Tổng hợp chủ điểm ngữ pháp toeic cần thiết thường gặp

Trong kỳ thi TOEIC, đặc biệt là TOEIC Reading, bạn cần nắm vững ngữ pháp và sở hữu vốn từ vựng vững chắc để có thể đạt được band điểm mong muốn. Một số chủ điểm ngữ pháp TOEIC phải biết có thể kể đến các kiến thức về thì, thời, hòa hợp chủ vị, câu bị động, câu điều kiện hay từ loại,... Nhằm giúp bạn nắm vững các chủ điểm kiến thức ngữ pháp TOEIC phải biết, bài viết này của STUDY4 đã tổng hợp lại trọn bộ ngữ pháp TOEIC để hỗ trợ bạn trong quá trình học và ôn luyện TOEIC nhé!

I. Tại sao phải nắm vững kiến thức ngữ pháp TOEIC?

Bạn có thể thắc mắc, tại sao tôi cần nắm vững kiến thức ngữ pháp TOEIC? Thực chất, ngữ pháp TOEIC nói riêng và ngữ pháp tiếng Anh nói chung đều đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp người học đạt được điểm số cao trong kỳ thi TOEIC này.

Đầu tiên, sở hữu kiến thức ngữ pháp vững chắc giúp bạn hiểu rõ cách sử dụng ngôn ngữ chính xác, đặc biệt trong việc đọc và viết. 

Ví dụ, trong phần Reading, bạn chắc chắn cần phải nhận biết các cấu trúc ngữ pháp để hiểu chính xác ý nghĩa của các câu và đoạn văn.

Tiếp theo, việc nắm vững ngữ pháp cũng là chìa khóa quan trọng để giải quyết các câu hỏi trong phần ngữ pháp và cấu trúc (Part 5 và Part 6 trong TOEIC). Nếu bạn không hiểu rõ về ngữ pháp, việc giải quyết các câu hỏi này trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Trọn bộ ngữ pháp TOEIC đầy đủ nhất

Từ những lý do trên, khi đã đạt điểm số cao trong bài thi TOEIC, nó cũng mở ra nhiều cơ hội mới trong sự nghiệp của bạn. Nhiều công ty và tổ chức đã và đang đánh giá ứng viên dựa trên điểm số TOEIC của họ, và chắc chắn một chứng chỉ TOEIC điểm cao sẽ thể hiện khả năng sử dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc một cách chính xác và hiệu quả.

II. Tổng hợp: các chủ điểm ngữ pháp TOEIC phải biết nếu muốn đạt điểm cao

Dưới đây, STUDY4 sẽ chia sẻ trọn bộ ngữ pháp TOEIC bạn cần biết khi ôn luyện TOEIC nhé!

1. Tenses: Thì

Kiến thức cơ bản đầu tiên mà mọi người học tiếng Anh đều cần nhớ đó là kiến thức về 12 thì trong tiếng Anh. Đây là một chủ điểm ngữ pháp quan trọng, ta hiểu được rằng thì của động từ không chỉ là cách thay đổi hình thức của động từ để thể hiện thời gian mà còn giúp xác định thời điểm hành động diễn ra trong câu.

Trong tiếng Anh, có ba thì chính: hiện tại, quá khứ và tương lai. Mỗi thì lại chia thành bốn thể của động từ: thể đơn, thể tiếp diễn, thể hoàn thành và thể hoàn thành tiếp diễn. Nắm vững 12 thì ngữ pháp này là cơ sở quan trọng giúp người học tự tin hơn khi sử dụng ngôn ngữ và giúp họ ôn luyện và học tập tốt hơn trong kỳ thi TOEIC.

Xem thêm: Các thì trong tiếng Anh

Bảng tổng hợp kiến thức 12 thì ngắn gọn

Thì

Công thức

Dấu hiệu nhận biết

Present Simple

Động từ thường

(+): S + V(s/es) + O

(-): S + do not/does not + V-inf

(?): Do/Does + S + V-inf?

