Một trong những chủ đề gữ pháp quan trọng nhất của tiếng Anh, đặc biệt là trong Speaking, là câu điều kiện. Trong bài viết ngày hôm nay, STUDY4 sẽ giới thiệu cho bạn công thức câu điều kiện và cách sử dụng câu điều kiện.
“If I were you, I would buy this”
Bạn có nhận thấy có gì đó sai khi đọc câu này không? Tại sao “I” lại đi với “were”, phải là “am” hoặc “was” chứ nhỉ? Nhìn thì tưởng câu này có vẻ sai ngữ pháp, nhưng thực tế là nó là một trong những cấu trúc câu điều kiện. Vậy câu điều kiện là gì? Cách dùng của câu điều kiện? Hãy cùng STUDY4 tìm hiểu ngay nào!
I. Định nghĩa - Câu điều kiện là gì?
Câu điều kiện (Conditional sentences) được sử dụng để mô tả một giả thiết về một sự việc có thể xảy ra nếu có một điều kiện cụ thể nào đó.
II. Cấu trúc câu điều kiện
- Một câu điều kiện thường có cấu trúc là một câu phức gồm hai mệnh đề:
- Mệnh đề “Nếu” – mệnh đề này sẽ nêu lên điều kiện để khiến mệnh đề chính trở thành sự thật. Mệnh đề này còn được gọi là ‘if clause’ – “mệnh đề if”/ “mệnh đề phụ”/ “mệnh đề chính”.
- Mệnh đề “thì…” – thể hiện kết quả kéo theo. Mệnh đề này còn được gọi là “main clause” – “mệnh đề chính”.
→ Ví dụ: If it rains, the picnic will be canceled.
III. Các loại câu điều kiện
Câu điều kiện có nhiều dạng tuỳ vào thời điểm điều kiện xảy ra. Hãy cùng tìm hiểu từng loại câu điều kiện và cấu trúc của nó nhé!
1. Câu điều kiện loại 0 (Zero Conditional)
- Công thức câu điều kiện loại 0:
Mệnh đề if |
Mệnh đề chính |
|
Công thức |
If + S + V (s, es) |
S + V (s, es) |
If + S + tobe (am/is/are) + adjective noun (phrase) |
If + S + tobe (am/is/are) + adjective noun (phrase) |
|
Thì của động từ |
Hiện tại đơn |
Hiện tại đơn |
- Cách dùng:
- Diễn đạt điều kiện luôn đúng hoặc có thể xảy ra ở hiện tại, thường dùng để chỉ những chân lý và sự thật hiển nhiên.
→ Ví dụ: If water drops to 0 degrees, it freezes.
- Diễn tả một thói quen, hành động thường xuyên xảy ra.
→ Ví dụ: I usually go to the gym on weekends if I don't have to work overtime.
- Dùng để đưa ra những lời chỉ dẫn, lời đề nghị.
→ Ví dụ: If you go out, turn off all the lights.
2. Câu điều kiện loại 1 (Conditional Type 1)
- Công thức câu điều kiện loại 1:
Mệnh đề if |
Mệnh đề chính |
|
Công thức |
If + S + V (s, es) |
S + will + V-infinitive |
If + S + tobe (am/is/are) + adjective/noun (phrase) |
S + will + be + adjective/noun (phrase) |
|
Thì của động từ |
Hiện tại đơn |
Tương lai đơn |
- Cách dùng:
- Diễn tả kết quả của một sự việc có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai
→ Ví dụ: If you sit down for about 10 minutes, I will tell the boss you got here.
- Diễn tả sự cho phép, đồng ý,... khi dùng với “may/can + V-infinitive”
→ Ví dụ: If it’s sunny, you may play volleyball outside.
- Thể hiện lời đề nghị, yêu cầu, gợi ý, khuyên nhủ,... khi sử dụng “must/have to/ought to/should/… + V-infinitive”
→ Ví dụ: If you want to have higher scores, you should be more studious in the next semester.
- Thể hiện mệnh lệnh (dùng chủ ngữ ẩn)
→ Ví dụ: If you want to wake up at 6 a.m, do not stay up until 2 a.m anymore.
Xem thêm: Câu điều kiện loại 1: Cấu trúc, cách dùng và bài tập có đáp án
3. Câu điều kiện loại 2 (Conditional Type 2)
Mệnh đề if |
Mệnh đề chính |
|
Công thức |
If + S + V2/ed |
S + would + V-infinitive |
If + S + were + adjective/noun (phrase) |
If + S + would + be adjective/noun (phrase) |
|
Thì của động từ |
Quá khứ đơn |
would+ V-infinitive |
Cách dùng câu điều kiện loại 2:
- Diễn tả những tình huống không có thật, không có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai và đặt giả thiết về kết quả nếu nó có thể xảy ra.
