề độc lập khác bằng liên từ kết hợp (coordinating conjunctions) như and (và), but (nhưng), or (hoặc), for (cho), ... chúng sẽ hình thành nên một câu kép. Liên từ kết hợp: FANBOYS (For - vì, bởi vì; And - và; Nor - cũng không; But - nhưng; Or - nếu không thì; Yet - nhưng, tuy nhiên; So - do đó, vì thế)
→ Ví dụ: Drinking water is conducive to our health, yet many people rarely drink enough water per day.
THAM KHẢO CÁC KHÓA HỌC CƠ BẢN CỦA STUDY4:
👉[PRACTICAL ENGLISH] NGỮ PHÁP TIẾNG ANH A-Z - NẮM LÒNG 100 NGỮ PHÁP QUAN TRỌNG
👉KHÓA HỌC COMPLETE TOEIC - RÚT GỌN X3 QUÁ TRÌNH HỌC
👉KHÓA HỌC IELTS FUNDAMENTALS - NẮM VỮNG KIẾN THỨC NỀN CHO NGƯỜI MỚI
2. Mệnh đề phụ thuộc
Mệnh đề phụ thuộc, còn được gọi là mệnh đề phụ, không phải là một câu hoàn chỉnh dù nó chứa đầy đủ chủ ngữ và động từ. Khi đứng riêng lẻ, nó được gọi là một đoạn câu. Do đó, để một câu có ý nghĩa, một mệnh đề phụ thuộc phải được kết hợp với một mệnh đề độc lập.
→ Ví dụ: When I get up, I often drink a cup of coffee.
-> Mệnh đề phụ ở đây là “When I get upp”, nếu đứng một mình, nó không có ý nghĩa. Khi kết hợp với mệnh đề độc lập “ I often drink a cup of coffee” thì mới tạo thành câu hoàn chỉnh có nghĩa.
Có 4 loại phổ biến trong tiếng Anh, bao gồm:
- Mệnh đề danh ngữ (Nominal clause)
- Mệnh đề trạng ngữ (Adverbial clause)
- Mệnh đề tính từ (Adjective clause)
- Mệnh đề điều kiện (Conditional clause)
2.1. Mệnh đề danh ngữ
Một nhóm các từ có chức năng giống như một danh từ được gọi là mệnh đề danh ngữ. Chúng luôn đi kèm với mệnh đề chính và không thể được sử dụng một mình. Mệnh đề danh ngữ có thể đóng vai trò chủ ngữ, tân ngữ và bổ ngữ của một câu; chúng đều tuân thủ theo một câu trúc mệnh đề chung:
that/if,whether/ từ để hỏi + S + V
Các từ để hỏi bao gồm: what, which, where, when, why, how
→ Ví dụ: How she performed on stage was not outstanding enough to become a winner.
➱ Trong ví dụ trên, mệnh đề danh từ “How she performed” đóng vai trò là chủ ngữ. Thay vì sử dụng cụm danh từ “Her performance”, người viết muốn nhấn mạnh các thức của màn trình diễn “how” là lý do chính dẫn đến “not outstanding enough to become a winner”.
- Chức năng của mệnh đề danh ngữ
- Đóng vai trò là chủ ngữ
That/Whether/WH-question + S + V1 + O + V2 + …
→ Ví dụ: What I need is a bunc of flower.
- Đóng vai trò là tân ngữ
S + V/to-be + adj + giới từ + where/what/when/why/that + S + V
→ Ví dụ: You don’t need to remember what they’ve said.
- Đóng vai trò là tân ngữ cho động từ
S + V + what/where/when/why/that…+ S + V
→ Ví dụ: Peter said that he would look for another apartment.
- Đóng vai trò là bổ ngữ
S + tobe + (where/why/what/when/that… + S + V).
→ Ví dụ: The problem is why you hit him.
- Bổ ngữ cho tính từ
S1 + to be + Adj + That/ if … + S2 + V …
→ Ví dụ: Maria was disappointed why you didn’t tell her.
- Trong giao tiếp, nominal clause thường được rút gọn để tránh tình trạng câu rườm rà, dễ gây hiểu lầm. Tuy nhiên, chỉ được rút gọn mệnh đề danh ngữ khi đóng vai trò là tân ngữ hoặc trùng với chủ ngữ chính của câu.
- Rút gọn mệnh đề bằng to V: thường được áp dụng với mệnh đề bắt đầu bằng các từ hỏi.
S + V1+ Nominal clause S + V2+.… => S + V1 + Wh-/That/If/Whether + to V
→ Ví dụ: You don’t need to worry about what to do.
- Rút gọn mệnh đề bằng V_ing: thường được áp dụng với mệnh đề bắt đầu bằng liên từ that.
S + V1+ Nominal clause S + V2+ … => S + V1 + V2-ing +….