(?): Wh- + do/does + S + V-inf?

Động từ to be

(+): S + am/is/are + O

(-): S + am/is/are + not + O

(?): Am/is/are + S + O?

(?): Wh- + am/is/are + S + O?

every day, every week, every month, always, usually, often, sometimes, rarely, never, once a day/ week/ month

Present Continuous

(+): S + am/is/are + V-ing + O

(-): S + am/is/are + not + V-ing + O

(?): Am/is/are + S + V-ing + O

(?): Wh- + am/is/are + S + V-ing + O

now, right now, at the moment,..

these days, currently, always, all the time, constantly, Look! Watch!, Listen!, Keep silent!, Look out!

Present Perfect 

(+): S+ have/has + V3/ed + O

(-): S+ have/has + not + V3/ed + O

(?): Have/has + S + V3/ed + O?

(?): Wh- + have/has + S + V3/ed + O?

already, ever, never, since, for, recently, before,not..yet, just,...

Present Perfect Continuous

(+): S + have/has + been + V-ing + O

(-): S + haven’t/hasn’t + been + V-ing

(?): Have/has + S + been + V-ing?

(?): Wh- + have/has + S + been + V-ing?

since, for, all day, all week, for a long time, up until now, lately , in recent years,...

Past Simple

Động từ thường

(+): S + V2/ed + O

(-): S + did not + V-inf

(?): Did + S + V-inf?

(?): Wh- + did + S + V-inf?

Động từ to be

(+): S + was/ were + O

(-): S + was/ were + not + O

(?): Was/ were + S + O?

(?): Wh- + was/ were + S + O?

yesterday, last night, last week, last month, in + năm

Past Continuous

(+): S + was/ were + V-ing + O

(-): S + was/ were + not + V-ing + O

(?): Was/ were + S + V-ing + O?

(?): Wh- + was/ were + S + V-ing + O?

Trong câu có hai mệnh đề sử dụng “while” hay “when”.

Past Perfect 

(+): S + had + V3/ed + O

(-): S + had + not + V3/ed + O

(?): Had + S + V3/ed + O?

(?): Wh- + had + S + V3/ed + O?

after, before, by the time,...

Past Perfect Continuous

(+): S + had + been + V-ing + O

(-): S + had not + been + V-ing

(?): Had + S + been + V-ing?

(?): Wh- + had + S + been + V-ing?

after, before, by the time + một mốc thời gian chỉ quá khứ. 

Future Simple

(+): S + will + V-inf + O

(-): S + will not + V-inf + O

(?): Will + S + V-inf + O?

(?): Wh- + will + S + V-inf + O?

tomorrow, next Friday,...

Future Continuous

(+): S + will + be + V-ing + O

(-): S + will + not + be + V-ing + O

(?): Will + S + be + V-ing + O?

(?): Wh- + will + S + be + V-ing + O?

tomorrow, next month,...

Future Perfect 

(+): S + will + have + V3/ed + O

(-): S + will not + have + V3/ed + O

(?): Will + S + have + V3/ed + O?

(?): Wh- + will + S + have + V3/ed + O?

by + thời gian cụ thể: by tomorrow, by the time,..

before + thời gian trong tương lai: before tomorrow night,...

Future Perfect Continuous

(+): S + will + have been + V-ing + O

(-): S + will not + have been + V-ing + O

(?): Will + S + have been + V-ing + O?

(?): Wh- + will + S + have been + V-ing + O?

tomorrow night, next week, this Wednesday,...

2. Động từ dạng to V và V-ing

Trong ngữ pháp TOEIC, chắc chắn bạn sẽ gặp hai dạng động từ: To V và V-ing (Gerund). Vậy phân biệt chúng như nào?

Đối với động từ dạng to V, ta có thể xem chúng như là chủ ngữ, bổ ngữ hoặc tân ngữ trong câu.