→ Ví dụ: If the weather was nice, we could go camping.
- Dùng để bày tỏ ước muốn hoặc khuyên nhủ. Là điều kiện không có thật nên ta dùng to be số nhiều "were" cho tất cả các ngôi.
→ Ví dụ: If she were here, she would kiss you.
- Có thể dùng “could" thay vì “would" để nhấn mạnh khả năng có thể hay không thể làm gì (ngược với hiện tại), còn “would” chỉ diễn tả ý nghĩa chung chung.
→ Ví dụ: If Lan were taller, she could participate in a beauty contest.
Xem thêm: Câu điều kiện loại 2: Cấu trúc, cách dùng và bài tập có đáp án
4. Câu điều kiện loại 3 (Conditional Type 3)
Mệnh đề if |
Mệnh đề chính |
|
Công thức |
If + S + had + V2/ed |
S + would+ have + V2/ed |
If + S + had + been + adjective/noun (phrase) |
S + would+ have + been + adjective/noun (phrase) |
|
Thì của động từ |
Quá khứ hoàn thành |
would have + V2/ed |
Cách dùng câu điều kiện loại 3:
- Diễn tả những sự việc đã không xảy ra trong quá khứ và kết quả có tính giả định của nó. Dạng này thường được dùng để diễn tả sự tiếc nuối hoặc lời phê bình.
→ Ví dụ: If I had studied harder, I would have passed the exam with flying colors.
- Chú ý:
- Tương tự như câu điều kiện loại 2, với câu điều kiện loại 3, ta cũng có thể dùng “could" thay vì “would" để nhấn mạnh khả năng có thể hay không thể làm gì (ngược với hiện tại), còn “would” chỉ diễn tả ý nghĩa chung chung.
→ Ví dụ: If I had studied harder, I could have made my grandparents proud.
Xem thêm: Câu điều kiện loại 3: Cấu trúc, cách dùng và bài tập có đáp án
5. Câu điều kiện hỗn hợp (Mixed conditional)
5.1. Định nghĩa
Câu điều kiện hỗn hợp có thể hiểu đơn giản là sự kết hợp giữa mệnh đề tình huống với mệnh đề kết quả.
Xem thêm: Câu điều kiện hỗn hợp: Khái niệm, cấu trúc và cách sử dụng
5.2. Câu điều kiện hỗn hợp If 3 – Main 2
Mệnh đề if |
Mệnh đề chính |
|
Công thức |
If + S + had + V2/ed |
S + would + V |
Thì của động từ |
Quá khứ hoàn thành |
would + V |
- Cách dùng:
- Diễn tả một điều kiện không có thật trong quá khứ, nhưng kết quả của nó là một sự việc không có thật ở hiện tại.
→ Ví dụ: Last night, if our son had gone to bed lately, he would feel exhausted now.
Phân tích: Thực tế là đêm qua con trai họ đã đi ngủ sớm vì vậy bây giờ thằng bé đang không thấy mệt.
5.3. Câu điều kiện hỗn hợp If 2 – Main 3
Mệnh đề if |
Mệnh đề chính |
|
Công thức |
If + S + V2/ed |
S + would+ have + V2/ed |
Thì của động từ |
Quá khứ đơn |
would have + V2/ed |
- Cách dùng:
- Diễn tả một điều kiện không có thật ở hiện tại, kết quả là một sự việc không có thật trong quá khứ.
→ Ví dụ: If I were taller, I could have helped you paint the window yesterday.
Phân tích: Thực tế là dù ở hiện tại hay hôm qua tôi đều không đủ cao để giúp bạn sơn cửa sổ. Một số học sinh có thể hỏi tại sao dùng mệnh đề chính loại 3 và tại sao không sử dụng mệnh đề if loại 3 mà sử dụng mệnh đề if loại 2.
Nếu chúng ta làm như vậy, chúng ta chỉ nói rằng “hôm qua tôi không đủ cao” thay vì nói rằng “ở hiện tại tôi cũng không đủ cao”. Nếu chúng ta muốn giả định về một điều trái ngược với cả hiện tại và quá khứ—và thậm chí là tương lai—thì mệnh đề if nhất định phải sử dụng if loại 2.
→ Nói chung, khi chúng ta muốn sử dụng mệnh đề if loại 2 và mệnh đề chính loại 3, chúng ta sử dụng chúng khi chúng ta muốn giả định rằng những điều không thể thay đổi trong hiện tại (hoặc thậm chí là trong tương lai) và tính ngược về một thời điểm nhất định trong quá khứ.