→ Ví dụ: She enjoys that she is appreciated in the beauty contest. => She enjoys being appreciated in the beauty contest.
- Một số sai lầm thường gặp khi sử dụng mệnh đề danh ngữ
- Thứ tự từ sai
Đây là sai lầm phổ biến nhất khi sử dụng từ ngữ mệnh đề danh ngữ. Nhiều người hay viết ở dạng câu hỏi vì mệnh đề này thường chứa các từ hỏi như why, when, what, v.v. Tuy nhiên, động từ trong mệnh đề danh ngữ luôn đi sau chủ ngữ.
→ Ví dụ: I can’t remember what is her name. (SAI) => I can’t remember what her name is.
- Bỏ qua động từ
Khi viết câu có mệnh đề danh ngữ, nhiều người thường bỏ qua động từ chính trong câu. Nhớ rằng mệnh đề danh ngữ chỉ là danh từ và cần động từ để hoàn thành câu.
→ Ví dụ: Why she did that a secret. (SAI) => Why she did that is a secret.
- Chia động từ sai
Có một số cá nhân gặp khó khăn khi phân biệt hình thức đúng của động từ trong câu do sử dụng mệnh đề danh ngữ
→ Ví dụ: It is important that Mr. James be here at 9 a.m. tomorrow (SAI) => It is important that Mr. James is here at 9 a.m. tomorrow
2.2. Mệnh đề trạng ngữ
Mệnh đề trạng ngữ là mệnh đề phụ thuộc đóng vai trò như một trạng ngữ vàcó chức năng bổ sung ý nghĩa cho các thành phần khác như ủa động từ, trạng từ, tính từ hoặc động từ khác trong câu.
Loại mệnh đề này không có vị trí cố định trong câu khi là bổ nghĩa cho động từ, tương tự khi đóng vai trò là bổ nghĩa cho tính từ/trạng từ, mệnh đề trạng ngữ thường được đặt sau từ mà nó bổ nghĩa. Chúng thường được gọi là mệnh đề phụ và bắt buộc phải đi kèm với một mệnh đề chính để tạo nên một câu hoàn chỉnh.
Có các loại mệnh đề trạng ngữ thường trong tiếng Anh sau, bao gồm:
a. Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian (Adverbial clause of Time) diễn tả mối tương quan thời gian giữa hai mệnh đề chính phụ. Khi sử dụng loại mệnh đề này, cần chú ý đến sự hoà hợp thì.
- Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian thường bắt đầu bằng các từ như when, while, before, after, since, as soon as, whenever…
→ Ví dụ: As soon as you come back home, please send me a message.
➱ Mệnh đề trạng ngữ “As soon as you come back home”, được bắt đầu bằng liên từ phụ thuộc “As soon as”, nhằm nhấn mạnh khoảng thời gian khi người nghe cần thực hiện hành động “ send me a message” ở mệnh đề chính.
b. Mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn (Adverbial clause of Place) dùng để diễn tả sự tương quan về vị trí và thời điểm của các sự vật/sự kiện được đề cập ở mệnh đề chính.
- Mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn là mệnh đề dùng làm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong một câu, thường có chứa các từ: Where (Ở đâu), Wherever (Bất cứ nơi nào), Anywhere (Bất cứ đâu), Everywhere (Tất cả mọi nơi)
→ Ví dụ: He can remember everywhere they had visited on their trip last year.
➱ Mệnh đề trạng ngữ “everywhere they had visited” bổ sung thông tin về nơi chốn cho sự hành động được nhắc đến ở mệnh đề chính trong câu.
c. Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích (Adverbial clause of Purpose) diễn tả mục đích hướng đến của mệnh đề chính.
→ Ví dụ: My gym teacher asked me to go on a diet so that I could lose weight quickly.
➱ Mệnh đề trạng ngữ “so that I could lose weight quickly”, được bắt đầu bằng liên từ phụ thuộc “so that” nhằm nhấn mạnh mục đích của hành động “My gym teacher asked me to go on a diet” trong mệnh đề chính.
d. Mệnh đề trạng ngữ chỉ kết quả (Adverbial clause of Result) dùng để chỉ kết quả do hành động trong mệnh đề chính gây ra.
- Để chỉ kết quả trong câu tiếng Anh, hãy áp dụng ngay các mệnh đề trạng ngữ chứa các liên từ sau: therefore, as a result,…
→ Ví dụ: It’s such a good picture that everybody will want one.
➱ Mệnh đề trạng ngữ “that everybody will want one”, được bắt đầu bằng từ “that” chỉ kết quả của hành động “It’s such a good picture”.
e. Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân (Adverbial clause of Reason) diễn tả mối quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa hai vế trong mệnh đề.