Ví dụ: 

  • To V đóng vai trò là chủ ngữ: To travel around the world is her biggest dream.

→ Được du lịch khắp thế giới là ước mơ lớn nhất của cô ấy.

  • To V đóng vai trò là tân ngữ: She wants to learn French.

→ Cô ấy muốn học tiếng Pháp.

  • To V đóng vai trò là bổ ngữ: His plan is to finish the project by next month.

→ Kế hoạch của anh ấy là hoàn thành dự án vào tháng sau.

Đối với động từ dạng V-ing, ta có thể xem chúng như là một danh từ trong câu. 

Ví dụ:

  • Swimming competitively requires dedication and discipline.

→ Tham gia bơi lội cần sự chăm chỉ và kỷ luật.

  • She enjoys watching movies in her free time.

→ Cô ấy thích xem phim vào thời gian rảnh rỗi.

  • His hobby is collecting stamps from different countries.

→ Sở thích của anh ấy là sưu tập tem từ các quốc gia khác nhau.

*Lưu ý: Một số động từ sẽ yêu cầu khác nhau về động từ theo sau dưới dạng V-ing hoặc to V. Vì vậy, khi học bạn nên chú ý tới đặc điểm của mỗi động từ để có thể đưa ra lựa chọn đúng dạng cần sử dụng.

Xem thêm: Quy tắc thêm đuôi -ing

3. Modal verbs: Động từ khuyết thiếu

Động từ khuyết thiếu là các động từ thiếu một số chức năng và đặc điểm giống như các động từ thông thường. Chúng thường chỉ được sử dụng để bổ nghĩa cho các động từ thông thường và không thể được dùng làm động từ chính trong một câu.

Một số động từ khuyết thiếu phổ biến đó là: can, could, may, must, might, have to, will, would, shall, should, ought to,..

Xem thêm: Động từ khuyết thiếu (modal verbs) & các cách sử dụng

Các động từ khuyết thiếu này đều cần đi kèm với một động từ nguyên thể đằng sau. 

Ví dụ:

  • When I was young, I could run for hours without getting tired.

→ Khi tôi còn nhỏ, tôi có thể chạy hàng giờ mà không cảm thấy mệt mỏi.

  • You may borrow my car if you promise to drive carefully.

→ Bạn có thể mượn xe của tôi nếu bạn hứa sẽ lái xe cẩn thận.

  • After a long day of work, you should take some time to relax and unwind.

→ Sau một ngày làm việc dài, bạn nên dành thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi.

Các chủ điểm ngữ pháp TOEIC phải biết

4. Comparisons: Cấu trúc so sánh

Cấu trúc so sánh trong tiếng Anh bao gồm 5 cấu trúc so sánh phổ biến sau: so sánh bằng, so sánh nhất, so sánh hơn, so sánh bội số và so sánh kép.

4.1. So sánh bằng

Công thức

S + V + as + (adj/ adv) + as 

S + V + the same + (noun) + as

Ví dụ

  • Sarah sings as beautifully as her sister.

→ Sarah hát hay như chị gái của cô ấy.

  • John's car is the same color as mine.

→ Xe của John có màu giống như của tôi.

  • This restaurant's food tastes as good as the food at the five-star hotel.

→ Đồ ăn ở nhà hàng này ngon như đồ ăn ở khách sạn năm sao.

4.2. So sánh hơn 

Công thức

S + V + (Adj/Adv) + “-er” + than

S + V + more + Adj/Adv + than

Ví dụ

  • Tom is taller than his brother.

→ Tom cao hơn anh trai của mình.

  • Sarah's essay is more well-written than mine.

→ Bài luận của Sarah viết tốt hơn của tôi.

  • The new laptop is more expensive than the old one.

→ Chiếc laptop mới đắt hơn chiếc cũ.