- Mẹo nhớ nhanh công thức 3 câu điều kiện
Để ghi nhớ nhanh công thức 3 câu điều kiện, hãy cùng ghi nhớ mẹo nhỏ: LÙI THÌ.
Để ý rõ các cấu trúc của câu điều kiện, chúng ta thấy có sự lùi thì:
- Câu điều kiện loại 1: If + S + V (thì hiện tại đơn), S + V (thì tương lai đơn)
- Câu điều kiện loại 2: If + S + V (thì quá khứ đơn), S + would/could + V- infinitive
- Câu điều kiện loại 3: If + mệnh đề điều kiện (quá khứ hoàn thành), S + would/could + have + V3/V-ed
Sự lùi thì được biểu hiện qua:
- Mệnh đề If - Động từ hiện tại đơn => Quá khứ đơn => Quá khứ hoàn thành.
- Mệnh đề chính: will => would => would have
→ Tóm lại, người học chỉ cần nhớ công thứ của câu điều kiện loại I, sau đó lùi một lần để nhớ công thức của câu điều kiện loại 2 và sau đó lùi hai lần để nhớ công thức của câu điều kiện loại 3.
THAM KHẢO CÁC KHÓA HỌC CƠ BẢN CỦA STUDY4:
👉[PRACTICAL ENGLISH] NGỮ PHÁP TIẾNG ANH A-Z - NẮM LÒNG 100 NGỮ PHÁP QUAN TRỌNG
👉KHÓA HỌC COMPLETE TOEIC - RÚT GỌN X3 QUÁ TRÌNH HỌC
👉KHÓA HỌC IELTS FUNDAMENTALS - NẮM VỮNG KIẾN THỨC NỀN CHO NGƯỜI MỚI
IV. Đảo ngữ của câu điều kiện
- Định nghĩa: Đảo ngữ câu điều kiện là hình thức đảo ngược vị trí thông thường của chủ ngữ và động từ để nhấn mạnh một thành phần hay ý nghĩa nào đó trong câu.
Câu điều kiện |
Cấu trúc |
Ví dụ |
Loại 1 |
Should + S + V - infinitive, S + Will +V - infinitive |
If you give her a sunflower, she will be happier. → Should you give her a sunflower, she will be happier. |
Loại 2 |
Were + S + to + V - infinitive, S + would + V - infinitive |
If she had a high salary she could afford a new apartment. → Were she to have a high salary, she could afford a new apartment. |
Were + S + N/ Adj, S + would + V - infinitive |
If I were you, I would join the guitar club. → Were I you, I would join the guitar club. |
|
Loại 3 |
Had + S + PII, S + would have + PII |
If he had proposed to Lan, Lan would definitely have said “Yes”. → Had he proposed to Lan, Lan would definitely have said “Yes”. |
V. Một số biến thể của câu điều kiện
1. “Should/ should happen to” trong câu điều kiện loại 1
- Cách dùng: để nhấn mạnh một giả thiết khó có thể xảy ra đề cập đến những sự kiện xảy ra một cách ngẫu nhiên và không chắc chắn.
- Công thức
If + S + should/ should happen to + V - infinitive, S + will + V - infinitive
→ Ví dụ: If you should stay here longer, I will take you to the mainland.
2. “It + to be + not for”
- Nghĩa là: Nếu không nhờ vào, nếu không phải vì
2.1. Trong câu điều kiện loại 2 (ở hiện tại)
Chúng ta có thể dùng cấu trúc “if it weren’t for + N” để diễn tả một tình huống xảy ra nhờ vào một cá nhân hoặc tình huống khác. Cấu trúc này chỉ sử dụng trong câu điều kiện loại II.
- Công thức
If it were not for + N, S would + V - infinitive
→ Đảo ngữ: Were it not for + noun, S would + V - infinitive
→ Ví dụ: If it weren’t for your help, I wouldn’t pass my exam. = If you didn’t help me, I wouldn’t pass my exam.
2.2. Trong câu điều kiện loại 3 (ở quá khứ)
Chúng ta có thể dùng cấu trúc “if it hadn’t been for + Noun” để diễn tả một tình huống xảy ra nhờ vào một người hay tình huống khác trong quá khứ. Cấu trúc này chỉ sử dụng trong câu điều kiện loại III.
If + it + hadn’t been for + N, S + would + have + V3/ed
→ Đảo ngữ: Had it not been for + N, S + would + have + V3/ed
→ Ví dụ: If it hadn't been for her careful arrangement, the party would not have succeeded. = If she hadn’t arranged it carefully, the party would not have succeeded.
2.3. Trường hợp khác
Tương tự, cấu trúc “but for/ without + N” có thể được dùng để diễn tả một tình huống xảy ra nhờ vào một người hay tình huống khác. Cấu trúc này có thể được sử dụng trong câu điều kiện loại II và III.
