Tất cả bài mẫu của STUDY4 đều được chuẩn bị và chấm bởi Mitchell McKee:
- Cử nhân ngành Ngôn Ngữ Học Tiếng Anh (Đại học Glasgow, Scotland);
- Thạc sĩ ngành Ngôn Ngữ Học Ứng Dụng (Đại học Glasgow, Scotland);
- 3 năm kinh nghiệm giảng dạy và hướng dẫn thi IELTS ở Anh.
1. Phân tích
1.1. Phân tích đề bài
Đề bài:
Some people say that drug companies have a responsibility to spend money on researching medicines that will help people in poorer countries. Others say the main responsibility of drug companies is to make money. Discuss both these views and give your own opinion.
Một số người nói rằng các công ty dược phẩm nên có trách nhiệm chi tiền để nghiên cứu các loại thuốc giúp ích cho người dân ở các nước nghèo hơn. Những người khác cho rằng trách nhiệm chính của các công ty dược phẩm là kiếm tiền. Thảo luận cả hai quan điểm này và đưa ra ý kiến của riêng bạn.
=> Đề bài này thuộc dạng Discussion.
Xem thêm: Cách làm dạng bài Discussion IELTS Writing Task 2 (kèm bài mẫu)
1.2. Dàn ý
Introduction:
- Cuộc tranh luận đạo đức về các công ty dược phẩm tập trung vào nhiệm vụ chính của họ: nghiên cứu thuốc cho các nước nghèo hơn hoặc tạo ra lợi nhuận.
=> The ethical debate about pharmaceutical companies centers on their primary duty: research for medicines in poorer countries or profit generation.
- Đưa ra quan điểm cá nhân: Theo tôi, cả hai quan điểm đều có lý và cần có cách tiếp cận cân bằng hai điều này.
=> In my opinion, both perspectives have valid points, and a balanced approach is necessary.
Body 1: Biện chứng số một:
- Các công ty dược phẩm có nghĩa vụ đạo đức trong việc đầu tư vào các loại thuốc đáp ứng nhu cầu sức khỏe của các vùng nghèo khó: sốt rét, lao và các bệnh nhiệt đới → thúc đẩy công bằng y tế toàn cầu và giảm bớt đau khổ.
=> Pharmaceutical companies have a moral duty to invest in medicines addressing the health needs of impoverished regions: malaria, tuberculosis, and neglected tropical diseases → promote global health equity and alleviate suffering.
- Việc nghiên cứu thuốc cho các nước nghèo hơn có thể đem tới những phương pháp điều trị sáng tạo có tính ứng dụng toàn cầu.
=> Researching medicines for poorer countries can lead to innovative treatments with global applications.
Body 2: Biện chứng số hai:
- Mục tiêu chính của họ là kiếm tiền. Doanh thu tạo ra được tái đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, cho phép họ khám phá các loại thuốc và phương pháp điều trị mới cho nhiều loại bệnh khác nhau.
=> Their primary objective is to make money. The revenue generated is reinvested into research and development, allowing them to discover new drugs and treatments for various ailments.
- Lợi nhuận đóng vai trò khuyến khích đầu tư tư nhân vào lĩnh vực dược phẩm, thường đem lại những đột phá mới.
=> Profit serves as an incentive for private investment in the pharmaceutical sector, which often leads to breakthrough discoveries.
Conclusion:
- Tóm tắt lại bài làm:
=> To summarize, while pharmaceutical companies are profit-driven entities, they should also recognize their social responsibility. They should strike a balance by allocating a portion of their resources and profits to researching medicines for the health challenges in poorer countries while maintaining innovation and sustainability.
2. Bài mẫu Band 8.0+
Some people say that drug companies have a responsibility to spend money on researching medicines that will help people in poorer countries. Others say the main responsibility of drug companies is to make money. Discuss both these views and give your own opinion.
The ethical debate about pharmaceutical companies centers on their primary duty: research for medicines in poorer countries or profit generation. In my opinion, both perspectives have valid points, and a balanced approach is necessary.
On one hand, it's argued that pharmaceutical companies, with their vast resources and research capabilities, have a moral duty to invest in medicines addressing the health needs of impoverished regions. Diseases like malaria, tuberculosis, and neglected tropical diseases primarily affect people in low-income countries, often lacking affordable treatments due to profit motives. By dedicating resources to such research, these companies can promote global health equity and alleviate suffering. Furthermore, researching medicines for poorer countries can lead to innovative treatments with global applications. For example, studying diseases like malaria and tuberculosis prevalent in these regions can provide insights for developing therapies that benefit people worldwide, showcasing the broader positive impact of this responsibility.
On the other hand, proponents of the profit-driven approach contend that pharmaceutical companies are businesses, and like any other enterprise, their primary objective is to make money. The revenue generated is reinvested into research and development, allowing them to discover new drugs and treatments for various ailments. Without profitability, these companies may struggle to sustain their operations and continue researching and developing innovative medicines. Furthermore, profit serves as an incentive for private investment in the pharmaceutical sector, which often leads to breakthrough discoveries. For instance, the substantial profits generated by drug companies have fueled groundbreaking research in areas like cancer treatment and rare disease therapies, ultimately benefiting patients worldwide.