4.3. So sánh nhất 

Công thức

S + V + the + Adj/Adv + -est

S + V + the + most + Adj/Adv

Ví dụ

  • Sarah is the tallest girl in her class.

→ Sarah là cô gái cao nhất trong lớp của cô ấy.

  • This is the most beautiful painting I've ever seen.

→ Đây là bức tranh đẹp nhất mà tôi từng thấy.

  • The Sahara desert is the most arid place on Earth.

→ Sa mạc Sahara là nơi khô nhất trên Trái Đất.

4.4. So sánh bội số

Công thức

S + V + multiple numbers as + much/many/adj/adv + noun + as + noun

Ví dụ

  • Sarah has twice as many books as John.

→ Sarah có số lượng sách nhiều gấp đôi so với John.

  • The new computer can process data three times as quickly as the old one.

→ Máy tính mới có thể xử lý dữ liệu nhanh gấp ba lần so với máy cũ.

  • Jack can lift twice as much weight as his brother.

→ Jack có thể nâng được trọng lượng gấp đôi so với anh trai của mình.

4.5. So sánh kép

Công thức

The + so sánh hơn 1 + S1 + V2 + the + so sánh hơn 2 + S2 + V2

Ví dụ

  • The earlier you start saving money, the more you will have for retirement.

→ Bạn bắt đầu tiết kiệm tiền càng sớm, bạn sẽ có càng nhiều tiền cho việc về hưu.

  • The harder you work, the more successful you will become.

→ Bạn càng chăm chỉ làm việc, bạn sẽ càng trở nên thành công hơn.

  • The more you practice, the better you will become at playing the piano.

→ Bạn càng luyện tập nhiều, bạn sẽ càng trở nên giỏi hơn trong việc chơi đàn piano.

Xem thêm: Cấu trúc so sánh trong tiếng Anh - Cách sử dụng cấu trúc so sánh

5. Passive voice: Câu bị động

Câu bị động cũng là một trong những chủ điểm ngữ pháp quan trọng bạn cần nhớ. Đây là công thức chung của của câu bị động:

S + to be + V3/ed + (by + O)

Ví dụ:

  • The report was written by the manager.

→ Bản báo cáo được viết bởi người quản lý.

  • The package was delivered yesterday.

→ Gói hàng đã được giao vào hôm qua.

Một điều quan trọng bạn cần nhớ là đối với mỗi thì, cấu trúc câu bị động sẽ có sự khác nhau nhất định. Bạn có thể tham khảo bảng chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động theo 12 thì sau đây.

Xem thêm: Câu bị động: Passive Voice - Công thức, cách dùng và các biến thể

Thì (Tense)

Câu chủ động (Active)

Câu bị động (Passive)

Present Simple

S + V(s/es) + O

S + am/is/are + V3/ed

Present Continuous

S + am/is/are + V-ing + O

S + am/is/are + being  V3/ed

Present Perfect 

S + have/has + P2 + O

S + have/has + been + V3/ed

Present Perfect Continuous

S + have/has + been + V-ing + O

S + have/ has been being + V3/ed

Past Simple

S + V(ed/Ps) + O

S + was/were + V3/ed

Past Continuous

S + was/were + V-ing + O

S + was/were + being + V3/ed

Past Perfect 

S + had + P2 + O

S + had + been + V3/ed

Past Perfect Continuous

S + hadn’t + been + V-ing + O

S + had been being + V3/ed

Future Simple

S + will + V-inf + O

S + will + be + V3/ed

Future Continuous

S + will + have + P2 + O

S + will + have + been + V3/ed

Future Perfect 

S + am/is/are going to + V-inf + O

S + am/is/are going to + be + V3/ed

Future Perfect Continuous

S + will + have + been + V-ing + O

S + will have been being + V3/ed

Modal verbs

S + modal verb + V-inf + O

S + modal verb + be + V3/ed

6. Subject–verb agreement: Hòa hợp chủ vị 

Hòa hợp chủ vị có nghĩa là thay đổi động từ sao cho phù hợp với chủ ngữ, bao gồm danh từ số nhiều, danh từ số ít hoặc danh từ không đếm được.