→ Ví dụ: But for an airbag, she would be injured in a car collision. = If there were not an airbag, she would be injured in a car collision.
3. “Was/Were to” trong câu điều kiện loại 2
- Công thức:
If + S + was/were to + V - infinitive, S + would + V - infinitive
- Cách dùng:
- Diễn tả một điều kiện không có thực ở hiện tại hoặc tương lai
→ Ví dụ: If she were to know the secret, she would be so disappointed.
- Diễn tả ý lịch sự khi nhờ ai đó
→ Ví dụ: It would be nice if you were to close the window.
- Chú ý: Cấu trúc này không sử dụng với những động từ tĩnh hoặc chỉ trạng thái tư duy như: think, know,…
4. Trong câu điều kiện loại I, chúng ta có thể sử dụng thì tương lai đơn trong mệnh đề phụ nếu mệnh đề phụ diễn ra sau khi mệnh đề trình diễn ra.
→ Ví dụ: If Panadol will ease my headache, I will take a couple tomorrow.
VI. Một số trường hợp khác của câu điều kiện
Ngoài các dạng câu điều kiện phổ biến trên, trong bài thi thường xuất hiện các dạng câu điều kiện khác. Sau đây, STUDY4 sẽ cung cấp cho bạn đọc các mẫu câu hay gặp
1. “Unless” = “If… not…”
“Unless” được sử dụng để diễn tả một điều kiện phủ định, nó mang nghĩa tương đương với “If… not” trong mệnh đề if của tất các loại câu điều kiện. Nghĩa là “trừ khi, trừ phi, nếu không”
1.1. Câu điều kiện loại 0 và loại 1: “Unless” + hiện tại đơn
→ Ví dụ:
Ice melts if you don’t put it into a fridge.
⟶ Ice melts unless you put it into a fridge.
If you don't go to bed early, you will be late for school tomorrow.
⟶ Unless you go to bed early, you will be late for school tomorrow.
1.2. Câu điều kiện loại 2: “Unless” + quá khứ đơn
→ Ví dụ:
If you didn’t have to go to guitar class, you could go to the park with us now.
⟶ Unless you have to go to guitar class, you could go to the park with us now.
1.3. Câu điều kiện loại 3: “Unless” + quá khứ hoàn thành
→ Ví dụ:
Yesterday, I would have come to your wedding if I hadn’t come back to my hometown.
⟶ Yesterday, I would have come to your wedding unless I had come back to my hometown.
2. Một số cụm từ đồng nghĩa thay thế If
2.1. Suppose/Supposing
- "Suppose" hoặc "Supposing" có thể được sử dụng trong các câu điều kiện thay vì "If". Các từ này được sử dụng bởi người nói và người viết để khuyến khích mọi người tưởng tượng theo cách họ mong muốn. "What if" có nghĩa tương tự nhưng thường được sử dụng trong câu hỏi không có mệnh đề kết quả, khi người nói hoặc viết muốn tạo điều kiện để người khác đưa ra ý kiến hoặc suy nghĩ.
- Dịch là “giả sử như”, dùng để đặt ra giải thiết.
→ Ví dụ: Supposing you have graduated from your university, you’ll then have to serve your internship at an educational center.
2.2. Even if
- Nghĩa là: “ngay cả khi”, “cho dù”, dùng để nhấn mạnh một điều kiện dù xảy ra hay không thì tình trạng trong mệnh đề chính cũng không thay đổi.
→ Ví dụ: Even if she weren’t ill now, she wouldn’t go out.
2.3. As long as/ so long as/ provided (that)/ on condition (that)
“If” có thể được thay thế bằng các từ như: As long as/So long as; Providing that/provided that; Only if, On condition that,… khi người nói hoặc viết muốn đặt ra giới hạn cho khả năng xảy ra của sự việc trong mệnh đề kết quả khi có giả thiết. Nói cách khác, những từ này đại diện cho khái niệm "chỉ khi, miễn là". Tùy vào mức độ trang trọng của ngữ cảnh, người nói/viết sẽ sử dụng từ khác nhau.
→ Ví dụ:
- I will lend you my bike as long as you use it carefully.
- Your children are allowed to enter the library so long as they keep quiet.
- Your sister can have a pet provided (that) she takes care of it.
- He can use it here on condition (that) he follows the rules.
2.4. Without
- Nghĩa là: “không có”, dùng trong trường hợp giả định giả định sự việc trong mệnh đề chính sẽ thay đổi như thế nào nếu điều gì đó không xảy ra.
→ Ví dụ: Huong could play the guitar well without your disruption.