To summarize, while pharmaceutical companies are profit-driven entities, they should also recognize their social responsibility. They should strike a balance by allocating a portion of their resources and profits to researching medicines for the health challenges in poorer countries while maintaining innovation and sustainability.
Số từ: 299
- valid (adj): có lý, hợp lý
- capability (n): khả năng
- impoverished (adj): nghèo đói
- malaria (n): bệnh sốt rét
- alleviate (v): giảm bớt
- innovative (adj): sáng tạo
- therapy (n): liệu pháp
- ailment (n): bệnh tật
- sustain (v): tiếp tục, duy trì
- breakthrough (adj): đột phá
- substantial (adj): nhiều, đáng kể
- entity (n): tổ chức
- sustainability (n): tính bền vững
Bài dịch:
Cuộc tranh luận đạo đức về các công ty dược phẩm tập trung vào nhiệm vụ chính của họ: nghiên cứu thuốc cho các nước nghèo hơn hoặc tạo ra lợi nhuận. Theo tôi, cả hai quan điểm đều có lý và cần có cách tiếp cận cân bằng hai điều này.
Một mặt, người ta lập luận rằng các công ty dược phẩm, với nguồn lực và khả năng nghiên cứu rộng lớn của họ, có nghĩa vụ đạo đức trong việc đầu tư vào các loại thuốc đáp ứng nhu cầu sức khỏe của các vùng nghèo khó. Các bệnh như sốt rét, lao và các bệnh vùng nhiệt đới bị lãng quên chủ yếu ảnh hưởng đến người dân ở các nước có thu nhập thấp, thường do thiếu phương pháp điều trị hợp lý bởi động cơ lợi nhuận. Bằng cách dành nguồn lực cho những nghiên cứu như vậy, các công ty này có thể thúc đẩy công bằng y tế trên toàn cầu và giảm bớt sự đau khổ. Hơn nữa, việc nghiên cứu thuốc cho các nước nghèo hơn có thể đem tới những phương pháp điều trị sáng tạo có ứng dụng toàn cầu. Ví dụ, nghiên cứu các bệnh như sốt rét và bệnh lao phổ biến ở những khu vực này có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc để phát triển các liệu pháp mang lại lợi ích cho người dân trên toàn thế giới, cho thấy tác động tích cực rộng hơn của trách nhiệm này.
Mặt khác, những người ủng hộ cách tiếp cận hướng tới lợi nhuận cho rằng các công ty dược phẩm là doanh nghiệp và giống như bất kỳ doanh nghiệp nào khác, mục tiêu chính của họ là kiếm tiền. Doanh thu tạo ra được tái đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, cho phép họ khám phá các loại thuốc và phương pháp điều trị mới cho nhiều loại bệnh khác nhau. Nếu không có lợi nhuận, các công ty này có thể gặp khó khăn để duy trì hoạt động và tiếp tục nghiên cứu và phát triển các loại thuốc tân tiến. Hơn nữa, lợi nhuận đóng vai trò khuyến khích đầu tư tư nhân vào lĩnh vực dược phẩm, thường mang lại những đột phá mới. Ví dụ, lợi nhuận đáng kể do các công ty dược phẩm tạo ra đã thúc đẩy nghiên cứu đột phá trong các lĩnh vực như điều trị ung thư và các liệu pháp điều trị bệnh hiếm gặp, sau cùng là mang lại lợi ích cho bệnh nhân trên toàn thế giới.
Tóm lại, mặc dù các công ty dược phẩm là những đơn vị hoạt động vì lợi nhuận nhưng họ cũng nên nhận thức được trách nhiệm xã hội của mình. Họ nên đạt được sự cân bằng bằng cách phân bổ một phần nguồn lực và lợi nhuận của mình để nghiên cứu thuốc nhằm giải quyết những thách thức về sức khỏe ở các nước nghèo hơn trong khi vẫn duy trì sự đổi mới và tính bền vững.
👉Tham khảo khóa học IELTS Writing của STUDY4:
KHÓA HỌC [IELTS Intensive Writing] Thực hành luyện tập IELTS Writing
1️⃣ Đạt mục tiêu tối thiểu 6.0 trong IELTS Writing.
2️⃣ Làm chủ cách trả lời tất cả các dạng câu hỏi và các chủ đề thường gặp trong Task 1 và 2.
3️⃣ Xây dựng kho từ vựng theo chủ đề cùng những từ/cụm từ nối câu, liên kết ý hiệu quả.
4️⃣ Nắm chắc ngữ pháp, biết cách xác định và sửa những lỗi ngữ pháp thường gặp khi viết luận.
👉Advanced IELTS Writing & Speaking (Target 6.5+) - Khóa chấm chữa Speaking & Writing👈 Chấm bởi các giáo viên bản ngữ có bằng cấp, chứng chỉ dạy học và nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS/TOEFL
Lời kết
Hy vọng rằng bài giải mẫu của STUDY4 cho đề thi IELTS Writing Task 2 thuộc Topic Drug Companies đã cho các bạn cách làm bài sao cho đạt được band điểm mong ước.
Nếu có thắc mắc, hãy để lại bình luận và STUDY4 sẽ giải đáp nhé!
Bình luận
Vui lòng đăng nhập để comment