Có rất nhiều quy tắc về hòa hợp chủ vị, tuy nhiên bạn có thể tham khảo một số quy tắc phổ biến sau đây:

  • Khi chủ ngữ là một danh từ đếm được số ít hoặc danh từ không đếm được, động từ trong câu sẽ được chia theo số ít.

→ The cat is sleeping peacefully on the windowsill. (Con mèo đang ngủ một cách yên bình trên mép cửa sổ.)

  • Khi chủ ngữ là một danh từ đếm được số nhiều, động từ trong câu sẽ được chia theo số nhiều.

The dogs are barking loudly in the backyard. (Những con chó đang sủa lớn ở phía sau nhà.)

  • Khi chủ ngữ ở dạng danh động từ (V-ing), ta cần chia động từ số ít.

→ Swimming in the ocean brings me a sense of peace and freedom. (Việc bơi ở đại dương mang lại cho tôi cảm giác bình yên và tự do.)

  • Khi chủ ngữ có từ every, each, any,.. ta cần chia động từ số ít.

→ Every student is required to complete the assignment by the end of the week. (Mỗi học sinh đều phải hoàn thành bài tập vào cuối tuần.)

7. Conditional sentences: Câu điều kiện

Khi sử dụng câu điều kiện, bạn đang muốn nói tới mối quan hệ “nếu - thì” của hai mệnh đề trong câu. Tổng cộng, ta có 4 loại câu điều kiện: loại 0, loại 1, loại 2 và loại 3. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo 2 loại câu điều kiện hỗn hợp.

Xem thêm: Câu điều kiện – Công thức, cách dùng và các bài tập

Công thức chính của câu điều kiện như sau:

If S+ V, S+ V

Công thức các loại câu điều kiện

 

Công thức

Cách dùng

Ví dụ

Loại 0

If + present simple, present simple

Diễn tả sự thật hiển nhiên

If water boils, it turns into steam.

→ Khi nước sôi, nó chuyển thành hơi nước.

Loại 1

If + present simple, future simple

Diễn tả hành động/ sự việc có thể xảy ra trong tương lai

If it rains tomorrow, we will stay indoors.

→ Nếu mai mưa, chúng ta sẽ ở nhà.

Loại 2

If + past simple, would V-inf

Diễn tả một điều không có thật ở hiện tại

If I had more time, I would travel around the world.

→ Nếu tôi có nhiều thời gian hơn, tôi sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới.

Loại 3

If + past perfect, would have + V3

Diễn tả một điều không có thật ở quá khứ

If she had studied harder, she would have passed the exam.

→ Nếu cô ấy đã học chăm chỉ hơn, cô ấy đã vượt qua kỳ thi.

Loại 2 + Loại 3

(hỗn hợp)

If + past simple, would have + V3

Diễn tả một điều nếu không có thật ở hiện tại thì chắc chắn điều kia không thể xảy ra ở quá khứ

If I saved more money, I would have bought a car last year.

→ Nếu tôi đã tiết kiệm được nhiều tiền hơn, tôi đã mua một chiếc xe hơi vào năm ngoái rồi.

Loại 3 + Loại 2

(hỗn hợp)

If + past perfect, would V-inf

Diễn tả một điều nếu không có thật ở quá khứ thì chắc chắn điều kia không thể có ở hiện tại

If she had taken the bus, she wouldn't be late for work now.

→ Nếu cô ấy đã đi bằng xe buýt, cô ấy không bị muộn giờ làm việc bây giờ.

8. Part of speech: Từ loại

Trong các chủ điểm ngữ pháp TOEIC phải biết, chắc chắn không thể thiếu kiến thức về từ loại. Bài thi TOEIC chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều câu hỏi yêu cầu bạn chọn đúng dạng từ để hoàn thành câu, vì vậy bạn chắc chắn nên nắm rõ phần này.