2.5. Or/Otherwise
Or và otherwise được sử dụng để diễn tả một kết quả có thể xảy ra nếu điều kiện được đưa ra không được thực hiện. Tuy nhiên, or và otherwise được dùng trước mệnh đề kết quả chứ không không thay thế cho if ở mệnh đề điều kiện.
→ Ví dụ: Ms. Phuong helped me a lot, otherwise I would have failed this term. = If Ms. Phuong hadn’t helped me a lot, I would have failed this term.
2.6. When & As soon as
When và As soon as có thể được dùng để thay thế if để diễn tả điều kiện có nhiều khả năng sẽ xảy ra.
→ Ví dụ: I will take you to the park as soon as I finish my assignment.
2.7. In case
Chúng ta có thể thay thế if bằng in case để diễn tả sự phòng ngừa một tình huống có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong trường hợp không thường đứng đầu câu khi diễn đạt một điều kiện.
→ Ví dụ: “You should call me in case there are any problems”, My mother said
3. Mệnh đề câu Wish/if only
Bên cạnh câu điều kiện thì câu ‘wish’ cũng có tính chất gần như tương tự và dùng cấu trúc của hầu hết các mệnh đề if. , câu ao ước cũng gần giống nhau nên bạn cần học thêm nhé.
- Câu ‘wish’ thể hiện sự tiếc nuối và mong muốn thay đổi điều gì đó trong hiện tại hoặc quá khứ.
- Mặt khác, ‘wish’ cũng được dùng để thể hiện ước mơ về tương lai.
- “Wish” có thể được thay thế bằng ‘if only’ với cấu trúc không thay đổi.
3.1. Cách dùng ‘wish’ để ước về hiện tại
- Cách dùng: thể hiện mong ước về một điều gì đó không có thật ở hiện tại hoặc giả định một điều trái ngược so với hiện tại.
- Cấu trúc:
(+) : S+ wish(es) + S + V(PI)/ed
(-) : S + wish(es) + (that) + S + didn’t + V
If only + (that) + S + (not) + V-ed
→ Ví dụ: The children wish they didn’t have to go to school today.
- Lưu ý:
- Nếu V ở đây là ‘be’, trong câu khẳng định, ta dùng ‘were’ cho tất cả các loại chủ ngữ. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh giao tiếp không trang trọng, ta có thể dùng ‘was’ và ‘were’ tương ứng với từng chủ ngữ như bình thường.
- Ngoài ra, ta cũng có thể dùng “could" để thể hiện khả năng làm một việc gì đó nhưng khó có thể xảy ra.
→ Ví dụ: If only I could have time to go to the cinema with Chau. (but, unfortunately, I am too busy to go with Chau.)
3.2. Cách dùng ‘wish’ để ước về quá khứ
- Cách dùng: thể hiện mong ước hay sự nuối tiếc về một việc không có thật ở quá khứ hoặc giả định một điều gì đó trái ngược với quá khứ. Cách sử dụng này khá giống với ở câu điều kiện loại 3.
- Cấu trúc:
(+) : S + wish(es) + (that) + S + had + V3
(-) : S + wish(es) + (that) + S + had not + V3
If only + (that) + S + had (not) + V3
→ Ví dụ: She wishes that she hadn’t quit her job last month.
3.3. Cách dùng ‘wish’ để ước về tương lai
- Diễn tả mong ước về một điều gì đó trong tương lai.
- Cấu trúc:
(+) : S + wish(es) + (that) + S + would/could + V
(-) : S + wish(es) + (that) + S + would/could + not + V
If only + S + would/could + (not) + V
→ Ví dụ: He wishes he would become a singer in the future.
VII. Một số lưu ý của câu điều kiện
1. Sử dụng dấu phẩy giữa hai mệnh đề
Một chi tiết nhỏ khi sử dụng câu điều kiện sẽ trừ điểm trong bài kiểm tra viết tiếng Anh nếu chúng ta không chú ý. Đó là việc dùng dấu phẩy giữa hai mệnh đề của một câu điều kiện.
Mệnh đề đi đầu câu thường bắt đầu bằng từ "If". Tại thời điểm này, phải có dấu phẩy giữa hai mệnh đề. Mặt khác, bạn có thể đẩy mệnh đề bắt đầu bằng "if" ra phía sau. Giữa hai mệnh đề hiện không có dấu phẩy.
→ Ví dụ: If the weather is nice, I will go to Da Lat next month.
MĐĐK MĐ chính
= I will go to Da Lat next month if the weather is nice.
2. Đừng lãng quên động từ to-be
Khi học cấu trúc câu điều kiện, người học thường chỉ chú ý đến cấu trúc với các động từ thông thường và gần như quên đi cấu trúc với các động từ tobe. Tuy nhiên, động từ to-be sẽ được chia thành các loại tùy chủ ngữ khác nhau đối với các mệnh đề có hiện tại đơn và quá khứ đơn. Các loại tùy chủ ngữ này bao gồm am-is-are và was-were.