- Loại mệnh đề này thường bắt đầu bằng các từ có nghĩa là bởi vì như because, seeing that, as, since,…
→ Ví dụ: Because my legs are broken, I can’t attend the competition tomorrow.
➱ Mệnh đề trạng ngữ “Because my legs are broken” chỉ lý do cho hành động “I can’t attend the competition tomorrow.” của mệnh đề chính.
f. Mệnh đề chỉ sự nhượng bộ (Adverbial clause of Concession) mô tả sự tương phản về mặt ý nghĩa giữa hành động trong mệnh đề chính và mệnh đề phụ của câu.
Từ thường dùng với mệnh đề này có thể chia làm các nhóm:
- Nhóm 1: Although, Even though, Though (mặc dù)
→ Ví dụ: → Ví dụ: Although I bought this matress many years ago, it is still in good condition.
➱ Mệnh đề trạng ngữ “Although I bought this matress many years ago”, được bắt đầu bằng liên từ phụ thuộc “Although” nhằm thể hiện sự tương phản giữa thời gian mua đệm và tình trạng hiện tại của cuốn sách.
- Nhóm 2: While (trong khi), Whereas, Meanwhile (trong khi đó)
→ Ví dụ: I’m bad at Math, while my younger brother is bad at Literature.
- Nhóm 3: Whatever, Wherever, Whoever, However (cho dù cái gì, cho dù ở đâu, cho dù ai, cho dù như thế nào,…)
→ Ví dụ: Whatever happens, you know that I'll stand by you.
- Nhóm 4: Nevertheless, Nonetheless (tuy nhiên, tuy thế, dù sao), No matter (dù cho, dù thế nào chăng nữa)
→ Ví dụ: No matter how hard I tried, my academic performance wasn’t better.
- Mệnh đề trạng ngữ – cách thức (Clause of manner)
- Mệnh đề trạng ngữ chỉ cách thức được dùng làm trạng ngữ chỉ cách thức trong một câu. Mệnh đề này thường bắt đầu các từ: As (Như là), As if (Như thể là)
→ Ví dụ: She runs to the beach as far as she can.
- Mệnh đề trạng ngữ rút gọn
Mệnh đề trạng ngữ rút gọn là một mệnh đề trạng ngữ được rút gọn từ một mệnh đề trạng ngữ đầy đủ. Khi sử dụng mệnh đề trạng ngữ rút gọn, bạn nên nhớ hai điều sau:
- Hai mệnh đề trong câu bắt buộc phải có cùng chủ ngữ.
- Có một liên từ nối giữa hai mệnh đề như: while, although, as, before…
Khi đã đáp ứng đủ hai điều kiện trên, chúng ta rút gọn mệnh đề trạng ngữ bằng cách bỏ chủ ngữ ở một mệnh đề và chuyển động từ thành V-ing.
Các dạng rút gọn |
Cách dùng |
Ví dụ |
Câu chủ động |
Lược bỏ chủ ngữ và chuyển động từ sang dạng V-ing, nếu là động từ “to be” thì chuyển thành “being” |
When my mother met my teacher, she realized that he is her ex-boyfriend. → When meeting my teacher, my mother realized that he is her ex-boyfriend. |
Lược bỏ chủ ngữ và liên từ |
When my mother met my teacher, she realized that he is her ex-boyfriend. → Meeting my teacher, my mother realized that he is her ex-boyfriend. |
|
Câu bị động |
Rút gọn chủ ngữ |
As I was bullied at school, I always felt nervous. → As being bullied at school, I always felt nervous. |
Rút gọn chủ ngữ và tobe |
As I was bullied at school, I always felt nervous. → Bullied at school, I always felt nervous. |
2.3. Mệnh đề tính từ
Mệnh đề tính từ (Adjective Clauses) hay còn được gọi là mệnh đề quan hệ (Relative Clauses) là mệnh đề bổ nghĩa cho danh từ hoặc đại từ và được đặt ngay phía sau danh từ hoặc đại từ này. Chúng có cấu trúc mệnh đề chung như sau:
đại từ quan hệ + động từ
→ Các đại từ quan hệ thường sử dụng là who, which và that.
trạng từ quan hệ + chủ ngữ + động từ
→ Các trạng từ quan hệ thường sử dụng là when, where và why.
- Mệnh đề tính từ được chia thành 2 loại chính:
- Mệnh đề tính từ không xác định: là mệnh đề bổ sung ý nghĩa cho câu. Khi bỏ mệnh đề này khỏi câu, câu không bị mất đi ý nghĩa cơ bản. Mệnh đề này được phân tách với mệnh đề chính bởi dấu phẩy trước đại từ/trạng từ quan hệ.
→ Ví dụ: Lan’s brother, who is an architect, has just got married to a singer.