Xem thêm: Các Từ Loại (Parts of speech) trong tiếng Anh - Cách dùng 9 loại từ loại trong tiếng Anh

Loại từ

Cách viết tắt

Định nghĩa

Ví dụ

Danh từ

Noun (n)

Có hai loại danh từ: danh từ chung và danh từ riêng. Danh từ chung là các từ dùng để chỉ người, vật, hoặc khái niệm cụ thể, trong khi danh từ riêng là tên riêng của cá nhân, địa điểm, hoặc tổ chức. Danh từ riêng cần được viết hoa. 

bàn (table), trường học (school), Sarah, New York, mùa hè (summer)

Động từ

Verb (v)

Có hai loại động từ: động từ hành động và động từ tri giác. Động từ hành động là những từ mô tả các hành động cụ thể, trong khi động từ tri giác liên quan đến các trạng thái, suy nghĩ, cảm xúc và cách nhìn nhận thông qua các giác quan của con người.

chạy (run), ăn (eat), nói (speak), đọc (read), viết (write)

Tính từ

Adjective (adj)

Tính từ là một loại từ được sử dụng để mô tả hoặc chỉ ra tính chất, đặc điểm hoặc trạng thái của một danh từ hoặc đại từ. Chúng thường được sử dụng để mô tả màu sắc, kích thước, hình dạng, tình trạng, tính chất, cảm xúc và các thuộc tính khác của các đối tượng được nhắc tới. 

xinh đẹp (beautiful), lớn (big), thông minh (intelligent), hạnh phúc (happy), thông thái (wise)

Trạng từ

Adverb (adv)

Trạng từ là một loại từ được sử dụng để bổ sung thông tin về cách thức, mức độ, thời gian hoặc tần suất của một hành động hay một sự việc, tính chất. 

rất (very), nhanh chóng (quickly), thường xuyên (often), hoàn toàn (completely), không (not)

Đại từ

Pronoun (pron, pn)

Đại từ được sử dụng để thay thế cho danh từ trong câu. Chúng thường có mục đích để tránh lặp lại danh từ và giúp làm cho câu trở nên ngắn gọn hơn. Đại từ có thể thay thế cho các danh từ như người, vật, địa điểm, ý kiến, cảm xúc, và các đối tượng khác.

tôi (i), bạn (you), anh ấy (he), cô ấy (she), chúng tôi (we), họ (they), đó (that)

Giới từ

Preposition (prep)

Giới từ là một loại từ được sử dụng để chỉ mối quan hệ về không gian, thời gian hay quan hệ giữa các từ trong câu. Chúng thường đi kèm với danh từ hoặc đại từ để chỉ vị trí, hướng, thời gian hoặc các mối quan hệ giữa từ trong một câu. 

on (trên), in (trong), under (dưới), beside (bên cạnh), between (giữa)

Liên từ

Conjunction (conj)

Liên từ là một loại từ được sử dụng để kết nối hoặc liên kết các câu, các cụm từ hay các từ trong cùng một câu. Chúng giúp tạo ra mối liên kết giữa các ý, phần hoặc câu trong ngữ cảnh.

and (và), but (nhưng), or (hoặc), so (vì vậy), because (bởi vì)

Mạo từ

Article 

Mạo từ là loại từ được sử dụng để xác định hoặc mô tả danh từ. Chúng thường đi trước danh từ để chỉ ra tính cụ thể hoặc không cụ thể của đối tượng được đề cập. Có hai loại mạo từ: xác định và không xác định.

Mạo từ không xác định: a, an

Mạo từ xác định: the

9. Participles: Phân từ

Phân từ là dạng của động từ được tạo thành bằng 2 cách sau:

Đối với dạng hiện tại phân từ, ta có thể sử dụng chúng như động từ trong các thì tiếp diễn hoặc tính từ chỉ tính chất của một sự vật/ sự việc. 