Chính vì thế, thay vì chỉ liệt kê mỗi cấu trúc với động từ thường, bạn có thể thấy phía trên, STUDY4 đã liệt kê cấu trúc của 2 mệnh đề với cả to-be và động từ thường. Bạn hãy cố gắng đọc bảng cấu trúc thật kỹ nhé.
3. Liệu có thể dùng ‘was’/‘wasn’t’ trong mệnh đề If loại 2
Đây cũng là một câu hỏi được rất nhiều người học quan tâm. Động từ "were" hoặc "weren’t" trong mệnh đề If loại 2 chỉ có thể là "were" hoặc "weren’t", bất kể chủ ngữ là ngôi thứ mấy, số nhiều hay số ít. Đó là khi người học học ở trường phổ thông hoặc trung tâm
Tuy nhiên, khi chúng ta xem phim, nghe nhạc, v.v. (đặc biệt là phim và những bài hát của Mỹ) hoặc nghe người bản xứ (đặc biệt là người Mỹ) nói chuyện, chúng ta vẫn thấy một số trường hợp dùng "was" hoặc "wasn’t" cho chủ ngữ ngôi thứ ba số ít trong
Ta có thể hiểu vấn đề này như sau:
- Để đảm bảo điểm trong các bài kiểm tra năng lực tiếng Anh trên trường và các bài kiểm tra năng lực khác, việc sử dụng các thuật ngữ "were" hoặc "weren’t" trong mệnh đề if loại 2 là quy tắc học thuật.
- Tuy nhiên khi giao tiếp, nếu bạn muốn đơn giản hóa bớt ngữ pháp hoặc tạo dựng phong cách giao tiếp thật “Mỹ”, thì người học có thể sử dụng "was" hoặc "wasn't" cho các chủ ngữ ngôi thứ ba số ít như bình thường trong câu điều kiện loại 2.
→ Ví dụ:
+ Kiểu theo sát quy tắc học thuật:
If Alexander weren’t tired now, she could go the pub.
→ Nếu bây giờ Alexander không mệt thì cô có thể đến quán rượu.
Phân tích: Alexander là ngôi thứ ba số ít, vì vậy đáng lẽ ra người học phải sử dụng to-be dạng was/wasn’t trong quá khứ đơn. Tuy nhiên, theo quy tắc nghiêm ngặt của mệnh đề if loại 2 trong học thuật, bất kỳ ngôi thứ mấy số ít cũng phải sử dụng to-be dạng were/weren’t.
+ Kiểu giao tiếp, không quá khắt khe về ngữ pháp:
If Alexander wasn’t tired now, she could go the pub.
→ Nếu bây giờ Alexander không mệt thì cô có thể đến quán rượu.
Phân tích: Khi sử dụng mệnh đề if loại 2, đặc biệt là khi nói chuyện với một số lượng lớn người Mỹ, họ vẫn sử dụng đúng quy tắc to-be trong thì quá khứ đơn: was/wasn't cho ngôi thứ ba số ít và were/weren't cho các ngôi còn lại. Điều này giúp giảm sự nhầm lẫn và phức tạp.
VIII. Một số mẹo khi làm bài tập câu điều kiện
1. Xác định dạng bài
- Đầu tiên, câu điều kiện thường xuất hiện trong dạng viết lại câu, được gọi là "sự chuyển đổi câu".
- Câu điều kiện có thể được viết lại trong hai vế hoặc là một cặp câu đi với nhau. Trong trường hợp này, một vế hoặc câu sẽ là điều kiện hoặc yếu tố quyết định và sẽ ảnh hưởng hoặc dẫn tới vế hoặc câu còn lại.
→ Ví dụ: He’s not tall. He can’t attend a model contest.
⟶ Yếu tố quyết định: ‘He’s not tall.’
Kết quả: ‘He can’t attend a model contest.’
+ She sneezes a lot when she are surrounded by poor air quality.
⟶ Yếu tố quyết định: ‘she are surrounded by poor air quality.’
Kết quả: ‘she sneezes a lot’
2. Cách xác định chính xác loại câu điều kiện
- Chọn loại câu điều kiện dựa trên thì và nghĩa của hai vế trong một câu hoặc cặp câu. Cụ thể:
- Thì Hiện tại Đơn (hoặc có kết hợp với Tương lai Đơn): bao gồm các câu điều kiện loại 0, 1 và 2. Sau đó, ta đưa ra kết luận dựa trên nghĩa của câu. Cụ thể:
- Nếu (cặp) câu diễn tả sự thật hiển nhiên
⟶ Loại 0 (không giả định ngược lại).