➱ Mệnh đề tính từ “who is an architect” được bắt đầu bằng đại từ quan hệ “who”, nhằm bổ sung ý nghĩa cho mệnh đề chính, khi bỏ mệnh đề này đi nghĩa của câu hầu như không thay đổi.
- Mệnh đề tính từ xác định: là mệnh đề cần thiết trong việc biểu đạt nghĩa của câu. Khi bỏ mệnh đề này ra khỏi câu, câu sẽ diễn đạt một ý nghĩa hoàn toàn khác hoặc không có nghĩa. Mệnh đề này không có dấu phẩy phân tách trước đại từ/trạng từ quan hệ của chúng.
→ Ví dụ: Vietnam is the country that exported the most rice.
➱ Mệnh đề tính từ “that exported the most rice” được bắt đầu bằng đại từ quan hệ “that”, khi bỏ mệnh đề này ra khỏi câu nghĩa của câu sẽ bị thay đổi hoàn toàn.
2.4. Mệnh đề điều kiện
Mệnh đề điều kiện (Conditional Clauses) hay còn được biết đến với tên gọi Mệnh đề If (If-Clauses). Loại mệnh đề này thường được sử dụng để mô tả một sự kiện hoặc tình huống mà người nói hoặc viết không chắc chắn có xảy ra hay không. Câu điều kiện được hình thành khi mệnh đề này được kết hợp với mệnh đề chính và được phân cách bởi dấu phẩy. Trong Tiếng Anh có bốn loại câu điều kiện phổ biến, tương ứng với bốn loại mệnh đề điều kiện:
- Câu điều kiện loại 0 (Zero Conditional): diễn đạt điều kiện luôn đúng hoặc có thể xảy ra ở hiện tại, thường dùng để chỉ những chân lý và sự thật hiển nhiên. Câu điều kiện loại 0 có cấu trúc như sau:
If + S + V (hiện tại đơn), S + V (hiện tại đơn)
→ Ví dụ: If water drops to 0 degrees, it freezes.
- Câu điều kiện loại 1 (Conditional Sentence Type 1): diễn tả kết quả của một sự việc có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lait. Câu điều kiện loại 1 có cấu trúc như sau:
If + S + V (hiện tại đơn), S + will/can/may/must + V-infinitive
→ Ví dụ: If you don’t hurry, you will miss the buss.
- Câu điều kiện loại 2 (Conditional Sentence Type 2): diễn tả những tình huống không có thật, không có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai và đặt giả thiết về kết quả nếu nó có thể xảy ra. Câu điều kiện loại 2 có cấu trúc như sau:
If + S + V (quá khứ đơn), S + would/could/might + V-infinitive
→ Ví dụ: If Maria were taller, she could participate in a beauty contest.
- Câu điều kiện loại 3 (Conditional Sentence Type 3): diễn tả những sự việc đã không xảy ra trong quá khứ và kết quả có tính giả định của nó. Dạng này thường được dùng để diễn tả sự tiếc nuối hoặc lời phê bình. Câu điều kiện loại 3 có cấu trúc như sau:
If + S + had + V3/ed, S + would/could/might + have + V3/ed
→ Ví dụ: If you had studied harder, you would have passed the exam with flying colors.
- Câu điều kiện loại hỗn hợp (Mixed conditional)
- Diễn tả một điều kiện không có thật trong quá khứ, nhưng kết quả của nó là một sự việc không có thật ở hiện tại.
If + S + had + V3/ed, S + would/could/might + V-infinitive
→ Ví dụ: Last night, if our son had gone to bed lately, he would feel exhausted now.
- Diễn tả một điều kiện không có thật ở hiện tại, kết quả là một sự việc không có thật trong quá khứ.
If + S + V(quá khứ đơn), S + would/could/might + have +V3/ed
→ Ví dụ: If I were taller, I could have helped you fix the roof yesterday.
Lời kết
Bài viết đã trình bày sơ lược về mệnh đề trong tiếng Anh, cụ thể là mệnh đề độc lập và mệnh đề phụ thuộc, hai loại mệnh đề thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày và trong học thuật.
Nếu bạn muốn biết rõ hơn hay thắc mắc về phần nào trong bài viết trên, hãy để lại bình luận cho STUDY4 nhé!
THAM KHẢO CÁC KHÓA HỌC CƠ BẢN CỦA STUDY4:
👉[PRACTICAL ENGLISH] NGỮ PHÁP TIẾNG ANH A-Z - NẮM LÒNG 100 NGỮ PHÁP QUAN TRỌNG
👉KHÓA HỌC COMPLETE TOEIC - RÚT GỌN X3 QUÁ TRÌNH HỌC
👉KHÓA HỌC IELTS FUNDAMENTALS - NẮM VỮNG KIẾN THỨC NỀN CHO NGƯỜI MỚI
Bình luận
Vui lòng đăng nhập để comment