Ví dụ:

  • The running water sounds soothing

→ Tiếng nước chảy nghe có vẻ dễ chịu.

  • The shining stars illuminated the night sky.

→ Những vì sao lấp lánh tỏa sáng bầu trời đêm.

  • The children are playing in the park.

→ Các em bé đang chơi trong công viên.

Đối với dạng quá khứ phân từ, ta có thể sử dụng chúng như động từ trong các thì quá khứ, ở thể bị động hoặc tính từ chỉ trạng thái, cảm xúc của một sự vật/ sự việc. 

Ví dụ:

  • The window was replaced yesterday.

→ Cửa sổ đã được thay mới vào hôm qua.

  • The lost keys were found under the sofa.

→ Các chùm chìa khóa bị mất đã được tìm thấy dưới gầm sofa.

  • The surprised look on her face told us everything.

→ Vẻ mặt ngạc nhiên trên khuôn mặt của cô ấy đã nói lên mọi thứ.

10. Clause: Mệnh đề

Trong tiếng Anh, bạn sẽ thấy có hai loại mệnh đề:

  • Mệnh đề độc lập (Independent clause): đây là mệnh đề có thể tồn tại như một câu độc lập hoặc kết hợp với các mệnh đề khác để tạo thành câu hoàn chỉnh.

I am a teacher. (Tôi là giáo viên.)

  • Mệnh đề phụ thuộc (Dependent clause): đây là mệnh đề mặc dù vẫn có đủ chủ ngữ và động từ nhưng chúng không đủ điều kiện để tồn tại một mình như một câu hoàn chỉnh. Do đó, một mệnh đề phụ thuộc cần kết hợp với một mệnh đề độc lập để tạo thành một câu hoàn chỉnh.

Xem thêm: Mệnh đề (Clause) - Cách sử dụng mệnh đề trong tiếng Anh

Có một số loại mệnh đề phụ thuộc sau:

Mệnh đề danh từ: đóng vai trò là chủ ngữ, tân ngữ hoặc bổ nghĩa cho động từ trong câu.

The fact that she passed the driving test surprised everyone.

→ Việc cô ấy đã vượt qua kỳ thi lái xe đã làm cho mọi người bất ngờ.

Mệnh đề tính từ: đóng vai trò bổ nghĩa cho danh từ/ đại từ và được đặt ngay phía sau danh từ/ đại từ đó.

The house that was built last year is now for sale.

→ Ngôi nhà được xây vào năm ngoái hiện đang được bán.

Mệnh đề trạng ngữ: đóng vai trò bổ nghĩa về mặt nguyên nhân, kết quả, địa điểm, thời gian và cách thức

After the rain stopped, we went outside to enjoy the fresh air.

→ Sau khi mưa ngừng rơi, chúng tôi đi ra ngoài để hít thở không khí trong lành.

Mệnh đề điều kiện: đóng vai trò giả định cho một sự việc sẽ không xảy ra

If I were you, I'd take a break and relax for a while.

→ Nếu tôi là bạn, tôi sẽ nghỉ ngơi và thư giãn một lúc. 

III. Cách học ngữ pháp TOEIC tại nhà hiệu quả và nhớ lâu

Học ngữ pháp TOEIC tại nhà hiệu quả và nhớ lâu đòi hỏi một phương pháp học tập có hệ thống và kiên nhẫn. Bạn nên:

1. Lập kế hoạch học tập

  • Phân chia thời gian hợp lý: Xác định thời gian hàng ngày hoặc hàng tuần để học ngữ pháp. Đừng cố gắng học quá nhiều trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Lập danh sách các chủ điểm ngữ pháp: Liệt kê các chủ điểm ngữ pháp quan trọng cần học và chia nhỏ chúng ra để học dần.