→ Ví dụ:
When you heat ice, it melts.
⟶ If you heat ice, it melts.
- Nếu (cặp) câu diễn tả một tình trạng/hoàn cảnh có thể (không) xảy ra trong tương lai và từ đó sẽ dẫn tới một tình trạng/ hoàn cảnh khác
⟶ Loại 1 (không giả định ngược lại).
→ Ví dụ:
Once I win the contest, I will buy you a dress.
⟶ If I win the contest, I will buy you a dress.
- Nếu (cặp) câu diễn tả một tình trạng/hoàn cảnh trong hiện tại và tình trạng/hoàn cảnh này dẫn tới một tình trạng/hoàn cảnh khác trong hiện tại
⟶ Loại 2 (giả định ngược lại).
→ Ví dụ:
I don’t have to go to work today, so I can sleep in.
⟶ If I had to go to work today, I couldn’t sleep in.
- Thì Quá khứ
⟶ Loại (giả định ngược lại).
→ Ví dụ:
Last night, I got sick, so I didn’t go out with them.
⟶ Last night, if I hadn’t been sick, I would have gone out with them.
3. Chú ý tới would và If
Đa số các câu điều kiện trong tiếng Anh đều có từ if ở đầu. Khi bạn nghe hoặc đọc tiếng Anh có từ "if", bạn có thể cho rằng nó là một câu điều kiện.
Tiếp theo, chúng ta nên xem câu có chứa từ would hay không.
Điều này cho thấy rằng từ "would/will" không được sử dụng trong tất cả các câu điều kiện tiếng Anh, nhưng nó sẽ được sử dụng phần lớn. Đôi khi, từ "will" có thể được sử dụng để thay thế từ "would".
Tóm lại, trường hợp thấy if cùng với would/will có trong cùng một câu, thì mọi người có thể khẳng định ngay đó chính là một dạng của câu điều kiện.
Hãy chia nhỏ câu văn thành 2 vế cụ thể để nhận biết (1) mệnh đề điều kiện (mệnh đề có if) và (2) mệnh đề chính (mệnh đề would/will).
→ Ví dụ:
If you exercised everyday, you would be so fit.
Như đã đề cập trước đây, câu này nên được chia thành hai vế. Chúng được ngăn cách bởi dấu phẩy là If you exercised everyday (mệnh đề điều kiện), you would be so fit (mệnh đề chính).
Nhằm giúp bạn hiểu rõ ràng hơn về ý nghĩa của câu, thì mệnh đề if sẽ đứng trước diễn tả câu điều kiện điều sẽ diễn ra trước. Còn với mệnh đề có would sẽ đứng sau để mệnh đề "would" sẽ được sử dụng để thể hiện kết quả là điều có khả năng xảy ra trong trường hợp điều kiện xảy ra.
Dựa theo ví dụ ở trên ta có thể chia thành 2 về như sau: Nếu không tập luyện thể dục, thì bạn sẽ không khỏe.
IX. Bài tập về câu điều kiện
Ngoài việc học thuộc những kiến thức về lý thuyết, bạn học nên thường xuyên thực hành các bài tập về câu điều kiện và ứng dụng vào trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày để ghi nhớ & nắm chắc cấu trúc câu điều kiện nhé!
Exercise 1: Chia động từ trong ngoặc
- If we meet at 9:30, we______(to have) plenty of time.
- Lisa would find the milk if she______(to look) in the fridge.
- The zookeeper would have punished her with a fine if she______(to feed) the animals.
- If you spoke louder, your classmates______(to understand) you.
- Dan______(to arrive) safe if he drove slowly.
- You ______(to have) no trouble at school if you had done your homework.
- If you ______(to swim) in this lake, you‘ll shiver from cold.
- The door will unlock if you ______(to press) the green button.
- If Mel______(to ask) her teacher, he‘d have answered her questions.
- I______(to call) the office if I was/were you.
Đáp án:
- If we meet at 9:30, we will have plenty of time.
- Lisa would find the milk if she looked in the fridge.
- The zookeeper would have punished her with a fine if she had fed the animals.
- If you spoke louder, your classmates would understand you.
- Dan would arrive safe if he drove slowly.
- You would have had no trouble at school if you had done your homework.
- If you swim in this lake, you‘ll shiver from cold.
- The door will unlock if you press the green button.
- If Mel had asked her teacher, he‘d have answered her questions.
- I would call the office if I was/were you.
Exercise 2: Chọn đáp án đúng.
1. If they had gone for a walk, they ……………………. the lights off.
A. had turned B. would have turn C. would turn D. would have turned
2. Would you mind if I ……………………. the window?
A. closed B. closing C. had closed D. would close
3. If you had tried your best, you ……………………. disappointed about the result now.
A. won’t be B. wouldn’t be C. wouldn’t have D. wouldn’t have been
4. If I had enough money, ……………………..
A. I will buy that house.
B. I’d have bought that house.
C. I could buy that house.
D. I can buy that house.
5. I didn’t listen to him and I didn’t succeed.
A. If I listened to him, I would have succeeded.
B. If I had listened to him, I’d have succeeded.
C. If I had listened to him, I would succeed.
D. If I listened to him, I would succeed.
Đáp án:
1. D
2. A
3. B
4. C
5. B
Exercise 3. Chọn đáp án đúng.
1. ……………………., he would not have had the accident yesterday.
A. If Peter driven more carefully
B. If had Peter driven more carefully
C. Had Peter driven more carefully
D. If Peter not had driven more carefully
2. ……………………. I rich, I would help you.
A. Were B. Was C. Am D. Been
3.……………………. you run into Peter, tell him to call me.
A. Are B. Should C. Been D. Will
4. Had I known her, I……………………. friend with her.
A. make B. would make C. will make D. would have made
5. Were I……………………. learn Russian, I would read a Russian book.
A. to B. for C. in D. with
Đáp án:
1. C
2. A
3. B
4. D
5. A
Exercise 4. Chọn đáp án đúng.
1. I’ll help you if ……………………..
A. you told me the truth. B. you tell me the truth.
C. you will tell me the truth. D. you have told me the truth.
2. I have to work tomorrow morning, so I can’t meet you.
A. If I don’t have to work tomorrow morning, I can meet you.
B. If I didn’t have to work tomorrow morning, I could meet you.
C. I could meet you if I don’t have to work tomorrow morning.
D. I can meet you if I didn’t have to work tomorrow morning.
3. You drink too much coffee, that's why you can't sleep.
A. If you drank less coffee, you would be able to sleep.
B. You drink much coffee and you can sleep.
C. You wouldn’t sleep well if you hadn't drink any coffee.
D. You can sleep better without coffee.
4. If I had time, I ……………………. shopping with you.
A. went B. will go C. would go D. would have gone
5. If my father ……………………. me up, I'll take the bus home.
A. doesn’t pick B. don’t pick C. not pick D. picks
Đáp án:
1. B
2. B
3. A
4. C
5. A
Exercise 5. Viết lại các câu sau sử dụng câu điều kiện.
- I didn’t know that you were in the hospital yesterday, so I didn’t visit you.
→ If ……………
- Hurry up or you will be late for school.
→ If ……………
- My mother is very busy, so she can’t help me now.
→ If ……………
- Lan didn’t call me because she didn’t know my phone number.
→ If ……………
- You’re unhealthy because you don’t take exercise.
→ If ……………
- He didn't study his lessons very carefully, so he gets bad marks now.
→ If ……………
- Leon often causes accidents because he drives carelessly.
→ If ……………
- I can’t apply for that job because I don’t know English.
→ If ……………
- Lien is overweight because she eats too much chocolate.
→ If ……………
- His father often punishes him for his laziness.
→ If ……………
Đáp án:
1. If I had known that you were in hospital yesterday, I would have visited you
2. If you don’t hurry up, you will be late for school
3. If my mother weren’t busy, she could help me now.
4. If Lan had known my phone number, she would have called me.
5. If you took exercise, you would be healthy.
6. If he had studied his lessons very carefully, he would get good marks now.
7. If Mr. Leon drove carefully, he wouldn’t cause accidents
8. If I knew English, I could apply for that job.
9. If Ms. Lien ate less chocolate, she wouldn’t be overweight.
10. If he weren’t lazy, his father wouldn’t punish him.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp đầy đủ nhất những kiến thức về câu điều kiện trong tiếng Anh để mọi người có thể tham khảo thêm.
Đây là một cấu trúc ngữ pháp quan trọng trong bài tập hay ứng dụng thực tiễn khi học ngoại ngữ, vì vậy hãy nhớ thực hành và sử dụng nó để đánh giá năng lực của mình nhé. Hãy theo dõi những bài viết mới nhất của STUDY4 nhé!
THAM KHẢO CÁC KHÓA HỌC CƠ BẢN CỦA STUDY4:
👉[PRACTICAL ENGLISH] NGỮ PHÁP TIẾNG ANH A-Z - NẮM LÒNG 100 NGỮ PHÁP QUAN TRỌNG
👉KHÓA HỌC COMPLETE TOEIC - RÚT GỌN X3 QUÁ TRÌNH HỌC
👉KHÓA HỌC IELTS FUNDAMENTALS - NẮM VỮNG KIẾN THỨC NỀN CHO NGƯỜI MỚI
Bình luận
Vui lòng đăng nhập để comment