2. Làm bài tập và đề thi mẫu thật nhiều

Làm bài tập thực hành: Sau khi học lý thuyết, làm bài tập thực hành để củng cố kiến thức.

3. Ghi chú và làm flashcards

  • Ghi chú các quy tắc ngữ pháp: Viết lại các quy tắc ngữ pháp và ví dụ vào sổ ghi chép để dễ dàng ôn lại.
  • Sử dụng flashcards: Tạo flashcards với các quy tắc ngữ pháp và ví dụ để ôn tập thường xuyên. Bạn có thể tham khảo các công cụ flashcards, highlight và take note của STUDY4.

4. Đăng ký các khóa học trực tuyến

Việc thiếu lộ trình học rõ ràng là một sai lầm phổ biến mà người học TOEIC thường mắc phải khi tự học tại nhà. Một lộ trình học cụ thể và rõ ràng giúp người học biết được những gì cần làm để đạt được mục tiêu của mình. Thiếu lộ trình học rõ ràng có thể dẫn đến sự lạc hướng, lãng phí thời gian và cảm giác mất định hướng trong quá trình học tập.

Để giúp bạn học hiệu quả, thầy cô giáo tại STUDY4 đã biên soạn lộ trình học TOEIC chi tiết hàng ngày giúp thí sinh dễ dàng áp dụng.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tạo ra lịch học hiệu quả, hãy tham khảo LỘ TRÌNH MỤC TIÊU TỐI THIỂU 450 ĐẾN 650+ TOEIC CỦA STUDY4.

Khóa học Complete TOEIC sẽ giúp bạn nắm được đầy đủ Chiến lược làm bài - Từ vựng - Ngữ pháp và luyện nghe theo phương pháp Dictation.

Khi kết thúc khóa học, bạn sẽ được:

1️⃣ Có nền tảng ngữ pháp vững chắc và xây dựng vốn từ vựng 99% sẽ xuất hiện trong bài thi TOEIC;

2️⃣ Cải thiện kỹ năng nghe, khắc phục các vấn đề khi nghe như miss thông tin, âm nối, tốc độ nói nhanh;

3️⃣ Nắm vững cách làm tất cả các dạng câu hỏi trong bài thi TOEIC Listening và Reading.

CÓ GÌ TẠI KHÓA HỌC CỦA STUDY4?

📖Học từ vựng TOEIC: Khóa học cung cấp 1200 từ vựng 99% sẽ xuất hiện trong bài thi TOEIC. Mỗi flashcard gồm ảnh, nghĩa tiếng Việt - tiếng Anh, phát âm, phiên âm và ví dụ. Bạn có thể luyện tập thêm các list từ với đa dạng các bài tập mini-games.


📝Nắm chắc ngữ pháp TOEIC: Khóa học cung cấp 17 chủ đề ngữ pháp quan trọng kèm theo bài tập trắc nghiệm có giải thích chi tiết để bạn thực hành.


🧠Chiến lược và phương pháp làm bài: Khóa học cung cấp video bài giảng hướng dẫn chi tiết cách làm từng dạng câu hỏi trong TOEIC Reading và Listening kèm theo hơn 1000 câu hỏi trắc nghiệm có giải thích chi tiết.


🎧Thực hành nghe chép chính tả TOEIC: Bạn có thể luyện tập nghe điền từ hoặc chép lại cả câu. Để đạt hiệu quả tốt nhất, mỗi ngày bạn nên luyện tập ít nhất 20 phút với phương pháp này. Tốc độ nghe có thể được điều chỉnh nhanh hay chậm tùy theo khả năng của bạn.

Lời kết

Trên đây STUDY4 cung cấp cho bạn các chủ điểm ngữ pháp TOEIC phải biết để đạt điểm cao trong kỳ thi này rồi đó!

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào, hãy bình luận bên dưới để STUDY4 giải đáp cho bạn nhé!